Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã vĩnh hiền – huyện vĩnh linh – tỉnh quảng trị (Trang 38 - 48)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TẠI XÃ VĨNH HIỀN - HUYỆN VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ

2.3. Tình hình sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

2.3.2. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra

2.3.2.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

Doanh thu, chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh cây cao su, chi phí được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) và thời kỳ kinh doanh (TKKD). Thông thường, theo đúng quy trình kỹ thuật thời kỳ KTCB của vườn cây cao su là 7 năm nhưng thực tế hầu hết cây cao su đến năm thứ 7 vẫn chưa đạt tiêu chuẩn để khai thác nên các hộ gia đình tiến hành cạo mủ vào năm thứ 8. Trong thời kỳ KTCB, các hộ gia đình thường bỏ ra một khoản vốn rất lớn để trồng cao su bao gồm: Chi phí về Giống, Phân bón, Lao động. Từ năm thứ 2 đến năm thứ 7 thì chi phí tương đối ổn địnhchủ yếu là chi phí phân bón và công lao động.Đại học Kinh tế Huế

Bảng 12: Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

ĐVT: 1000đ Năm

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng

1. Chi phí trung gian

(IC) 8440.42 6416.16 6060.49 6060.49 6060.49 6060.49 6060.49 44981.19

- Giống 3556.66 355.67 - - - 3912.33

- Phân bón 3987.90 5767.99 5767.99 5767.99 5767.99 5767.99 5767.99 38595.86 + Hữu cơ 1445.79 2925.73 2925.73 2925.73 2925.73 2925.73 2925.73 19000.16

+ Vô cơ 2542.11 2842.27 2842.27 2842.27 2842.27 2842.27 2842.27 19595.70

- LĐ Thuê 895.86 292.50 292.50 292.50 292.50 292.50 292.50 2740.98

2. LĐ Gia đình 2001.40 1128.64 1128.64 1128.64 1128.64 1128.64 1128.64 8773.22 3. Tổng chi phí

10441.82 7544.8 7189.13 7189.13 7189.13 7189.13 7189.13 53932.27

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Đại học Kinh tế Huế

Chi phí qua các năm KTCB được phản ánh qua bảng 12 cụ thể như sau:

Năm 1: Đây là năm đầu tiên các hộ gia đình tiến hành trồng mới cây cao su, do đó các khoản mục chi phí tương đối cao (chi phí về giống ban đầu, chi phí thuê công khai hoang, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, lượng phân đầu tư cơ bản nhiều). Theo số liệu điều tra, tổng chi phí của năm trồng mới 1 ha cao su là 8.44 triệu đồng, trong đó chi phí phân bón chiếm 47.25 %, chi phí giống chiếm 42.14%. Đến năm thứ 2 do điều kiện thời tiết, sâu bệnh... làm cho cây bị chết hoặc không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, nên phải trồng dặm lại khoảng 10%. Chi lao động giảm xuống chủ yếu do hộ tự sử dụng lao động gia đình để chăm sóc vườn cây như làm cỏ, bón phân, tỉa cành... Trong năm này chi phí lớn nhất vẫn là chi phí phân bón, khoảng 5.77 triệu đồng chiếm 89.9% trong tổng chi phí đầu tư. Từ năm thứ 3 đến năm thứ 7, nhìn chung mức đầu tư tương đối ổn định và chủ yếu tập trung vào chi phí chăm sóc, phân bón.

Với 7 năm kiến thiết cơ bản, phần chi phí phải bỏ ra hàng năm để đầu tư nhưng chưa được bù đắp vì cây cao su chưa cho sản phẩm, do vậy phần chi phí này phải được bù đắp trong giai đoạn kinh doanh của cây cao su kéo dài trong 23 năm còn lại.

2.3.2.2. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh

Sau 7 năm đầu tư chăm sóc, đến năm thứ 8 các hộ mới thu bói năm đầu tiên, từ đây vườn cây cao su bước vào thời kỳ kinh doanh. Trong thời kỳ king doanh thì chi phí đầu tư cho vườn cây cao su tương đối ổn định, riêng chỉ có năm đầu của thời kỳ kinh doanh là chi phí tương đối lớn ngoài chi phí cho phân bón, lao động, thuốc BVTV, thì còn có chi phí cho dụng cụ sản xuất như: Dao cạo, Máng hứng mủ, Chén hứng mủ, Xô đựng. Bảng13 thể hiện chi phí đầu tư cho thời kỳ kinh doanh 1 ha của hộ.

