3.1.Định hướng phát triển cao su hàng hóa trên địa bàn xã Vĩnh Hiền
Định hướng cho hoạt động sản xuất cao su hàng hóa của xã trong thời gian tới cần xuất phát từ một só căn cứ chủ yếu sau:
- Thị trường là yếu tố rất quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa. Tại địa bàn của xã không những thuận lợi về thị trường đầu vào mà thị trường đầu ra cũng đảm bảo do hệ thống thu mua mủ cao su từ Thương lái, Hợp tác xã, Công ty chế biến rất đảm bảo.
- Dựa vào lợi thế, tiềm năng của xã trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là phát triển mô hình cao su tiểu điền. Toàn xã hầu hết diện tích trồng cây lâu năm là trồng cây cao su. Cây cao su trên địa bàn của xã phát triển rất tốt, sản lượng và năng suất rất cao. Cây cao su là cây trồng chính của xã, cây cao su đã làm thayđổi bộ mặt của xã, giúp công tác xóađói giảm nghèo được đảm bảo bền vững.
- Lực lượng lao động thiếu việc làm trong địa bàn xã khá cao chiếm 20%
trong tổng số lao động. Vì yêu cầu sản xuất cây cao su cần phải có lực lượng lao động dồi dào, ổn định, hơn nữa trình độ lao động trong sản xuất cao su không cần phải cao, nên đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sản xuất cây cao su.
- Một lợi thế nữa, đó là truyền thống của người lao động Việt Nam có tính cần cù, chất phát, chị khó học hỏi…Ngoài ra còn có, những định hướng, chính sách, biệm pháp của huyện, xã trong quy hoạch và phát triển cây cao su cũng như phát triển kinh tế- xã hội của Xãđến năm 2015 và tàm nhìn năm 2020.
Trên đây là những căn cứ cụ thể cũng như các căn cứ pháp lý của địa phương, qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi là cơ sở đề xuất những định hướng cơ bản sau:
Đại học Kinh tế Huế
- Tận dụng mọi nguồn lao động dư thừa tại địa phương vào sản xuất cao su, đặc biệt là lao động gia đình. Nhằm tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
- Chăm sóc và cải tạo tốt vườn cây đã trồng để nhằm năng cao chất lượng mủ vàổn định sản xuất. Đồng thời, trồng mới, trồng dặm những diện tích cao su bị hư hại sau bão. Tận dụng thêm diện tích đất chưa sủ dụng vào trồng mới thêm cây cao su.
- Tạo điều kiện để người dân bán trực tiếp sảm phẩm cho Công ty chế biến, không qua trung gian, giúp người dân bán sản phẩm với mức giá cao nhất nhằm tăng lợi nhuận cho người dân.
- Tạo thêm những việc làm mới, để thu hút lực lượng lao động lúc nông nhàn.
Vì trong năm cây cao su chỉ làm khoảng 8 tháng, còn 4 tháng còn lại người dân là nhàn rổi.
Vậy, định hướng phát triển cao su trong thời gian tới của xã là chăm sóc cải tạo tốt những diện tích cao su hiện có. Đồng thời thực hiện các chính sách hổ trợ phát triển cây cao su thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của xã.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cao su hàng hóa trên địa bàn xã Vĩnh Hiền
3.2.1. Giải pháp về sản xuất Giải pháp chung:
- Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Do đó cần phải sủ dụng đất đai một cách tiếp kiệm và có hiệu quả.
Hạn chế tối thiểu việc sủ dụng đất nông nghiệp cho các mục đích khác. Đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng các nguồ lực như vốn, lao động… trong sản xuất nông nghiệp của xã.
- Tăng cường hơn nữa công tác tập huấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc, cách thức cạo mủ cho hộ gia đình. Trình độ kỹ năng, kỹ thuật canh tác của người dân còn rất hạn chế, họ chưa thực sự hiểu biết về cách chăm sóc phòng trù sâu bệnh
Đại học Kinh tế Huế
cho cây cao su trong giai đoạn khai thác vườn cây một cách khoa học và có hiệu quả.
Giải pháp cụ thể:
- Giải pháp về vốn: Vốn dầu tư trong quá trình sản xuất thực sự đảm bảo tốt để thực hiện các khâu của quá trình canh tác cây cao su. Mức vốn đầu thấp sẽ dẫn đến mức đầu tư thấp, điều này sẽ làm giảm chất lượng cây cao su, vì vậy để tăng kết quả sản xuất từ các vườn cây cao su của các hộ gia đình,để tìm mọi biệm pháp để huy động vốn , tranh thủ các nguồn vốn của nhà nước, nguồn vốn của các dự án và các nguồn vốn khác nhằm đảm bảo đủ mức đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Phần lớn khi điều tra các hộ nông dân họ đều phản ánh là thiếu nguồn vốn để đầu tư, chăm sóc tốt cho cây cao su. Như vậy. thực tế đặt ra là làm sao để người dân có đủ vốn và kịp thời phát triển sản xuất?
