CHƯƠNG II HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG NGẠN
2.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ QUẢNG NGẠN
2.3.3. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
Kết quả là chỉ tiêu nói lên giá trị được tạo ra của quá trình hoạt động sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Để đánh giá lợi ích mang lại cho quá trình hoạt động sản xuất đó là bao nhiêu thì căn cứ vào chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu này là cơ sở cho việc lựa chọn phương án sản xuất tối ưu. Nó phản ánh được lượng kết quả hữu ích cuối cùng đạt được và phần hao phí vật chất, lao động bỏ ra trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta xem xét bảng sau.
Qua bảng số liệu (bảng 11) điều tra cho thấy giá trị các chỉ tiêu của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Trước hết, là chỉ tiêu năng suất. Nhóm hộ có năng suất lúa cao nhất là nhóm hộ trung bình, đạt 271,00 Kg/sào, tiếp đến là nhóm hộ khá giàu, đạt 256,50 Kg/sào, và thấp nhất là nhóm hộ nghèođói,đạt 239,00 Kg/sào.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 11.Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra (Tính BQ/sào/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ khá giàu Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ nghèo Bình quân chung
ĐX HT BQC ĐX HT BQC ĐX HT BQC ĐX HT BQC
NS Kg/sào 271 242 256,50 279 263 271 253 225 239 256 234 245
GO 1000đ 636 551 594 676 668 673 511 486 514 581 526 554
IC 1000đ 298 312 305 279 288 284 296 297 297 294 299 297
VA 1000đ 338 239 289 399 380 389 245 189 217 287 227 257
GO/IC Lần 2,13 1,77 1,95 2,43 2,32 2,37 1,83 1,64 1,73 1,98 1,56 1,77 VA/IC Lần 1,08 0,78 0,93 1,37 1,26 1,31 0,78 0,56 0,67 0,93 0,71 0,82 VA/LĐGĐ Lần 1,48 1,04 1,26 1,71 1,63 1,67 1,00 0,78 0,89 1,20 0,96 1,08 (Nguồn: số liệu điều tra 2010)
Đại học Kinh tế Huế
Nguyên nhân khách quan dẫn đến năng suất của các hộ nghèo thấp hơn hộ giàu và hộ trung bình là do các hộ này gặp thiên tai hạn hán mất mùa (theo thông tin từ các nông hộ). Nguyên nhân chủ quan là do các hộ này còn thiếu thông tin, kỹ thuật, thiếu vốn. Một số bà con cho biết: Mặc dù lượng chi phí chúng tôi bỏ ra tương đương với chi phí của các hộ khá giàu và trung bình, nhưng do phải vay mượn để mua phân, thuốc… Điều này đã làm cho việc chậm trễ trong chăm sóc bón phân, phun thuốc…
Kết quả là năng suất lúa của chúng tôi không cao. Một cách tổng quát hơn, năng suất lúa bình quân chung/hộ đạt 245,00 Kg/sào. Nguyên nhân là do năng suất lúa của các hộ nghèo thấp đã làm cho năng suất bình quân chung giảm đáng kể. Ngoài ra, theo lời kể của bà con là, vụ HT là vụ sản xuất trên đất xấu hơn vụ ĐX, do kế tiếp vụ ĐX mà các chất dinh dưỡng trong đất đã cung cấp cho cây lúa, lại phải làm đất vội nên chưa ngấm đất lâu, dinh dưỡng trong đất chưa kịp thời được bổ sung, cải tạo. Điều này làm cho năng suất vụ HT giảm mạnh so với vụ ĐX. Dẫn đến năng suất bình quân chung giảm. Mặc dù, có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất lúa giảm đáng kể, song năng suất bình quân đạt 245,00 Kg/sào là một kết quả khả quan, kết quả của quá trình phấn đấu siêng năng, cần cù của các hộ.
