CHƯƠNG II HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG NGẠN
2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG NGẠN
Lúa là cây lương thực có thời gian từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch trong vòng 4-5 tháng. Trong quá trình sản xuất, chúng ta cần nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây lúa chịu tác động của rất nhiều yếu tố như đất đai, thời tiết… thuộc về tự nhiên và sự can thiệp của con người như mức đầu tư thâm canh. Để xác định rõ mức ảnh hưởng này, tôi tiến hành nghiên cứu một số nhân tố cơ bản sau:
2.4.1 Ảnh hưởng quy mô ruộng đất
Bảng 12: Ảnh hưởng của quy mô đất trồng lúa đến VA của các hộ điều tra (Tính BQ/hộ)
Tổ DT
(Sào)
Sô hộ ( hộ)
Cơ cấu (%)
DT (Sào)
VA/sào (1000đ)
VA/IC (Lần)
I < 5 5 16,66 2,10 80,11 0,89
II 5 - 10 17 56,66 5,45 290,44 3,17
III > = 10 8 28,68 10,77 78,44 0,85
BQC 30 42,53 18,32 141,70 1,55
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Số liệu bảng trên đã phản ánh thực trạng sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu.
Những hộ có diện tích thuộc nhóm II chiếm tỷ lệ cao nhất 56,66% trong tổng số hộ và VA bình quân đạt 290,44 nghìn đồng /sào. Có được kết quả này là nhờ vào trình độ thâm canh tốt, quỹ đất của các hộ này vừa đủ để họ chú trọng đầu tư năng suất, VA bình quân cao nhất trong ba tổ. Nhóm thứ III có diện tích gieo trồng lớn nhất nhưng chưa chú trọng vào đầu tư nên VA bình quân chỉ đạt 78,44 nghìn đồng/sào, VA/IC=0,85 lần. Nghĩa là cứ một đồng cho phí bỏ ra của các hộ có diện tích sản xuất lớn (>= 8 sào) chỉ thu được 78,44 đồng.
Như vậy, qua sự phân tích cho thấy các hộ có diện trồng lúa đạt mức bình quân 5,45 sào/hộ có kết quả sản xuất cao nhất, còn những hộ khác do có ít đất phục vụ cho gieo trồng hoặc là có quỹ đất lớn nhưng chưa chú trong đầu tư nên kết quả đem lại chỉ
Đại học Kinh tế Huế
Vấn đề đặt ra là quỹ đất sản xuất bị giới hạn, làm thế nào để nâng cao hiệu quả trong trồng trọt, yêu cầu cấp thiết đặt ra là tập trung đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất.
2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian
Như đã trình bàyở bảng cơ cấu chi phí, IC chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Ở mức bình quân chung, khoản mục chi phí này là 529,82 nghìn đồng/sao, tất nhiên con số này có sự chênh lệch giữa hai vụ Đông - Xuân và Hè - Thu, cho nên VA bình quân thu được giữa hai vụ là khác nhau. Để thấy rõ bản chất của vấn đề ta đi sâu vào nghiên cứu bảng số liệu sau:
Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô IC đến VA của các hộ điều tra
(Tính BQ/sào) Tổ Chi phí trung
gian IC (1000đ)
Số lượng (hộ)
Cơ cấu (%)
IC (1000đ)
VA (1000đ)
VA/IC (Lần)
I <500 8 25 415,61 811,16 1,95
II 500 - 750 14 50 649,65 654,14 1,01
III >=750 8 25 850,06 851,17 1,00
BQC 30 36,67 634,07 748,55 1,26