Để giảm thiểu các hạn chế trong vấn đề vay và sủ dụng vốn cần:
+ Chính quyền Xã cần có chính sách, liên hệ với các Ngân hàng để nhằm giúp cho người dân tiến hành vay vốn kịp thời vụ.
+ Đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong vấn đề vay vốn, tạo lập cơ chế
“một cửa” giúp dân giảm bớt các chi phí cho các thủ tục không cần thiết.
+Cung cấp thông tin về các nguồn vốn hổ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ gia đình trồng cao su để từ đó họ chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất.
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời kỳ KTCB kéo dài 7- 8 năm.
Do đó, cần tạo điều kiện cho các hộ trong thời gian dài và với mức lải suất phù hợp. Đồng thời phải hướng dẫn người dân sủ dụng vốn vay có hiệu quả. Hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích.
+ Giải pháp về lao động: Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Chính vì thế để phát huy lợi thế của lực lượng lao động tai địa phương cần có
Đại học Kinh tế Huế
+ Trước thi tiến hành trồng mới cây cao su cần phải mở những lớp tập huấn kỹ thuật thực sự có chất lượng cho những người dân tham gia. Tùy theo từng gia đoạn sinh trưởng của cây cao su để tiến hành mở láo tập huấn, đối với cây cao su nên mở lớp tập huấn vào đầu hai thời kỳ: KTCB và thời kỳ kinh doanh vì vào hai thời kỳ này yêu cầu kỹ thuật rất cao và có tầm ảnh hưởng lớn đến kết quả của cả quá trình sản xuất.
Ngoài ra, trong quá trình đào tạo phải cho người dân tiếp xúc thực tế, thực hiện phương thức “cầm tay chỉ việc” cho người dân, tạo cho họ tâm lý phải làm đúng quy trình kỹ thuật như một thói quen để tránh hiện tượng xem nhẹ kỹ thuật, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không để ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây.
- Giải pháp về hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất. Những năm gần đây cơ sở hạ tầng của Xã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên chỉ mới giải quyết được phần nào như hệ thống giáo dục, y tế, còn vấn đề giao thông đi lại còn hạn chế.
Đặc biệt là điểm trồng cao su, đường giao thông đi lại khó khăn vào mùa mưa, đường xá nhỏ hẹp, có độ dốc nên càng khó khăn hơn trong việc thu mua vận chuyển sản phẩm mủ cao su. Cần có những giải pháp:
+ Xây dựng một hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại từ nơi dân cư sinh sống đến những vườn câu cao su để giúp cho những hộ gia đình giảm bớt khó khăn và tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển nguyên liệu cũng nhue sản phẩm.
+ Xây dựng các vành đai rừng phòng hộ và đầu tư hơn nữa cho hệ thống thủy lợi nhằm hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại do bão… gây ra vì cây cao su rất dễ gãy.
+ Quy hoạch lại một cách hợp lý và mở rộng thêm các tuyến đường phụ và đường lên vườn cây cao su.
Đại học Kinh tế Huế
- Giải pháp về đất đai: Hiện nay quỹ đất của xã hầu như đã hết nên cần phải sử dụng hợp lý và có hiệu quả những diện tích đất đai hiện có. Hạn chế việc sử dụng đất nông nghiệp sang những mục đích khác.
3.2.2. Giải pháp về tiêu thụ
Hầu hết các hộ điều tra không gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên tôi nhận thấy khâu thị trường còn tồn tại những hạn chế cơ bản như: Giá cả không chắc chắn, chủ yếu do tư thương cung cấp khi thu mua. Do vạy cần có những giải pháp cụ thể sau:
- Chính quyền Xã cần phải quan tâm cung cấp thông tin một cách kịp thời đến người dân bằng nhiều cách thức khác nhau như: Thông báo qua các bảng tin của xã một cách định kỳ, thông qua hệ thống loa phát thanh của xã…để người dân kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường liên quan, từ đó đưa ra các quyết định, các điều chỉnh trong hoạt động sản xuất.
- Đảm bảo chuỗi cung thị trường ổn định từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tránh trạng thái sản phẩm thu về không có người mua, hạn chế tư thương mua sản phẩm nhiều để người dân không bị ép giá…mà Công ty chế biến trực tiếp thu mua.
Đại học Kinh tế Huế