CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN THỪA THIÊN HUẾ
2.3. Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
2.3.2. Ứng dụng kỹ thuật Excel trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền Thừa Thiên Huế
2.3.2.4. Một số bảng kế hoạch tài chính cho dự án
Bảng kế hoạch đầu tư được xác định dựa vào nhu cầu đầu tư cố định của dự án đãđược phân tích ở phần kỹ thuật của dự án và giá mua dự kiến của các tài sản. Bảng kế hoạch đầu tư cho chúng ta thấy các khoản mục đầu tư cố định, tổng vốn đầu tư vì
Đại học Kinh tế Huế
tiến độ phân bổ vốn trong quá trìnhđầu tư dự án. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ thấy được tiến độ phân bổ vốn đầu tư, danh mục các loại tài sản được đầu tư về nguyên giá của từng loại tài sản là bao nhiêu để làm cơ sở tính khấu hao hàng năm của dự án.
Bảng kế hoạch đầu tư của dự án
ĐVT:………..
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 •••• Năm n
Đất đai Nhà xưởng Máy mốc thiết bị
Chi phí trước hoạt động....
Tổng cộng
Kế hoạch khấu hao
Thiết lập bảng kế hoạch khấu hao căn cứ vào nguyên giá và thời gian hữu dụng của TSCD. Nguyên giá TSCD được dựa vào giá trị đã xác định được trong bảng kế hoạch đầu tư, còn
thời gian hữu dụng để tính khấu hao TSCD thường được ấn định bởi các điều kiến về thuế. Đối với các dự án đầu tư ở việt Nam, xác định thời gian hữu dụng để tính khấu hao TSCD, chúng ta sẽ đưa theo khung thời gian pháp định theo quy định hiện hành của Bộ tài chính. Khi phân tích giá trị khấu hao hàng năm đối với những tài sản cố định được đầu tư vào dự án, người ta thường áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Giá trị còn lại hàng năm trong bảng kế hoạch khấu hao sẽ được xác định bằng cách lấy nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và cộng giá trị đầu tư mới (nếu có).
Đối với những dự án đầu tư có nhiều loại tài sản với các thời gian hữu dụng khác nhau, mỗi một loại TSCD nên lập một bảng kế hoạch khấu hao riêng, sau đó tổng hợp vào một bảng kế hoạch khấu hao chung cho các loại tài sản. Dựa vào bảng kế hoạch khấu hao này, chúng ta sẽ biết được giá trị khấu hao hàng năm là bao nhiêu, vì khi kết thúc dự án, giá trị còn lại chưa khấu hao hết của tài sản là bao nhiêu.
Đại học Kinh tế Huế
Kế hoạch trả nợ
Trong doanh nghiệp, việc xác định ngân lưu tài chính thường đưa vào các thông số về số tiên vốn chủ sở hữu huy động được về các khoản tín dụng. Đối với dự án đầu tư, ngân lưu tài chính chỉ đề cập đến các khoản vay và trả nợ và bỏ qua các khoản huy động vốn có phân vị trí lợi tức cổ đông. Do đó, việc phân tích ngân lưu tài chính dự án một cách hợp lý sẽ giúp nhà đầu tư xác định được ngày tháng cần huy động các khoản vay, tính toán các chi phí tài chính theo lãi suất và phải hoàn trả nợ gốc. Tất cả những điều này sẽ được phân ánh trong bảng kế hoạch trả nợ của dự án.
Chú ý: Khi thiết lập bảng kế hoạch trả nợ, người ta xác định các khoản mục như sau:
(1) Khoản nợ vay tăng thêm phản ánh thời điểm của các khoản tín dụng được cung cấp.
(2) Dư nợ cuối kỳ được xác định bằng cách lấy giá trị dư nợ đầu kỳ cộng tiền lãi phát sinh trong kỳ trừ đi số tiền trả nợ trong kỳ cộng với nợ vay tăng thêm.
(3) Lãi phát sinh trong kỳ được xiác định căn cứ vào dư nơ đầu kỳ tương ứng với từng giai đoạn.
