CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC HỆ ĐỘNG VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT
2.3. Thực trạng suy giảm đa dạng sinh học động vật ở VQG Pù Mát
Bảng 21: Biến độngcác loài động vật ở vườn quốc gia Pù Mátgiai đoạn 1999-2011
Lớp Sốloài Tăng (giảm) năm 2011so với năm1999
Năm 1999 Năm2011 +, - %
Thú 132 132 0 0
Chim 287 361 74 25,8
Bò sát 48 53 5 10,4
Lưỡng cư 22 33 11 50,0
Cá 51 119 68 133,3
Bướm ngày 305 365 60 19,7
Bướm đêm 94 94 0 0
Cộng 939 1157 218 23,2
(Nguồn: Phòng nghiên cứu khoa học, VQG Pù Mát) So với kết quả điều tra năm 1999, năm 2011, số loài động vật đãđược ghi nhận ở VQG Pù Mát đã tăng thêm 23,2%, tương ứng với 218 loài. Đặc biệt, đã phát hiện thêm 68 loài cá so với năm 1999 (tăng 133,3%). Sở dĩ có sự thay đổi tăng thêm này là do trong những năm qua, cùng với những nỗlực vềbảo tồn đa dạng sinh học, công tác điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học được quan tâm hơn với đội ngũ nghiên cứu động vật hoang dã có trình độ chuyên môn cao, các trang thiết bị, công nghệ kỹthuật ngày càng cao, nên một số loài mới được phát hiện và mô tả. Một số các nhóm sinh vật trước đây chưa được nghiên cứu, nay đã có những dẫn liệu bước đầu.
Tuy nhiên trên thực tế, diện tích rừng tựnhiên của Vườn bị giảm sút trong thời gian qua kéo theo sựsuy giảm đa dạng sinh học hệ động vật. Các hệsinh thái hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức chủ yếu từcác hoạt động kinh tế xã hội của con người và những biến động của sự thay đổi khí hậu trái đất.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.3.2. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học động vật ở vườn quốc gia pù mát
* Nguyên nhân trực tiếp
- Săn bắn, bẫy bắt, buôn bán các loài động vật hoang dã: Săn bắn quá mức là một trong những nguyên nhân trực tiếp rõ ràng nhất gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật, và ảnh hưởng đến một số loài thú lớn, nổi tiếng. Tình trạng khai thác, buôn bán trái phépcác loài động vật hoang dã, vịphạm Pháp lệnh rừng trong thời gian qua xảy ra ởmức độkhá nghiêm trọng.
Bảng 22: Động vật hoang dã bịtịch thu qua săn bắn và buôn bánở địa bàn qua 3 năm (2009-2011)
Năm Sốvụ
Số lượng (cá thể)
Trọng lượng (kg)
Loài
2008 2 2 5 Khỉ mặt đỏ, rùa hộp trán vàng
2009 3 5 56 Lợn rừng, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn
2010 6 40 30,7 Khỉ mặt đỏ, nhím, tê tê, rùa đầu to, rùa núi viền, rùa hộp trán vàng.
Tổng 11 47 91,7
(Nguồn: Hạt kiểm lâm, VQG Pù Mát, 2011) Bảng 23: Thợ săn, người buôn bán ĐVHD và số sung săn hiện có trên địa bàn
Tt Hành vi Tương
Dương
Con Cuông AnhSơn Tổng
1 Thợ săn 27 30 19 76
2 Người buôn bán 6 20 1 27
3 Sốsúngsăn 412 267 141 820
(Nguồn: Hạt kiểm lâm, VQG Pù Mát, 2011)
Tuy nhiên, trong toàn bộsựsuy giảm đa dạng sinh học, chắc chắn nguyên nhân này không quan trọng bằng các nguyên nhân gián tiếp như phá huỷvà biến đổi nơi cư
Trường Đại học Kinh tế Huế
nguyên có thể thu hoạch được, điều này rất quan trọng đối với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Sự nhập nội các loài ngoại lai: có thể phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến các quần thể động vật hoặc thực vật bản địa . Những kẻ xâm chiếm này có thể ảnh hưởng bất lợi cho các loài bản địa do quá trình sử dụng các loài bản địa làm thức ăn, làm nhiễm độc chúng, cạnh tranh với chúng hoặc giao phối với chúng. Ví dụ:
thực tế có một loài ở VQG Pù Mát là khỉ đuôi dài là loài ngoại lai, vì nó không phân bố ở đây, Khỉ đuôi dài phân bố trong miền nam, năm 1988 người ta đã thảthửvào khu vực Phà Lài. Tuy nhiên về tác động của nó thì chưa ai đánh giá cả.
