3.1. Định hướng sản xuất lúa trong thời gian tới
Khi xét về lợi thế so sánh trong các lĩnh vực sản xuất, Quảng Ngạn không phải là địa bàn có ưu thế trong sản xuất lúa , lợi thế của địa bàn là nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản , nhưng hiện tại không thể chuyển toàn bộ các hộ trồng trọt chăn nuôi sang nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản hoặc làm dịch vụ. Do vậy nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cũng như đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an ninh lương thực trong thời gian tới tại đại bàn xã Quảng Ngạn cần đảm bảo các mục tiêu:
- Đảm bảo chủ động thủy lợi trong cả hai vụ cũng như chuẩn bị đầy đủ máy bơm nước và hệ thống kênh mương nọi đồng phục vụ tưới tiêu.
- Dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương để đưa các giống lúa phù hợp. Ví dụ đưa giống lúa chịu hạn cho vụ Hè Thu, giống lúa chịu mặn ở vùng ven đầm phá, các giống lúa ngắn ngày để thu hoạch trước mùa mưa.
- Tập huấn kỷ thuật cho bà con, tìm các mô hình sản xuất phù hợp và thân thiện với môi trường. Đồng thời cải tạo những hậu quả của việc khai thác quá mức tiềm năng đất đai.
- Chuyển diện tích trồng lúa của vụ trái sang trồng một số loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn như: khoai, rau, đậu, ớt. Nhưng phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường.
3.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất lúa ở xã Quảng Ngạn
Xuất phát từviệc nghiên cứu và định hướng phát triển sản xuấtlúa, tôi mạnh dạn đưa một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quảsản xuất lúa tại địa phương như sau:
3.2.1 Giải pháp về vốn đầu tư sản xuất
Vốn là yếu tố không thể thiếu để phát triển sản xuất. Nhu cầu về vốn đầu tư là nỗi bức xúc của nhiều hộ nông dân, đặc biệt là những hộ khó khăn trong sản xuất. Do cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức còn hạn chế, bên cạnh đó do tâm lý sợ rủi ro không trả được nợ nên các nông hộ chưa mạnh dạn vay vốn đầu tưvào sản xuất.
Đặc biệt nhiều hộ dân phản ánh rằng: Cho đến bây giờ các cấp lãnh đạo vẫn chưa có
Đại học Kinh tế Huế
khoảng vốn ưuđãi nào từ UBND Xã, từ HTX cho chúng tôi vay để phục vụ trực tiếp vào sản xuất lúa. Vì vậy trong thời gian tới Nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở địa phương cần tích cực tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được với các nguồn vốn từ trực tiếp ở địa phương và từ thông qua các dự án tín dụng và tín chấp của các đoàn thể.
3.2.2.Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, công tác này đãđược chú trọng và ngày càng cảithiện song còn vài việc cần phải tiến hành thường xuyên:
- Tăng cường hơn nữa nạo vét kênh mương, nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tưới tiêu vừa thuận lợi cho vận chuyển lúa trong mùa thu hoạch.
- Nâng cao năng lực tưới tiêu của máy bơm nước, qua thay thế mới các máy quá cũ hay lắp đặt thêm các máybơm mới ở những vị trí xung yếu.
- Gia cố hệ thống đê điều và tiến tới bê tông hóa một cách toàn diện.
3.2.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa
Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ là động lực cho sản xuất lúa trong thời gian tới. Trong thời gian qua sản xuất lúa của xã chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, thị trường tiêu thụkhôngổn định. Hầu hết các đầu mối thu mua là tưthương, người buôn bán nhỏ nên các hộ sản xuất bị ép giá. Đặc biệt là các hộ thuộc nhóm hộ nghèo thường bán lúc vừa thu hoạch xong để thanh toán các khoản nợ vay nên giá lúa lúc mùa màng thu hoạch vốn đã thấp lại bị tư thương ép giá, làm cho cuộc sống của nông dân vốn đã nghèo khổ lại càng khốn khó hơn. Để đảm bảo mở rộng thị trường tiêu thụ cho người nông dân, việc nghiên cứu các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt là hết sức cần thiết. Hơn nữa nếu mở các điểm thu mua như ởHTXđể ổn định giá lúa cho bà con nông dân là rất quan trọng.
3.2.4.Các giải pháp khác
- Chính sách khuyến nông: Sản xuất lúa ở xã Quảng Ngạn cũng như nhiều địa phương khác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống. Để tăng năng suất đồng thời đảm bảo tính bề vững trong sản xuất, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần phải có các chương trình tập huấn kỹ thuật nhằm bổ trợ kiến thức thâm canh cho bà
Đại học Kinh tế Huế
Thực tế hiện nay công tác khuyến nông đãđược tổ chức ở địa phương, song để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp của nhiều ban ngành liên quan.
- Tăng cường đầu tư thâm canh: Do giới hạn về quỹ đất phục vụ sản xuất, yêu cầu cấp thiết đối với nông hộ là tăng cường đầu tư sản xuất thâm canh. Đây là sự lựa chọn tối ưu để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời nó hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
- Cải tiến công nghệ thu hoạch: Thu hoạch là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, bên cạnh đó việc bảo quản chất lượng sau thu hoạch là rất quan trọng. Hai khâu quan trọng này cho đến nay vẫn chưa được quan tâm thấu đáo không chỉ tại địa phương mà toàn cả nước ta. Để giảm bớt mức độ thiệt hại ở khâu thu hoạch cần ưu tiên đầu tư phát triển vào hệ thống giao thông nội đồng, khuyến khích phát triển các phương tiện vận chuyển cơ giới, tất cả để rút ngắn thời gian thu hoạch, tránh được thiệt hại do thiên tai gây ra và chuẩn bị kịp thời cho vụ tiếp theo.
Đại học Kinh tế Huế