Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã vĩnh hiền – huyện vĩnh linh – tỉnh quảng trị (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TẠI XÃ VĨNH HIỀN - HUYỆN VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, là căn cứ để xác định cây trồng và cơ cấu cây trồng hợp lí. Việc sử dụng đất đai một cách hợp lý đem lại hiệu quả cao là một yếu tố đòi hỏi sự quan tâm của người nông dân trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Đất đai được sử dụng, cải tạo tốt sẽ làm tăng giá trị và độ phì nhiêu trong đất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Qua bảng số liệu ta thấy trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 675.99ha trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất chiếm 82.56% tương ứng với 558.08ha, đến năm 2010 thì tăng lên 559.88ha chiếm 82.82% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong nội bộ quỹ đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp tăng lên năm 2008 diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 461.83ha, đến năm 2010 là 468.01ha tăng lên 0.84% , đối với đất lâm nghiệp thì có xu hướng giảm năm 2010 giảm 0.84% so với năm 2008.

Nguyên nhân của xu hướng này là do một bộ phận diện tích rừng không có hiệu quả kinh tế người dân đã chuyển sang trồng cây cao su có hiệu quả hơn. Diện tích đất trồng cây lâu năm của xã Vĩnh Hiền vào năm 2008 là 379.96ha đến năm 2010 tăng 6.08% tương ứng với 27.55ha. Nguyên nhân là do hầu hết diện tích trồng cây lâu năm chủ yếu là cây cao su tăng, người dân đã thấy được hiệu quả rất lớn mang lại từ cây cao su. Vì thế đã làm cho đời sống của người dân ổn ddingj hơn và đã chuyển sang làm giàu từ cây trồng này. Đối

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 6: Quy mô, cơ cấu diện tích các loại đất của xã từ 2008 - 2010

Mục đích sử dụng

2008 2009 2010

Diện tích (Ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (Ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (Ha)

Cơ cấu (%)

Tổng DTĐTN 675.99 100 675.99 100 675.99 100

1. Đất NN 558.08 82.56 560.33 82.89 559.88 82.82

1.1 Đất SXNN 461.83 82.75 464.08 82.82 468.01 83.59 1.1.1 Hàng năm 81.87 17.73 54.92 11.83 54.50 11.65 1.1.2 Lâu năm 379.96 82.27 403.16 88.17 407.51 88.35

- Cao su 379.96 100 403.16 100 407.51 100

- Khác - - -

1.2 Lâm nghiệp 93.69 16.79 93.69 16.72 89.31 15.95

- Rừng SX 36.88 39.36 36.88 39.36 32.50 36.39

- Rừng đặc dụng 56.81 60.64 56.81 60.64 56.81 63.61

1.3 Khác 2.65 0.46 2.56 0.46 2.56 0.46

2. Đất phi NN 70.02 10.36 70.77 10.47 71.5 10.58

- Đất ở 10.93 15.61 11.11 15.7 11.46 16.03

- Chuyên dùng 48.80 69.69 49.83 70.41 49.58 69.34

- Khác 10.29 14.7 9.83 13.89 10.46 14.63

3. Đất chưa SD 47.70 7.08 44.89 6.64 44.61 6.6

Nguồn: Phòngđịa chính xã Vĩnh Hiền

Riêng đối với đất chưa sử dụng thì giảm từ 7.08% năm 2008 xuống chỉ còn 6.6%

năm 2010 tương ứng đã giảm 0.48%, nguyên nhân là do diện tích các loại đất khác tăng lên. Nhóm đất này có thể được xem như một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Đại học Kinh tế Huế

của địa phương. Đây là một điều đáng mừng đối với xã vì nhìn vào số liệu ta thấy xãđã có các biện pháp để khai thác sử dụng đất, đưa đất vào sản xuất nông nghiệp không để lãng phí đất. tuy nhiên vẫn còn một diện tích lớn đất chưa đưa vào sử dụng (44.61ha năm 2010), thường loại đất nàyở xa khu dân cư, chất lượng đất xấu nên người dân ngại canh tác. Nhưng nếu có chính sách hợp lý để khuyến khích thì loại đất này rất thích hợp cho việc trồng cây lâu năm đặc biệt là cao su.