Chính vì sự chênh lệch năng suất của các nhóm hộ rõ rệt, kéo theo những thay đổi của GO cũng tương tự. Cụ thể là giá trị sản xuất bình quân của nhóm hộtrung bình cao nhất, đạt 673,00 nghìn đồng/sào, kế tiếp là nhóm hộ khá giàu, con số này đạt 594,00 nghìnđồng/sào, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo, chỉ đạt 514,00 nghìnđồng/sào.
Như vậy, GO của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhóm hộ có GO cao nhất là 159,00 nghìn đồng/sào. Điều này ngoài nguyên nhân về năng suất thấp còn do nguyên nhân về giá.
Tức là các hộ nghèo thường bán lúa khi vừa thu hoạch xong, để trả nợ, mà những lúc này giá lúa rất thấp, hơn nữa lại bị thương lái ép giá. Do đó mà các hộ này vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm. Chỉ tiêu này xem xét bình quân chung/hộ, đạt 554,00 nghìnđồng/sào. Nguyên nhân là do GO của nhóm hộ nghèo thấp đã làm cho GO bình quân chung giảmrất đáng kể. Đây là tồn tại, khó khăn của nông dân cũng như của địa phương. Do đó vấn đề đặt ra trước mắt là phải hổ trợ vốn cho các nhóm hộ sản xuất nghèo,đặc biệt là hổ trợ sau khi bị mất mùa để các nông hộ có điều kiện tái sản xuất.
Đại học Kinh tế Huế
Về mặt chi phí trung gian (IC) của các nhóm hộ có sự biến động không đáng kể. IC của các nhóm hộ khá giàu, trung bình và nghèo lần lượt là 305,00 nghìn đồng/sào, 284,00 nghìn đồng/sào và 297,00 nghìn đồng/sào. IC bình quân chung/hộ là 297,00 nghìnđồng/sào.
Từ những sự thay đổi của GO và IC, VA có những sự biến động kéo theo là điều tất yếu xẩy ra. Kết quả này thể hiện sự thay đổi ở các nhóm hộ rất rõ nét. Giá trị tăng thêm của nhóm hộ trung bình cao nhất, đạt 389,00 nghìn đồng/sào, kế tiếp là nhóm hộ khá giàu, đạt 289,00 nghìn đồng/sào và nhóm hộ nghèo thấp nhất, chỉ đạt 217,00 nghìn đồng/sào. Như vậy, giá trị tăng thêm của nhóm hộ nghèo thấp hơn 172,00 nghìnđồng/sào so với nhóm hộtrung bình là nhóm hộ có VA cao nhất. VA của các nhóm hộ có sự chênh lệch lớn, do IC không đáng kể mà chủ yếu là do giá trị sản xuất GO. Một cách tổng quát, chỉ tiêu giá trị tăng thêm bình quân chung/hộ đạt257,00 nghìnđồng/sào.Điềunày chủ yếu là do các hộ nghèo có VA quá thấp so với nhóm hộ khá giàu và trung bình. Để giải quyết điều này ngoài các giải pháp trên, cần phải quan tâm làm thế nào để giảm chi phí trung gian trong khi giá lúa thấp mà giá cả vật tưngày càng tăng cao, vàđây cũng chính là nguyện vọng lớn lao của bà con.
Các chỉ tiêu kết quả chỉ cho biết giá trị còn lại là bao nhiêu sau khi trừ đi chi phí trung gian, chứ chưa nói được một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ, một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị tăng thêm trong kỳ, cũng nhưmột đồng chi phí về lao động gia đình thì sẽ tạo ra được bao nhiêu giá trị tăng thêm trong kỳ.Tuy nhiên, chúng là căn cứ để xác định các chỉ tiêu hiệu quả.
Trước hết là chỉ tiêu GO/IC. So sánh chỉ tiêu này giữa các nhóm hộ thì nhóm hộ trung bình đạt được con số cao nhất là 2,37 lần, tức là một đồngchi phí trung gian bỏ ra thì tạo ra được 2,37 đồng giá trị sản xuất trong kỳ, kế tiếp là nhóm hộ khá giàu đạt 1,95 lần, tức là một đồng chi phí bỏ ra thì tạo được 1,95 đồng giá trị sản xuất trong kỳ.
