CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN THỪA THIÊN HUẾ
2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
2.2.1. Đánh giá khách hàng vay vốn
*Năng lực pháp lý.
Để đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn, điều quan trọng là phải biết được khách hàng thuộc loại hình doanh nghiệp nào, thành phần kinh tế nào, và những luật nào sẽ điều chỉnh việc thành lập cũng như hoạt động của khách hàng. Do đó, cần căn cứ vào loại hình doanh nghiệp,đối chiếu với những văn bản pháp qui luật, nghị định, thông tư, quyết định, và các văn bản dưới luật khác) điều chỉnh từng loại hình doanh nghiệp, để từ đó đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn. Có một lưu ý khi đánh giá năng lực pháp lý khách hàng vay vốn sau: Đối với khách hàng là doanh nghiệp hoạch toán phụ thuộc, trách nhiệm trả nợ chính và cuối cùng vẫn là pháp nhân có đơn vị hạch toán phụ thuộc do nên mới giao dịch với Ngân hàng như mục đích vay vốn, thời gian hoàn trả nợ vay, các hình thức bảo đảm tiền vay,...đều phải được pháp nhân của đơn vị hoạch toán phụ thuộc đó có ý kiến chinh thức bằng văn bản; Đối với công ty TNHH cần hợp đồng phải được hội đồng thành viên chấp thuận qui định rõ. Trong quan hệ với Ngân hàng như nội dung trong giấy đề nghị vay vốn do giám đốc ký (mức vốn đề nghị vay, mục đích sử dụng vốn, thời hạn vay trả, các hình thức bảo đảm tiền vay,..) đều phải được hội đồng thành viên chấp thuận trước bằng văn bản; Nếu khách hàng là tư nhân cần kiểm tra một số nội dung chính như
Đại học Kinh tế Huế
năng lực hành vi dân sự theo qui định của bộ luật dân sự, hộ khẩu thường trú, chứng minh thư, địa chi cư trú,...Tất cả lưu ý trên để giúp cán bộ Ngân hàng trong qui trình đánh giá năng lực pháp lý khách hàng. Về yêu cầu đánh giá, kết thúc nội dung này, cán bộ Ngân hàng phải nêu rõ vàđánh giá được:
Tên khách hàng vay vốn.
Quyết định thành lập, cấp ra quyết định thành lập, ngành nghề lĩnh vực hoạt động. Ngành nghề lĩnh vực hoat động hiện tại có phù hợp với lĩnh vực của dự án mà khách hàng đặt vấn đề vay vốn tại Ngân hàng hay không.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Chế độ hoạch toán: độc lập hay phụ thuộc.
Từ đó kết luận: khách hàng có đủ tư cách pháp nhân để xác lập mối quan hệ tín dụng với Ngân hàng hay không. Trường hợp chưa đủ thì cần bổ sung những văn bản pháp lý gì.
*Phân tích tình hình sxkd, năng lực tài chính
Việc phân tích tình hình sxkd, năng lực tài chính giúp chi nhánh hiểu được thực trạng và tình hình tài chính của khách hàng, xác định xem hoạt động sxkd của khách hàng đang diễn ra như thế nào, tăng trưởng hay suy giảm, ổn định hay khôngổn định, thuận lợi hay khó khăn; dựa ra nhận định dự báo tương lai với tình hình sxkd cua khách hàng. Trên cơ sở đó, đánh giá khả năng thu nhập bằng tiền và khả năng trả nợ lâu dài cũng như khả năng tham gia vào các DADT mới. Từ đó chi nhánh có thể ra quyết định đúng đắn và kịp thời khi tiến hành cho vay.
Để đạt được mục tiêu phân tích đánh giá nêu trên, cần phải dựa vào các tài liệu do khách hàng cung cấp: Báo cáo tài chính (Bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo 1ỗ lãi, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính), báo cáo kiểm toán (nếu có), các bảng kê chi tiết số liệu của một số tài khoản. Ngoài ra, sốliệu mà cán bộ ngân hàng trực tiếp kiểm tra va thu thập được tại doanh nghiệp cũng rất quan trọng.