2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động của xã

Theo số liệu thống kê đầu năm 2010, toàn xã Vĩnh Hiền có 536 hộ với 2107 người, bình quân một hộ có khoảng 4 nhân khẩu. Điều này chứng minh là chính sách kế hoạch hóa gia đình của xãđược thực hiện rất tốt nên tỷ lệ sinh con thứ 3 trong xã giảm xuống rất nhanh. Tốc độ phát triển dân số tự nhiên khá ổn định trong nhiều năm qua ở mức 0.7%/năm. Trong xã, 100% là dân tộc Kinh được phân bố thành từng cụm dân cư trên địa bàn 8 thôn.

Bảng 7: Tình hình dân số và lao động của xã năm 2010

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)

1. Tổng số hộ Hộ 536 -

2. Tổng số nhân khẩu Người 2107 -

3. Tổng số lao động Người 1566 100

- Đang có việc làm Người 1253 80

- Thất nghiệp Người 313 20

4. Các chỉ tiêu Bình quân

- Bình quân Khẩu/hộ Khẩu/hộ 3.93 -

- Bình quân LĐ/hộ LĐ/hộ 2.92 -

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2010 xã Vĩnh Hiền

- Tổng số hộ nghèo trong xã còn 42 hộ, chiếm 7.8% số hộ trong xã. So với tiêu chí

Đại học Kinh tế Huế

tầng lớp nhân dân, giảm số hộ nghèo xuống dưới 5% vào năm 2015 và còn khoảng3%

vào năm 2020.

- Năm 2010, toàn xã có 1566 lao động, trong đó lao động có việc làm là 1253 người chiếm khoảng 80% tổng số lao động. Lao động thất nghiệp là 313 người chiếm khoảng 20%. Tuy nhiên số lao đông hiện tại phần lớn chưa qua đào tạo và là lao động nông nghiệp. Nhân dân trong xã cần cù lao động, có chí học hỏi, có khả năng tiếp thu và thực hiện các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đây là nguồn lực có tính tiên quyết để phát triển kinh tế, xã hội của xã trong những năm tới.

2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng

- Mạng lưới giao thông nông thôn

Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn của xãđãđược bê tông hóa đến cuối năm 2009 là 5350m, trong đó đường liên thôn 3070m, đường nội thôn 2280m.

Trong những năm qua, nhất là từ năm 2005 đến nay Lãnh đạo địa phương cũng như các cấp ủy Đảng đã hết sức quan tâm đến việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn, được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong xã và sự giúp đỡ của Nhà nước cũng như các dự án, các đề án của các tổ chức quốc tế, đến nay xã Vĩnh Hiền đã có hệ thống giao thông nông thôn khá hoàn chỉnh.

Đặc biệt hơn, với tầm nhìn của lãnh đạo địa phương đã cho quy hoạch dành quỹ đất cho hệ thống giao thông nông thôn tới từng cụm dân cư và đã giải phóng mặt bằng hầu hết các tuyến đường này. Tuy nhiên do nguồn kinh phí có hạn nên một số tuyến đường chưa được cứng hóa, còn trơn trượt, đi lại khó khăn vào mùa mưa.