(4) Dư nợ đầu kỳ này bằng dư nợ cuối kỳ trước.
(5) Số tiền trả nợ trong ky phụ thuộc vào phương án trả nợ dự kiến mà nhà đầu tư thoã thuận với các tổ chức tín dụng.
Bảng dự tính doanh thu
Dự kiến doanh thu hàng năm của dự án
Dự kiến doanh thu của dự án giúp chúng ta ước tính được một phần kết quả hoạt động của dự án là tiền đề quan trọng để dự đoán lợi ích và xác định quy mô dòng tiền của dự án trong tương lai. Doanh thu của dự án chủ yếu là doanh thu từ khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà dự án tạo ra về dữ kiện cung ứng cho thị trường tương ứng với từng thời kỳ trong suốt vòngđời dự án.
Để ước tính doanh thu hàng năm của dự án cần phải dự tính các thông số cơ bản về công suất thiết kế, công suất huy động hàng năm, sản lượng tồn kho hàng năm, giá bán đơn vị sản phẩm cũng như sự thay đổi của mức giá này trong tương lai.
Doanh thu = sản lượng tiêu thụ *giá bán đơn vị sản phẩm
Đại học Kinh tế Huế
Nếu dự án có kế hoạch tồn kho thành phẩm cuối mỗi kỳ, sản lượng tiêu thụ trong năm được xác định theo công thức sau:
Sản lượng tiêu thụ trong kỳ = Tồn kho thành phẩm đầu kỳ + Sản lượng sx trong kỳ – Tồn kho thành phẩm cuối kỳ
Hay: Sản lượng tiêu thụ trong kỳ = Sản lượng sx trong kỳ - chênh lệch tồn kho thành phẩm.
Bảng dự tính chi phí của dự án
Dự tính các loại chi phí hàng năm của dự án
Để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của dự án và tạo ra doanh thu tương ứng, dự án phải tiêu hao những khoản chi phí nhất định. Các khoản chi phí có liên quan đến qui trình hoạt động sản xuất- kinh doanh của dự án bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí bán hàng.
- Chi phí trực tiếp: là cơ sở để tính giá thành sản xuất sản phẩm và giá vốn hàng bán, và là căn cư xác định kết quả lỗ lãi trong các năm hoạt động của dự án. Chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (chi phí quản lý phân xưởng).
- Chi phí quản lý: bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính về các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động của dự án như tiền lương vì các khoản phụ cấp cho Ban giám đốc và nhân viên quản lý dự án, khấu hao tài sản thiết bị văn phòng dự án, tiếp khách và một phần chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho dự án theo ty lệ thích hợp...
- Chi phí bán hàng: bao gồm các khoản chi phí dự kiến phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa/dịch vụ của dự án bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi phí tiếp thị, quảng cáo, bao bì đóng gói...Thường khoản chi này được dự tính một tỷ lệ thích hợp theo doanhthu hoặc chi phí của dự án.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng dự tính chi phí của dự án
Đvt:………
KHOẢN MỤC Năm 1 Năm 2 • • • Năm n
Chi phí trực tiếp Chi phí NVL
Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhiên liệu
Chi phí sữa chữa bảo quản Chi phí quản lý
Chi phí bán hang TỔNG CHI PHÍ
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được xây dựng để phản ánh một cách tổng hợp những thành quả hoạt động dự kiến hàng kỳ (năm, 6 tháng, qúy, tháng) trong suốt vòng đời tương lai của dự án. Trong hình thức đơn giản nhất, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của dự án liên quan đến hai thuật ngữ: tổng quát: doanh thu và chi phí. Doanh thu phản ánh mức hoàn thành đã đạt được từ hoat động của dự án (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ), trong khi đó chi phí cho thấy nổ lực đã được tiêu hao (sự tiêu dùng tài sản, chi phí các yếu tố đầu vào và chi phí tài chính) để tạo ra mức doanh thu tương ứng. Cuối cùng, hai kết quả quan trọng phải được xác định trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của dự án đó là lợi nhuận (EBIT, EBT vì lợi nhuận ròng) về nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Trong đó mức thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến là một trong những khoản mục cần xác định khi tiến hành xây dựng kế hoạch ngân lưu của dự án
Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) , thì mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Đại học Kinh tế Huế
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm….