Trong khiđó nhóm hộ nghèođạt một đồng chi phí bỏ ra chỉ tạo được 1,73đồng giá trị sản xuất. Như vậy, chỉ tiêu này giảm 0,22 lần so với nhóm hộ khá giàu, tức giảm0,22 giá trị sản xuất trên một đồng chi phí bỏ ra. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất của nhóm hộ nghèo thấp hơn so với nhóm hộ khá giàu. Chính vì hiệu quả sản xuất của
Đại học Kinh tế Huế
nhóm hộ nghèo và khá giàu thấp nên đã làm cho GO/IC bình quân chung trên hộ giảm đáng kể, tức chỉ thu được 1,77 đồng giá trị sản xuất trên một đồng chi phí bỏ ra.
Chỉ tiêu thứ hai cần xem xét đó là VA/IC. Nếu xét bình quân vụ cho từng nhóm hộ thì nhóm hộtrung bìnhđạt chỉ tiêu này cao nhất là 1,31 lần, tức là một đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo ra được 1,31 đồng giá trị tăng thêm, kế tiếp là nhóm hộkhá giàu, một đồng chi phí bỏ ra thì thu được giá trị tăng thêm là 0,93 đồng, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo chỉ thu được 0,67 đồng giá trị tăng thêm trên một đồng chi phí bỏ ra.
Như vậy so với nhóm hộ trung bình thì nhóm hộ nghèo có giá trị tăng thêm thấp hơn 0,64đồng trên một đồng chi phí bỏ ra. Qua đó, cho ta thấy hiệu quả sản xuất của nhóm hộtrung bình là cao nhất và của nhóm hộ nghèo là thấp nhất.
Bên cạnh chi phí trung gian (IC), chi phí về lao động gia đình chiếm tỷ trọngrất lớn khoảng 43,5% trong tổng chi phí sản xuất. Do đó ta có chỉ tiêu cần đánh giá là VA/laođộng gia đình (LĐGĐ). Xét bình quân vụ của từng nhóm hộ thì con số này của nhóm hộtrung bình cao nhất đạt 1,67 lần, tức là một đồng chi phí về lao động gia đình bỏ ra thì tạo ra được 1,67 đồng giá trị tăng thêm trong kỳ. Trong khi đó, con số này thấp nhất làở nhóm hộ nghèo chỉ đạt giá trị tăng thêm là 0,89 đồng trên một đồng chi phí về lao động gia đình bỏ ra trong kỳ. Nguyên nhân chính là do VA của nhóm hộ trung bình cao hơn nhóm hộ nghèo. Như vậy, hiệu quả sản xuất của nhóm hộ trung bình cao hơn nhóm hộ nghèo.
Qua quá trình phân tích cho thấy trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, người nông dân chủ yếu lấy công làm lãi. Chi phí trung gian mà các nhóm hộ sử dụng là tương đương nhau, song lại có kết quả và hiệu quả hoàn toàn khác nhau. Điều này đặt ra một vấn đề cần giải quyết là phải tuyên truyền thông tin, tập huấn kỹ thuật để giúp bà con biết bón phân, phun thuốc với số lượng bao nhiêu và khi nào cho hợp lý, chứ không phải làm theo kiểu ước chừng theo thói quen nhưhiện nay.
Hai là phải tạo điều kiện cho nhóm hộ nghèo vay vốn với mức lãi suất nhẹ để đầu tư kịp thời cho mùa vụ. Làm được hai điều này thì mới có thể nâng cao năng suất của nhóm hộ nghèo lên kịp với hai nhóm hộ kia, cũng như để nâng cao năng suất bình quân chung trên hộ và toàn cả địa phương.Để cải thiện đời sống cho bà conđặc biệt là những hộ nghèo.
Đại học Kinh tế Huế