Thông thường, có 5 bộ công cụ/5 phương pháp để thực hiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, cụ thể gồm:
Phân tích so sánh: Sử dụng báo cáo tài chính của nhiều năm liên tiếp để so sánh sự thay đổi của các tài khoản, của các chỉ tiêu qua đó đánh giá được khuynh hướng/ xu
Đại học Kinh tế Huế
hướng của khách hàng qua các năm. Chính vì vậy, phương pháp này có hai kỹ thuật cơ bản là: phân tích sự thay đổi năm này qua năm khác và phân tích xu hướng các chỉ số.
Phân tích cơ cấu: Tính toán tỷ trọng của các khoản mục/ tài khoản chi tiết trong việc hình thành nên những khoản mục chính của báo cáo tài chính cũng rất hữu ích trong phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích chỉ số: Đây là một trong những phương pháp phổ biến vì được sử dụng khi rộng rãi trong phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua việc tính toán các chỉ số tài chính thông dụng trong doanh nghiệp như tỷ suất sinh lãi trên tổng tài sản (ROA), tỷsuất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), lãi rồng so với doanh thu ...
Phân tích dòng tiền: Chủ yếu được sử dụng để đánh giá nguồn và việc sử dụng nguồn vốn tài trợ, được thực hiện chủ yếu dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ kết hợp và báo cáo lỗ lãi, bảng cân đối kế toán để phân tích chi tiết hơn tình hình doanh nghiệp.
Phương pháp định giá: Phương pháp này dùng để ước lượng giá trị thực của công ty hay cổ phiếu của công ty đang lưu hành trên thị trường. Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên khái niệm giá trị theo thời gian cua tiền và lý thuyết giá trị hiện tại.
*Năng lực quản trị điều hành, kinh nghiệm
Để làm tốt nội dung này, ngoài việc kiểm tra định giá thông qua hồ sơ vay vốn (đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm, điều lệ, báo cáo tài chính...), chi nhánh cần phải làm việc với đại diện doanh nghiệp (cả trực tiếp và gián tiếp) đồng thời thu thập thêm các thông tin bổ sung (cả chính thức và không chính thức) nhằm có được nhiều kênh thông tin khác nhau để từ đó có thể định giá được khách hàng chính xác hơn, sự thực hơn. Đôi khi, thông tin từ đối thủ cạnh tranh, từ hiệp hội ngành nghề, từ các nhà cung ứng,.. .cũng giúp có được sự định giá đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Nếu không có một năng lực quản trị điều hành tốt thì doanh nghiệp khó thể đạt kết quả tốt trong hoạt động sxkd. Do đó, kết quả hoạt động sxkd cũng là một thướt đo khá thực tế khi đánh giá năng lực quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp. Vì vậy, thực hiện tốt yêu cầu phân tích năng lực tài chính khách hàng.
Đại học Kinh tế Huế
* Quan hệ với các TCTD
Đánh giá mối quan hệ của khách hàng với các TCTD là rất quan trọng, nó cho thấy thái độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ cũng như khả năng hợp tác với các TCTD. Do đó, đánh giá mối quan hệ của khách hàng với các TCTD cần được thực hiện theo nguyên tắc:
Đầy đủ và toàn diện: Ngoài quan hệ tín dụng, các quan hệ giao dịch khác như quan hệ tiền gửi, bảo lãnh, thanh toán... cần được đề cập, đánh giá đầy đủ.
Cập nhật: Số liệu phản ánh mối quan hệ của khách hàng với các TCTD phải được cập nhật mới nhất. Lưuý khai thác tốt, có hiệu qủa nguồn thông tin nội bộ trong hệ thống
Vì thông tin của ngành trên IPCAS cũng như cả qua hệ thống thông tin tín dụng chung (CIC).