Đơn vị tính……..
CHỈ TIÊU Mã
số
Thuyết minh
Năm nay
Năm Trước
1 2 3 4 5
1. doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25
2. các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02)
10
4. giá vốn hàng bán 11 VI.27
5. lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
6. doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26
7. chi phí tài chính trong đó : chi phí lãi vay
22 23
VI.28
8. chi phí bán hàng 24
9. chi phí quản lý doanh nghiệp 25
10. lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh { 30=20+(21-22)-(24+25)}
30
11. thu nhập khác 31
12. chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
15. chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60=50-51)
60
Đại học Kinh tế Huế
Xét giá vốn hàng bán: Nếu tồn kho bằng 0 thì giá vốn hàng bán bằng chi phí trực tiếp hàng năm, nếu tồn kho khác 0 thì giá vốn hàng bán sẽ được xác định dựa vào chi phí trực tiếp và phương pháp hạch toán hàng tồn kho được lựa chọn (FIFO; LIFO;
Đích danh hay Bình quân gia quyền)
Về chuyển lỗ: khi tính thu nhập chịu thuế trong kế hoạch lãi lỗ, nếu những năm đầu dự án bị lỗ, thì được kết chuyển những khoản lỗ này và khấu trừ nó vào thu nhập chịu thuế năm sau. Theo quy định của Bộ tài chính Việt Nam thì thời gian chuyển lỗ
không qúa 5 năm.
Bảng kế hoạch ngân lưu
Bảng kế hoạch ngân lưu hay bảng lưu chuyển tiền tệ là bảng trình bày chi tiết các dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu (dòng tiền vào) và thực chi (dòng tiền ra) bảng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và huy động vốn của dự án tính theo từng năm.
Các quan điểm khác nhau trong việc xây dựng kế hoạch ngân lưu:
Ngân lưu dự án bao gồm ba phần: ngan luu tur hoat dgng kinh doanh (ngân lưu hoạt động), ngân lưu từ hoạt động đầu tư (ngân lưu đầu tư) vi ngân lưu tài trợ (ngân lưu từ hoạt động tài chính ).
Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xây dựng báo cáo ngân lưu, tuy nhiên, trong chương trình ta chỉ tập trung nghiên cứu hai quan điểm chính:
* Ngân lưu theo quan điểm tăng đầu tư: (TIPV - Total Investment Point of View)
Bảng kế hoạch ngân lưu theo quan điểm này nhằm đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án căn cứ vào động ngân lưu do dự án tạo ra trong điều kiện có vay nợ. Trong trường hợp này, chủ nợ tham gia đầu tư vào dự án với suất sinh lời yêu cầu là lãi suất.
Ngân lưu theo quan điểm TIPV chỉ bao gồm ngân lưu hoạt động và ngân lưu đầu tư, không bao gồm ngân lưu tài trợ. Mặc dù không bao gồm ngân lưu tài trợ nhưng chi phí trả lãi vay vẫn phải tính vào ngân lưu hoạt động, vì lãi vay li một khoản chi phí hoạt động nên có ảnh hưởng đến lợi nhuận của dự án. Ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư là ngân lưu có lá chắn thuế.
Đại học Kinh tế Huế
Việc xem xét dự án theo quan điểm tổng đầu tư còn gọi là quan điểm của ngân hàng, vì ngân hàng quan tâm tới sức mạnh chung của toàn dự án nhằm đánh gia sự an toàn của số vốn vay mà dự án có thể cần.
* Ngân lưu theo quan điểm chủ sở hữu(EPV -Equity Point of View) Ngân lưu này được xây dựng trên quan điểm chủ sở hữu. Ngân lưu này bao gồm cả ngân lưu hoạt động, ngân lưu đầu tư, ngân lưu tài trợ. Nói cách khác, để lập lưu chuyển tiền tệ theo quan điểm chủ sở hữu (EPV), ta cộng các khoản vay nợ vào vị trí các khoản trả nợ ( gốc và lãi) ra khỏi dòng lưu chuyển tiền tệ ròng theo quan điểm tổng đầu tư.