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy những hộ có mức đầu tư IC bình quân từ 500-700 nghìnđồng/sào chiếm tỷ lệ cao nhất là 50% số hộ có mức đầu tư dưới mức 500 nghìn đồng/sào chiếm tỷ lệ là 25% bằng tỷ lệ của các hộ có mức đầu tư lớn hơn 750 nghìn đồng/sào, và mức IC bình quân là 425,61 nghìnđồng/sào tương ứng với VA bình quân chỉ đạt là 811,16 nghìn đồng/sào. Ngược lại trong tổ III, quy mô đầu tư IC bình quân đạt 850,06 nghìnđồng /sào và VA bình quân tương ứng là 851,17 nghìnđồng/sào. Con số này chứng tỏ kết quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra ở xã Quảng Ngạn tỷ lệ thuận với quy mô IC trên cùng một đơn vị diện tích. Có nghĩa là ở một chừng nào đó nếu tăng đầu tư IC sẽ làm tăng VA, VA/IC. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá điều này sẽ làm cho hiệu quả sản xuất lúa VA/IC giảm xuống. Cụ thể là các hộ ở III đã đầu tư IC bình quân chung là 850,06 nghìn đồng/sào, cao nhất trong ba tổ thì đem lại VA bình quân là 851,17 nghìnđồng/sào cũng cao nhưng VA/IC chỉ bằng 1 lần nghĩa là cứ bỏ ra một đồng để mua phân bón, giống… thì họ chỉ thu được 1 đồng giá trị gia tăng. Những
Đại học Kinh tế Huế
hộ thuộc tổ III tuy mức đầu tư là cao nhất nhưng không chú trọng đến khâu chọn giống, làm đất, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thuốc thực vật chưa hợp lý nên hiệu quả mang lại chưa cao. Trong sản xuất lúa, nếu chỉ dựa vào sức sản xuất của đất nhưng đầu tư phân bón, công sức… không đến nơi đến chốn thì kết quả không những không cao mà còn làm cho đất đai ngày càng hoang hóa, mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sản xuất lúa trong tương lai.
Yêu cầu đặt ra là phải đầu tư, sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý, chọn các loại giống có phẩm chất tốt để gieo trồng. Có như vậy thì năng suất lúa mới được nâng cao nhưng đồng thời đất đai lại được cải tạo tốt, góp phần cải tạo môi trường sinh thái, xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
2.4.3. Ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ
Mùa vụ là một nhân tố khách quan, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Nhân tố mùa vụ là nhân tố rất khó lượng hóa. Trong quá trình phân tích tôi xem xét sự ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa thông qua sự so sánh của các chỉ tiêu năng suất bình quân trên sào , GO bình quân sào, IC bình quân sào,VA bình quân sào và GO/IC, VA/IC nhằm đánh giá một cách tổng quát ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ.Thể hiện qua bảng:
Bảng 14 : Ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ tới hiệu quả sản xuất lúa
Chỉ tiêu
Năng suất (Tạ/sào)
IC/sào (1000đ)
GO/sào (1000đ)
VA/sào (1000đ)
GO/IC (Lần)
VA/IC (Lần)
Đông Xuân 2,56 294,00 581,00 287,00 1,98 0,93
Hè Thu 2,34 299,00 526,00 227,00 1,56 0,71
BQC 2,45 297,00 554,00 257,00 1,77 0,82
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Vụ Đông Xuân (vụ 1) với điều kiện khí hậu thuận lợi nhất là lượng mưa nhiều đảm bảo đủ nước cho cây lúa phát triển, đã làm cho năng suất lúa đạt 2,56 tạ/sào. Ở vụ Hè Thu (vụ 2) năng suất lúa chỉ đạt 2,34 tạ/ha do nắng nóng thiếu nước tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, nhất là bệnh đạo ôn, kéo năng suất lúa bình quân cả năm xuống còn 2,45 tạ/ha. Mặc dù giá lúa bình quân 650,5 nghìnđồng/tạ thấp hơn giá vụ 2
Đại học Kinh tế Huế
GO và VA bình quân vụ 1 đều cao hơn vụ 2. Trong khi IC bình quân sào thấp hơn, dẫn tới các chỉ số GO/IC và VA/IC vụ 1 đều cao hơn so với vụ 2.
Chi phí sản xuất vụ 2 cao là do các hộ phải tính chi phí cho thủy lợi, thuốc BVTV và lượng phân bón bổ sung cho lượng phân hao phí do bị bốc hơi và thẩm thấu xuống tầng đất sâu.