Đầu tư phân bón yêu cầu lượng tiền mặt đầu tư cao, trong khi lượng tiền mặt của các hộ vào thời điểm này lại có phần hạn chế, điều này đã gây ra khó khăn chung cho hầu hết các hộ được điều tra trên địa bàn.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 13: Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh cho 1ha cao su

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 2/ Năm 1 Năm 3/ Năm 2

+/- % +/- %

1. Chi phí trung gian (IC)

8431.01 6828.87 6828.87 -1602.14 -19.00 0 0

- Chi phân bón 6346.48 6346.48 6346.48 0 0 0 0

- Chi dụng cụ sản

xuất 1602.14 0 0 -1602.14 -100 0 0

- Chi thuê lao động 482.39 482.39 482.39 0 0 0 0

2. Lao động gia đình

12710.57 12710.57 12710.57 0 0 0 0

3. Tổng chi phí 21141.58 19539.44 19539.44 -1602.14 -7.58 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Đại học Kinh tế Huế

Hơn nữa, hầu hết lao động các hộ chưa có kinh nghiệm trong việc khai thác mủ cao su nên họ thường phải thuê lao động từ bên ngoài và giá ngày công lao động thuê ngoài tương đối lớn. Đây chính là lý do làm cho chi phí đầu tư trong những năm đầu khai thác cao hơn các năm còn lại. Chủ yếu các hộ gia đình là sủ dụng lao động gia đìnhđể khai thác mủ, do vậy đã tiết kiệm được một khoản chi phí về nhân công rất lớn.

Tổng chi phí sản xuất năm 2 là 19.539 triệu đồng giảm 1.602 triệu đồng so với năm thứ nhất, tương ứng với mức giảm 7.58%. Do năm thứ 1 các hộ gia đình mua thêm dụng cụ sản xuất để khai thác mủ như: Dao cạo, Xô đựng, Chén hứng mử, máng hứng... nên đẩy chi phí của năm thứ 1 lên cao. Các năm còn lại thì chi phí tương đối ổn định.

Nhìn chung, tổng chi phí sản xuất qua các năm tương đối ổn định do mức đầu tư và giá cả vật tư trong giai đoạn này ít biến động. Tuy nhiên, khó khăn mà chúng tôi nhận thấy được qua các hộ điều tra chủ yếu là so trình độ học vấn có phần hạn chế nên việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất không hiệu quả, đặc biệt là kỹ thuật về chăm sóc và khai thác vườn cây cao su thời kỳ kinh doanh. Vì vậy, tuy nhiều hộ đã tham gia tập huấn nhưng vẫn phải thuê lao động ngoài để cạo mủ làm cho chi phí lao động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất.

2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra 2.3.3.1. Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

Đối với nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng thì kết quả sản xuất được thể hiện rõ qua năng suất và sản lượng thu được. Năng suất của cây trồng không chỉ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương mà còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư thâm canh và nhiều điều kiện khác của nông hộ.

Qua số liệu điều tra được thể hiện ở bảng 14 ta thấy:

Bình quân 1ha cao su thời kỳ kinh doanh có năng suất là 44.78 tạ vào năm thứ nhất, 59.26 tạ vào năm thứ hai, vànăm thứ ba đạt 39.05 tạ, giảm34.1% so với năm thứ hai. Theo lý thuyết nếu vườn cây được chăm sóc tốt thì năng suất của vườn cây sẽ tăng khá đều đặn trong những năm đầu thời kỳ kinh doanh nhưng qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy: năm thứ ba năng suất bình quân của các vườn cây đã giảm đi đáng kể chỉ

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 14: Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 2/Năm 1 Năm 3/Năm 2

+/- % +/- %

DT bq/hộ Ha/hộ

1.088 1.088 1.088 0 0 0 0

Năng suất Tạ/ha

44.78 59.26 39.05 14.48 32.34 -20.21 -34.10

Sản lượng Tạ/hộ

52 64.5 42.5 12.5 24.04 -22 -34.10

GTSX BQ 1000đ/ha

76447.17 94823.89 62480.86 18376.72 24.04 -32343.03 -34.11 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Đại học Kinh tế Huế

Qua điều tra thực tế chúng tôi được biết nguyên nhân của tình hình trên không phải do nhược điểm của người dân trong quá trình chăm sóc và khai thác mà do chịu ảnh hưởng bất lợi từ thiên nhiên. Điều này đã gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến kết quả sản xuất của các nông hộ cũng như chất lượng của vườn cây trong thời gian tới.