Trong trường hợp này, chủ đầu tư muốn xem xét thu nhập ròng còn lãi có đủ bù đắp được chi phí cơ hội của vốn chủ sở hửu hay không.
EPV = TIPV + vay NH–Trả gốc và lãi vay
Như vậy, ngân lưu theo quan điểm tăng đầu tư (quan điểm ngân hàng):
Năm 0 Năm 1
-100 +115
Ngân lưu theo quan điểm chủ sở hữu:
Năm 0 Năm 1
- 60 +70
Phương pháp xác định lưu chuyển tiền tệ
* Phương pháp xác định lưu chuyển tiền tệ (ngân lưu) theo quan điểm tăng đầu tư (TIPV):
Lưu chuyển tiền tệ theo quan điểm TIPV bao gồm: ngân lưu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (ngân lưu hoạt động) và ngân lưu đầu tư. Để xác định ngân lưu của dự án ta có thể xác định bằng hai cách: trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp: ngân lưu ròng từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư vì hoạt động tài chính của dự án sẽ được xác định bằng cách lấy ngân lưu vào trừ ngân lưu ra.
Năm 0
-100 đ -40 -60
NGUỒN VỐN NỢ VỐN SỞ HỮU
+45 +70
Năm 1 + 115 đ
Đại học Kinh tế Huế
Phương pháp gián tiếp: ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh sẽ được điều chính từ lợi nhuận sang, còn ngân lưu ròng từ hoạt động đầu tư vào hoạt động tài chính được xác định bằng cách lấy ngân lưu vào trừ ngân lưu ra.
Tuy nhiên, vì thời gian có hạn nên trong phần này chỉ đề cập đến cách xây dựng ngân lưu bằng phương pháp trực tiếp.
Lập lưu chuyển tiền tệ theo quan điểm TIPV bằng phương pháp trực tiếp:
Khoản mục Năm 0 Năm l Năm 2 ,,, Năm n
NGÂN LƯU VÀO Doanh thu
∆ Các khoản phải thu (-) Trợ giá (+)
Giá trị thanh lý (+)
TỔNG NGÂN LƯU VÀO NGÂN LƯU RA
Đầu tư
Giá vốn hàng bán (không có khấu hao) (+) Chi phí bán hang (+)
Chi phí quản lý (+)
∆ Tồn kho (+)
∆ Số dư tiền tối thiểu(+)
∆ Các khoản phải trả (-) Thuế thu nhập doanh nghiệp TỔNG NGÂN LƯU RA CF- TIPV
* Phương pháp xác định lưu chuyển tiền tệ theo quan điểm chủ sở hửu (EPV)
Đại học Kinh tế Huế
Ngân lưu này được xây dựng trên quan điểm chủ sở hửu. Ngân lưu này bao gồm cả ngân lưu hoạt động, ngân lưu đầu tư, ngân lưu tài trợ. Nói cách khác, để lập lưu chuyển tiền tệ theo quan điểm chủ sở hửu (EPV), ta cộng các khoản vay nợ vào và trừ các khoản trả nợ ( gốc va lãi) ra khỏi dòng lưu chuyển tiền tệ ròng theo quan điểm tổng đầu tư.
Ngân lưu theo quan điểm EPV
Khoản mục Năm O Năm 1 Năm 2 …. Năm n
Ngân lưu ròng sau thuế theo TIPV Tiền vay (+)
Trả nợ (-)
Ngân lưu ròng theo EPV
* Các bước lập lưu chuyển tiền tệ:
1. Lập kế hoạch trả nợ
2. Lập lịch khấu hao cho tài sản cố định của dự án 3. Tính giá vốn hàng bán
4. Dự tính kết quả hoạt động kinh doanh
5. Dự toán thay đổi các khoản mục vốn lưu động 6. Lập ngân lưu theo TIPV
7. Lập ngân lưu theo EPV