CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC HỆ ĐỘNG VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT
2.1. Sự hình thành của VQG Pù Mát
2.1.1. Lịch sửhình thành và chức năng nhiệm vụcủa VQG Pù Mát
Quyết định 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đã quyết định thành lập hai khu rừng đặc dụng độc lập ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An:
Khu Bảo tồn Thiên nhiênAnh Sơn, huyện Anh Sơn với diện tích 1.500 ha và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thanh Thủy, huyện Thanh Chương với diện tích 7.000 ha. Hai khu bảo tồn trên sau này được kết hợp làm một để thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương (BộNN&PTNT, 1997).
Năm 1993, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã xây dựng dự án đầu tư Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát. Bản kếhoạch đầu tư này đãđược BộLâm nghiệp thẩm định theo văn bản số343/LN-KH ngày 20/02/1995 và được UBND tỉnh NghệAn phê duyệt theo Quyết định số 3355/QĐ-UB ngày 28/12/1995.
Ngày 21/11/1996, Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án Lâm nghiệp xã hội và Bảo tồn Thiên nhiên khu Pù Mát, tỉnh NghệAn, do EU tài trợ.
Ngày 21/5/1997, Quyết định số 2150/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An vềviệc thành lập Khu BTTN Pù Mát và thuộc sựquản lý của Chi cục kiểm lâm tỉnh NghệAn.
Kế hoạch đầu tư mới cho Pù Mát được Viện Điều tra Quy hoạch Rừng xây dựng năm 2000, đề xuất chuyển hạng mục quản lý rừng đặc dụng từkhu bảo tồn thiên nhiên thành vườn quốc gia. Bản kếhoạch đầu tư được UBND tỉnh NghệAn phê duyệt ngày 20/06/2000 theo Quyết định số 2113/QĐ-UB và được Bộ NN&PTNT phê duyệt ngày 26/06/2000 theo Công văn số 2495/QĐ/BNN-KH. Ngày 8/11/2001, Quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An thành Vườn Quốc gia. Theo Quyết định này, tổng diện tích VQG là 91.113 ha, trong đó phân khu bảo vệnghiêm ngặt là 89.517 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 1.569 ha. Pù Mát hiện thuộc sự quản lý tài chính của UBND tỉnh Nghệ An, trong khi kếhoạch quản lý được giao cho Chi cục kiểm lâm tỉnh.
Pù Mát có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được
Trường Đại học Kinh tế Huế
2003). Tháng 11/2007 Vườn quốc gia Pù Mát được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
2.1.2. Sơ đồtổchức bộmáy của VQG Pù Mát
* Sơ đồtổchức bộmáy:
Vườn quốc gia Pù Mát dược thành lập với chức năng, nhiệm vụ được quy định:
+ Bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên, bảo vệvà phát triển các hệ sinh thái rừng và động thực vật hoang dã quý hiếm, nhất là những loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
+ Bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng phòng hộ của rừng nhằm giảm tối đa lũ lụt và hạn hán đe dọa mùa màng và các hoạt động kinh tếxã hội trong tỉnh.
+ Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học vềbảo tồn thiên nhiên, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái.
+ Tham gia phát triển Lâm nghiệp xã hội ở vùng đệm theo mô hình nông lâm kết hợp, từng bước cải thiện cho đời sống người dân địa phương.
Với chức năng nhiệm vụ được giao, nhằm quản lý tốt tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, VQG Pù Mát đã tổchức bộmáy quản lý theo sơ đồ1 sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
* Chức năng của banGiám đốc và các phòng, Hạt, trạm QLBVR
-Ban Giám đốc:Giám đốc là người đứng đầu Vườn Quốc gia Pù Mát; chịu trách nhiệm trước Chủtịch UBND tỉnh và trước pháp luật vềtoàn bộcác hoạt động của Vườn. Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo một sốmặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật vềnhiệm vụ được phân công. Việc bổnhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của nhà nước.
- Phòng Tổ chức- Hành chính:
+ Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chếvềtổchức hoạt động trong nội bộ Vườn.
+ Giải quyết các thủtục vềviệc hợp đồng làm việc, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộcông nhân.
+ Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với các nhân viên.
+ Nghiên cứu, đềxuất các phương án cải tiến tổchức quản lý, sắp xếp cán bộ, nhân viên cho phù hợp với tình hình phát triển của Vườn.