Tính mùa vụ còn tạo ra sự căng thẳng đối với các yếu tố đầu và sản xuất như: lao động, máy móc, phân bón và các yếu tố khác. Chính vì điêù này đã khiến giá vật tư nông nghiệp cũng như công lao động thuê làm tăng chi phí không chỉ vụ 2 mà còn vụ 1.
Để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất lúa, thì dự trữ các yếu tố trong sản xuất rất có ý nghĩa với điều kiện kinh tế nông hộ, dự trữ yếu tố sản xuất như: phân bón, thuốc BVTV là rất khó khăn. Vì vậy vài trò của HTX là chuẩn bị lượng vật tư đầy đủ đáp ứng kịp thời cho ngườidân.
Đại học Kinh tế Huế
2.5.Tình hình tiêu thụ lúa ở xã Quảng Ngạn
2.5.1. Tình hình cơ bản về tiêu thụ lúa của các hộ điều tra
Bảng 15: Tình hình cơ bản về tiêu thị lúa của các hộ điều
Các chỉ tiêu Cơ cấu
(%)
1.Hình thức tiêu thụ 100
Tiêu dùng cho gia đình 80
Biếu tặng bạn bè 0
Hàng đổi hàng 0
Nộp để bù lại các yếu tố đầu vào đã mua trước 0
Bán ra thị trường 20
2.Địa điểm bán 100
Bán tại ruộng 0
Bán tại nhà 100
Bán tại đại lý, người thu gom 0
Bán tại chợ 0
Bán nơi khác… 0
3. Đối tượng thu mua 100
Thu gom nhỏ địa phương 100
Thu gom lớn của vùng/ tỉnh 0
Công ty chế biến 0
Bán cho người khác… 0
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2010) Qua điều tra cho thấy các hộ sản xuất lúa đều bán lúa cho những người thu gom nhỏ ở địa phương, thứ nhất là vì quen biết, thứ haicần có nguồn vốn trong tay sớm để đầu tư vào vụ sau hay chi trả cho cuộc sống. trong khi đó tâm lý của người sản xuất
Đại học Kinh tế Huế
Việc thanh toán giữa người mua gom và hộ sản xuất được thực hiên chủ yếu theo hình thứctrả tiền ngay khi bán lúa.
2.5.2. Chuỗi cung sản phẩm lúa của các hộ điều tra
Sơ đồ 2: Chuỗi cung sản phẩm lúa của các hộ điều tra
Sản phẩm lúa của các hộ điều tra sau khi được được thu hoach, 80% sản phẩm lúa được nông hộ cất trữ lại để tiêu dùng, 20% sản phẩm lúa còn lại được bà con bán đi để trang trải các chi phí đầu vào như: phân bón, lao động thuê ngoài, giống và các chi phí khác. Lúa được bán cho những người thu gom nhỏ tại địa phương và những tư thương, thương lái này sẽ trực tiếp đến nhà của các hộ nông dân để mua lúa. Giá cả
Phân bón (Mua ngoài)
Lao động (Tự có và mua
ngoài)
Giống ( Mua ngoài) Nông hộ
Người tiêu dùng tại địa phương
Địa phương khác
Thương lái
Tỷ lệ: 20%
Giá bán: 6500đ/kg Tỷ lệ: 50%
Giá bán: 7000đ/kg Tỷ lệ: 50%
Giá bán: 6800đ/kg
Đại học Kinh tế Huế
sản phẩm lúa được bán với sự thỏa thuận của nông hộ và thương lái, thường thì lấy giá lúa trên thị trường tại thời điểm bán, hiện nay giá lúa bình quân tại địa bàn khoảng 6500 đồng/kg (tùy thuộc vào mùa vụ).
Sau khi thương lái đã mua được sản phẩm lúa từ bà con nông dân, một phần họ sẽ bán lại cho các hộ tiêu dùng khác ở trong xã với giá bán khoảng 6800 đ/kg (thường là các hộ khá giàu, các hộ co điều kiện kinh tế không tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là ngành nghề khác). Một phần các thương lái sẽ đem đi đến các địa phương khác để tiêu thụ sản phẩm với giá bán khoảng 7000 đ/kg.
Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG III