Địa hình, địa chất thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học hệ động vật tại vườn quốc gia pù mát, nghệ an (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

1.2.1.2. Địa hình, địa chất thổ nhưỡng

* Địa hình:

VQG Pù Mát nằmở phía Bắc dãy Trường Sơn, độcao từ 100 đến 1841m so với mặt nước biển, trong đó 90% diện tích của VQG có độ cao dưới 1000m. Những khu vực cao nhất nằm ở phần phía Nam của VQG, nơi mà các đỉnh dông của các dải núi Trường Sơn được tìm thấy và đó cũng là khu vực biên giới Việt-Lào. Đỉnh cao nhất của VQG là núi Pù Mát với độ cao 1841m nằm trên hệthống đỉnh dông này. Từ đỉnh dông này các thung lũng dốc trải dài xuống tạo thành một hệ thống dông đồi và theo hướng vuông góc với đỉnh dông chính. Những dông này với độ dốc rất cao tạo thành các đỉnh có độcao từ 800 đến1500m, địa hình hiểm trở.

Phía Tây Nam của VQG là nơi có địa hình tương đối bằng, thấp và là nơi sinh sống trước đây cũng như hiện nay của một số cộng đồng người dân tộc. Ở đó nhiều hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã vàđang diễn ra.

* Địa chất thổ nhưỡng:

-Địa chất:

VQG Pù Mát nằm trên dãy Trường Sơn Bắc. Quá trình kiến tạo địa chất được hình thành qua các kỷ Palêzôi, Đềvôn, Cácbon- Pecmi, Triat, Hecxini… đến Miroxen cho đến ngày nay. Trong suốt quá trình phát triển của dãy Trường Sơn thì chu kỳtạo núi Hecxini, địa hình luôn bị ngoại lực tác động mạnh mẽ tạo nên bốn dạng địa mạo chủyếu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Núi cao trung bình: Uốn nếp khối nâng lên mạnh, tạo nên một dải cao và hẹp nằm ngay biên giới Việt - Lào với đỉnh cao nhất của VQG là núi Pù Mát với độcao là 1.841m. Địa hình vùng này rất hiểm trở, đi lại cực kỳ khó khăn.

+ Kiểu địa hình núi thấp và đồi cao: Kiểu này chiếm phần lớn diện tích của miền và có độc cao từ 1.000m trở xuống. Tuy cấu trúc tương đối phức tạp, được cấu tạo bởi các trầm tích, biến chất, địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn.

+ Thung lũng kiến tạo, xâm thực: Kiểu này tuy chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ cao nhỏthua 300m và bao gồm thung lũng các sông suối Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng (sông Giăng) và bờ phải sông Cả.

Vùng này được cấu tạo bởi các trầm tích bở rời, dễ bị xâm thực trong đó phổ biến là các dạng địa hìnhđồi khá bằng phẳng, bãi bồi và thềm sông khá phát triển.

+ Các khối đá vôi nhỏ: Kiểu này phân tán dạng khối, uốn nếp có quá trình Karst trẻ và phân bố hữu ngạn sông Cả ở độ cao 200-300m. Cấu tạo phân phiến dày, màu xám đồng nhất và tinh khiết.

- Thổ nhưỡng:

Các loại đất trong vùng được thống kê trong bảng 6 sau

Bảng 6: Các loại đất trong khu vực VQG Pù Mát

TT Loại đất Diện

tích (ha)

Tỷlệ

%

Đặc trưng cơ bản Phân bố

1 Đất feralit mùn trên núi trung bình (FH)

34.511 17,7 Đất có màu vàng đỏhoặc vàng xám, tầng mùn dày thành phần cơ giới (tpcg) nhẹ đến trung bình. Có 2 loại phụ:

Phân bốtừ độcao 800,900m đến 1800m dọc biên giới Việt Lào

1.1 FHs 4.818 2,5 Feralit đỏvàng phát triển trên đá trầm tích, và biến chất có kết cấu hạt mịn, tpcg trung bình.

Phân bốnhiềuở phía Nam và Đông Nam VQG

Trường Đại học Kinh tế Huế

xám, phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô, tpcg nhẹ đến trung bình.

phía Tây Nam VQG

2 Đất feralit đỏvàng vùng đồi và núi thấp (F)

151.017 77,6 Đất cómàu đỏvàng hay vàng đỏ, tầng tích tụdày nền vật chất tạo đất chia ra các loại phụ:

Phân bốphía Bắc và Đông Bắc VQG

2.1 Fs 56.584 29,1 Đất feralit đỏvàng, tpcg nặng đến trung bình

Phân bốchủyếu phần trung tâm và phía Đông VQG 2.2 Fq 87.376 44,9 Đất feralit vàng nhạt, tpcg

nhẹ đến trung bình, tầng đất trung bình có nhiều đá lẫn trong tầng đất

Phân bốchủyếuở vùng trung tâm và phía Tây Bắc VQG

2.3 Fv 7.057 3,6 Đất feralit đỏvàng hay nâu đỏ, tpcg nặng, tầng dày (trong thung lũng)

Phân bốven đường 7 phía Bắc và Đông Bắc VQG 3 Đất dốc tụ

và đất phù sa D, P

9.140 4,7 Đất có màu nâu xám, tpcg trung bình, tơi xốp giàu dinh dưỡng

Phân bốven sông suối trong VQG

4 Núi đá vôi (K2)

7.057 3,6 Núi đá vôi dốc đứng có cây gỗnhỏche phủthấp dưới 700m

Phân bốthành dải nhỏxen kẽnhau bên hữu ngạn sông Cả.

Tổng diện tích 194.668 100 - -

(Nguồn: phòng nghiên cứu khoa học, VQG Pù Mát, 2010)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học hệ động vật tại vườn quốc gia pù mát, nghệ an (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)