- Hệ thống thủy lợi

Trong xã có một công trìnhđầu mối là Đập Rú Lịnh, dạng hồ chứa nhỏ, diện tích chiếm đất khoảng 1,7 ha tại thôn Tân Hòa, giáp xã Vĩnh Hòa,đập chính nằm trên tuyến đường liên thôn. Công trình thủy lợi này để tưới cho đất đai của xã Vĩnh Thành. Đất đai trong địa giới hành chính của xã Vĩnh Hiền hầu như sử dụng nước trời, không có hệ thống tưới lớn. Để khắc phục điều này, trong xã chủ yếu trồng cây lâu năm và những loại cây trồng chịu được hạn. Có khoảng 6 ha trồng lúa nước thì chỉ trồng một vụ.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 8: Hệ thống thủy lợi của Xã

Hạng mục Đơnvị Số lượng Tình trạng Tiêu chí quốc gia So sánh

Đầu mối Cái 1 Tốt Tốt Đạt

Tổng chiều dài kênh

mương Km 4.14

Kênh mương được

cứng hóa Km 2.84 68.60% 85% Chưa đạt

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2010 xã Vĩnh Hiền

Số kênh mương trong bảng trên dẫn nước tưới cho diện tích lúa của xã Vĩnh Hiền canh táctrên đất xã Vĩnh Thành (ngoài địa giới hành chính của Vĩnh Hiền). Không nằm trong quy hoạch phát triển nông thôn trong địa giới xã Vĩnh Hiền.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng khác

+ Hệ thống điện của xã bao gồm đường dây trung áp 10Kv chạy theo hướng Nam –Bắc từ xã Vĩnh Thành dọc theo trục đường liên xã lên thôn Nông Trường, gần đường Cáp Lài. Trong xã có 02 trạm hạ áp 0.4/10Kv công xuất mỗi trạm 100KVA. Hệ thống điện được xây dựng từ những năm 90, hệthống dẫn điện hạ áp 0.4KV trong xãđến nay đã bị xuống cấp. Trong hơn 10 năm qua, nhu cầu sử dụng điện của nhân dân tăng lên đáng kể đến nay công xuất của 02 trạm biến áp không đáp ứng được nhu cầu dùng điện trong xã, vào giờ cao điểm điện áp bị sụt nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng điện.

+ Trạm xá xã: Được đầu tư xây dựng năm 2002. Vị trí thuộc thôn Tân An, gần đường trục xã, tổng diện tích trong khuôn viên 3012m2. Có 2 dẫy Nhà xây cấp 4, có 8 giường bệnh được trang bị khá đầy đủ, cósân rộng, sạch đẹp. Có 1 bác sỹ chuyên khoa, 1 y sỹ (đang học lên cử nhân Điều dưỡng), 2 trung cấp (hộ sinh).

Hiện trạm xá hoạt động tốt, có hiệu quả với các nội dung chính là: Sơ cấp cứu bệnh nhân, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Đại học Kinh tế Huế

đồng.

. +Nhà văn hóa xã:Nhà văn hóa trung tâm xã có diện tích 375 m2, nằm trong khu UBND xã, nhà xây cấp 4, hướng Nam. Bàn ghế, trang bị khá tốt, đây là nơi thường xuyên tổ chức các buổi họp, học tập và phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến cán bộ, nhân dân trong xã. Tuy nhiên các phương tiện trang bị cho nhà văn hóa trung tâm chưa hoàn chỉnh,thiếu phương tiện truyền thông, phòng đọc, Tivi,…

+ Ngoài ra trong xã còn có , một trường Tiểu học và một Trung tâm giáo dục mầm non, các thôn đều có nhà văn hóa là nơi sinh hoạt văn hóa cho người đân trong thôn. Xã cũng có một bưu điện văn hóa xã, có vị trí sát khu UBND xã, thuộc khu trung tâm. Hiện tại bưu điện có một nhân viên hoạt động ít hiệu quả, chưa có nhiều dịch vụ như chuyển phát nhanh, internet, … Một phần do các thông tin đã được số hóa thông qua internet, vô tuyến truyền hình,điện thoại đặc biệt là điện thoại di động rất phát triển nên báo giấy it người quan tâm, thư từ cũng ít hơn.

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã vĩnh hiền – huyện vĩnh linh – tỉnh quảng trị (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)