Bình quân 1 ha cao su vào thời kỳ kinh doanh có tổng giá trị sản xuất năm thứ nhất là 76.447 triệu đồng; năm thứ hai 94.824 triệu đồng; năm thứ ba 62.480triệu đồng, giảm 34.11% so với năm thứ hai. Đây là một kết quả tương đối khả quan cho các hộ trồng cao su, một trong những nguyên nhân dẫn tới giá trị sản xuất cao là do yếu tố giá bán sản phẩm mủ cao su cao. Đây là một nguyên nhân khách quan có tác động tích cực đến các hộ trồng cao su nói chung và người trồng cao su trên vùng đất Vĩnh Hiền nói riêng.

Do đất đai, thổ nhưỡng của vùng đất này phù hợp với những yêu cầu của cây cao su nên năng suất và sản lượng của các vườn cây nhìn chung khá cao và ổn định. Ngoài ra, việc hạn chế về diện tích canh tác là một trong những nguyên nhân khống chế kết quả sản xuất của nông hộ. Một số khu vực canh tác nằm ở quá xa khu dân cư, giao thông hiểm trở cũng là một trở ngại không nhỏ, gây khó khăn cho người dân trong việc đầu tư cũng như mở rộng sản xuất.

2.3.3.2. Hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

Sản xuất nông nghiệp ngày nay là nền sản xuất hàng hóa, do vậy hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến quyết định của người nông dân.

Hiệu quả kinh tế là tiền đề đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc lựa chọn phương ántối ưu trong sản xuất. Các chỉ tiêu cơ bản để phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế là mức bình quân GO, IC, VA, TC và Pr trên 1 ha. Ngoài ra còn một số các chỉ tiêu khác như: Tỷ trọng lợi nhuận trên một đồng chi phí, giá trị sản xuất trên một đồng chi phí và giá trị gia tăng trên một đồng chi phí. Để thấy rõ hơn hiệu quả sản xuất cao su ở các hộ ta đi vào phân tích bảng 15.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 15: Hiệu quả kinh tế tính trên một ha cao su của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Thời kỳ kiến thiết cơ bản Thời kỳ kinh doanh

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10

IC 8440.42 6416.16 6060.49 6060.49 6060.49 6060.49 6060.49 8431.01 6828.87 6828.87 TC 10441.82 7544.8 7189.13 7189.13 7189.13 7189.13 7189.13 21141.58 19539.44 19539.44 Tích lũy

TC 10441.82 17986.62 25175.75 32364.88 39554.01 46743.14 53932.27 75037.85 94613.29 114152.73

GO - - - 76447.18 94823.89 62480.86

Tích lũy

GO - - - - - - - 76447.18 171271.07 233751.93

VA - - - - - - - 68016.17 87995.02 55651.99

Tích lũy

VA - - - - - - - 68016.17 156011.19 211663.18

VA/IC - - - - - - - 8.07 12.89 8.15

GO/IC - - - - - - - 9.07 13.89 9.15

Thời gian thu hồi vốn đầu tư Gần 8 năm

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Đại học Kinh tế Huế

Doanh thu mang lại từ vườn cây năm thứ 2 là 94823.89 nghìn đồng/ha, tăng 24.04% so với năm thứ 1, nhưng đến năn thứ 3 thì doanh thu giảm xuống chỉ còn 62480.86 nghìn đồng giảm 34.11%. Một đồng chi phí bỏ ra mang lại 8.15 đồng giá trị gia tăng. Vào thời gian này vườn cây đã đi vào giai đoạn cho mủ ổn định, cùng với những thuận lợi trong yếu tố giá cả đầu ra đã tạo ra hiệu quả kinh tế rõ nét, điều này sẽ có tác động tích cực đến tâm lý người dân cũng như tương lai cây cao su trên địa bàn.

Do cây cao su là cây trồng lâu năm, các khoản đầu tư được trải đều qua các năm.