+ Lập kếhoạch, chương trìnhđào tạo hàng năm và phối hợp với các phòng ban nghiệp vụthực hiện.
+ Giải quyết các thủtục chế độchính sách khi cửngười đi học, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức.
+ Lập các báo cáo thống kê liên quan đến chức năng, nhiệm vụcủa phòng theođịnh.
- Phòng Nghiên cứuKhoa học và Hợp tác quốc tế:Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý nghiên cứu khoa học; biên soạn giáo trình, tài liệu và sở hữu trí tuệ. Tham mưu cho Ban Giám đốc trong quản lý vàđiều phối hoạt động hợp tác quốc tế.
- Phòng Kế hoạch- Tài chính: Có chức năng tham mưu, giúp ban Giám đốc xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lý và thực hiện công tác tài chính, kế toán của Vườn.
- Phòng Giáo dục môi trường và DLST: Tham mưu cho Giám đốc và thực hiện các nhiệm vụsau:
+ Xây dựng quy hoạch, dựán phát triển dịch vụmôi trường, du lịch sinh thái
Trường Đại học Kinh tế Huế
+ Hướng dẫn kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái của các tổchức, cá nhân theo hợp đồng đã ký kết.
+ Xây dựng tài liệu và tổchức tuyên truyền giáo dục môi trường nâng cao nhận thức vềdu lịch sinh thái, bảo vệmôi trường cho khách du lịch và cộng đồng dân cư vùng đệm.
+ Xây dựng các chương trình, hoạt động quảng bá thu hút khách du lịch. Tập huấn kỹ năng phục vụkhách du lịch cho cộng đồng dân cưtham gia hoạt động du lịch sinh thái.
+ Quan hệ, hợp tác các tổchức trong và ngoài nước vềphát triển sinh thái, bảo vệmôi trường theo chương trình dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thực các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
- Hạt kiểm lâm, Đội cơ động và các trạm QLBVR: là lực lượng chuyên trách có chức năng bảo vệ rừng, giúp cho Giám đốc VQG tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
2.1.3. Nhân lực của VQG Pù Mát - Biên chế năm 2011: 109 người.
-Trong đó: Biên chế QLHC 51 người; Biên chế sự nghiệp 58 người.
- Trìnhđộ chuyên môn:
+ Thạc sỹ: = 03 người;
+ Kỹ sư, cử nhân: = 52 người;
+ Cao đẳng: = 03 người;
+ Trung cấp: = 45 người;
+ Sơ cấp: = 05 người.:
Về tổ chức bộ máy:
+ Ban Giám đốc: 04 người
+ Phòng Tổ chức- Hành chính: 09 người
+ Phòng Khoa học: 10 người
Trường Đại học Kinh tế Huế
+ Hạt kiểm lâm, Đội cơ động và 9 trạm QLBVR: 79 người
Hơn 70% cán bộ được bố trí cho Hạt kiểm lâm và các trạm kiểm lâm địa bàn.
Hiện nay có 9 trạm kiểm lâm địa bàn phụ trách 67 tiểu khu với 94.840 ha vùng lõi.
Các trạm được bố trí tại các vị trí thuận lợi trong công tác tuần tra, kiểm soát vùng lõi và vùng đệm.
Theo kết quả đánh giá sự thành công của chương trình bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Pù Mát cho thấy, nhiệm vụ VQG Pù Mát rất nặng nề, phải quản lý một diện tích rừng khá rộng lớn. Địa bàn hoạt động rộng, địa hình hiểm trở, điều kiện đi lại khó khăn, có trạm cách trung tâm 60-70 km. Lực lượng quản lý không đủ, đội ngũ cán bộ quá ít cho nên việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệrừng gặp nhiều khó khăn.
2.1.4. Trang thiết bị máy móc của VQG Pù Mát
Bảng 15: Danh mục trang thiết bịmáy móc của VQG Pù Mátnăm 2011
TT Tên thiết bị Số lượng Ghi chú
1 Máyảnh 11
2 Máy GPS 11 Máy định vị
3 Máy chiếu 6
4 Bẫyảnh 5
5 Ống nhòmđêm 2
6 Ống nhòm ngày 3
7 Máy quay 1
8 Súng AK 10
9 Võng 15
10 Lều 15
11 Túi ngủ 15
12 Vỉ dập lửa 60
13 Máy bơm nước 7
14 Máy tính 85
15 Xe vận chuyển 4
Trường Đại học Kinh tế Huế