Vì thế, để tính toán thời gian thu hồi vốn đầu tư của các nông hộ chúng tôi đã tiến hành quyđổi các khoản chi phí đầu tư, doanh thu (GO) trong quá khứ về giá trị tại cùng một thời điểm vào năm thứ 3 của thời kỳ kinh doanh và được tính theo giá thành năm 2010 với lãi suất chiết khấu dự kiến là 1.17%/tháng hay 14%/năm (Theo lãi suất cho vay của ngân hàng NN&PTNT). Với cách tính như trên thì thời gian thu hồi vốn đầu tư của nông hộ là gần8năm.

2.4. Tình hình tiêu thụ cao su hàng hóa trên địa bàn xã Vĩnh Hiền

Tiêu thụ sản phẩm đầu ra là vấn đề được bà con đặc biệt quan tâm. Trước khi tiến hành trồng loại cây này với tâm ký chung của người dân còn e ngại về vấn đề tiêu thụ nên không mạnh dạn đầu tư. Qua điều tra cho thấy thực tế tình hình đầu ra của việc sản xuất mủ cao su khá đảm bảo. Người dân có thể bán mủ cho: các thương lái, hợp tác xã, nhà máy chế biến.

2.4.1 Hướng thứ 1: Hộ trồng cao su – Công ty chế biến

Theo điều tra lượng mủ cao su mà người dân đem bán trực tiếp cho Công ty chế biến ở mức 9.21% tổng lượng mủ. Vì hầu hết người dân có sản lượng ít, họ chủ yếu bán cho thương lái, hơn nữa những người dân mà bán trực tiếp cho công ty chủ yếu là thương lái mua lại của người nông dân.

2.4.2 Hướng thứ 2: Hộ trồng cao su – Thương lái – Công ty chế biến

Theo điều tra lượng mủ mà các hộ nông dân bán trực tiếp cho thương lái ở mức 88.81% tổng lượng mủ. Đây là hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của hộ nông dân,

Đại học Kinh tế Huế

lượng của người nông dân ít, khi bán cho thương lái thì người dân dễ mượn được tiền hơn là bán ở nơi khác. Sau đó thương lái bán cho công ty chế biến để thu phần chênh lệch giá.

2.4.3 Hướng thứ 3: Hộ nông dân – Hợp tác xã thu mua

Theo điều tra lượng mủ mà người nông dân bán trực tiếp cho Hợp tác xã chỉ chiếm 1.98% tổng lượng mủ.

2.5. Tỷ suất hàng hóa của các hộ điều tra năm 2010

Tỷ suất hàng hóa là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng hàng hoá và tổng khối lượng sản phẩm làm ra.

Trên thực tế, hoạt động sản xuất của các nông hộ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau với các nghành nghề khá đa dạng. Do vậy, chúng tôi chỉ chọn những loại hàng hóa điển hình, mang lại thu nhập cao để tiến hành phân tích và so sánh.

Theo bảng 16 ta thấy, trong năm 2010 vừa qua bình quân trên 1ha thì hộ nông dân thu được 57814.25 nghìnđồng. Trong đó, chủ yếu là thu từ Cao su chiếm 78.64% tương ứng 45465.53 nghìnđồng trong tổng thu nhập, thu từ Màu chiếm 9.83%, tiếp theo là thu từ Lúa chiếm 6.09% và thu từ Chăn nuôi chiếm 5.44% tương ứng với 3145.30 nghìn đồng trong tổng thu nhập.

Bảng 16: Cơ cấu hàng hóa bình quân trên 1ha của các hộ trong năm 2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Cơ cấu (%)

Thu từ Lúa 1000 3522.51 6.09

Thu từ Màu 1000 5680.91 9.83

Thu từ chăn nuôi 1000 3145.30 5.44

Thu từ cao su 1000 45465.53 78.64

Tổng 1000 57814.25 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Chúng ta có thể thấy, cao su là sản phẩm hàng hóa mang lại doanh thu cao nhất cho nông hộ, chiếm 78.64% tổng doanh thu của các hộ điều tra. Do toàn bộ mủ cao su thu được đều được tiêu thụ trên thị trường nên cao su cũng là sản phẩm có tỷ suất hàng hóa cao nhất, đạt 100%.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã vĩnh hiền – huyện vĩnh linh – tỉnh quảng trị (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)