- Sựmởrộng đất nông nghiệp: mởrộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn vào đất rừng, đất ngập nước là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái đa dạng sinh học. Việc mởrộng diện tích đất nông nghiệp sẽlàm co hẹp diện tích phân bốtự nhiên và đe dọa trực tiếp đến sựtồn tại của các loài thực vật bản địa và các loài quý hiếm khác. Bên cạnh đó, các hoạt động của con người trong nông nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật như mang theo các mầm mống cỏdại xâm chiếm sinh cảnh của các loài bản địa.
Một mối đe dọa khác đến đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Pù Mát là hoạt động phá rừng làm nương rẫy của người dân địa phương. Phá rừng làm nương rẫy thực sựnghiêm trọngở phía phân khu Khe Khặng của Vườn quốc gia. Mặc dù Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế như dự án giao khoán đất rừng, dự án hỗ trợ vốn chăn nuôi, dự án đầu nguồn sông Cả, dự án dãn dân…nhưng ởnhiều vùng sâu, vùng xa do nhận thức của người dân còn kém vàđời sống còn quánhiêu khó khăn nên việc đốt rừng làm nương rẫy vẫn cònđang tồn tại.
- Khai thác gỗ, củi: Có rất nhiều cư dân sống trong và quanh VQG Pù Mát và nhiều trong số cư dân này rất nghèo. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc khai thác tài nguyên rừng và làm suy giảm đa dạng sinh học nói chung và suy giảm về tài nguyên động vật nói riêng. Bên cạnh khai thác gỗ để tăng thu nhập đảm bảo đời sống thì khai thác gố để làm giàu diễn ra tương đối mạnh trong những năm gần đây. Những hoạt động khai thác gỗ kiểu này đều có sự lựa chọn và chủ yếu do bọn lâm tặc thực
Trường Đại học Kinh tế Huế
hiện ở những vùng gần ranh giới vùng đệm trong VQG, nhất là dọc theo thung lũng ven sông.
Tình trạng khai thác gỗbất hợp pháp tuy đã giảm nhiều so với trước đây nhưng cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với ĐDSH nói chung và động vật nói riêng.
Bởi vì đồng hành với khai thác gỗ là các hoạt động bẫy bắt động vật để làm thực phẩm. Mặt khác, khai thác gỗ làm mất sự yên tĩnh của sinh cảnh và những thợ khai thác gỗ thường chiếm lĩnh các nguồn nước buộc các động vật rừng phải di chuyển vùng sống.
Việc chặt gỗtrái phép có tính chất hủy diệt nghiêm trọng không những gây tổn hại lớn đến cây rừng, phá vỡ cấu trúc rừng, làm giảm nguồn thức ăn và nơi ở của các loài động vật.
Trong thời gian qua, Hạt kiểm lâm của VQG Pù Mát đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn và giảm dần nạn khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
Kết quảcụthể như sau:
Bảng 24: Tổng hợp các vụvi phạm QLBVRởVQG Pù Mátqua 3 năm(2008–2010)
Năm Sốvụ
Gỗ(m3) Nộp ngân sách (1000đ)
Gỗxẻ Gỗtròn Tiền phạt
(nghìnđồng)
Tiền bán lâm sản
2008 23 33,969 10,679 3.450 118.700
2009 33 66,586 7,920 19.440 99.084
2010 10 26,105 6,017 21.150 209.139,6
Tổng 66 126,660 24,616 44.040 426.923,6
(Nguồn: Hạt kiểm lâm, vườn quốc gia Pù Mát) - Khai thác các sản phẩm phi gỗ: các sản phẩm khác ngoài gỗ như song mây, tre nứa, lá, cây thuốc được khai thác cho những mục địch khác nhau: để dùng, đểbán trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt là khu hệ động vật hoang dã đã bị khai thác một cách bừa bãi và kiệt quệ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Cháy rừng: VQG Pù Mát là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá và rất quan trọng của quốc gia. Nếu đểxảy ra cháy rừng không những thiệt hại tiền của, con người mà còn phá hủy đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái.
Trước khi thành lập Khu BTTN Pù Mát có một vài vụcháy xảy ra trong vùng lõi nhưng ảnh hưởng không lớn. Từ khi thành lập đến nay chưa để xảy ra cháy rừng trong VQG. Tuy nhiên việc PCCCR là rất quan trọng và là việc làm thường xuyên. Vì vậy hàng năm VQG Pù Mát đều xây dựng phương án công tác PCCCR và triển khai có hiệu quả.
* Nguyên nhân gián tiếp
- Xây dựng cơ bản: việc xây dựng cơ bản như giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp, thủy điện,... cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm mất đa dạng sinh học.
- Tăng dân số: dân số tăng nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đadạng sinh học của Việt Nam. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt: lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi tài nguyên thì hạn hẹp, nhất là tàinguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệquả tất yếu dẫn tới việc mởrộng đất nông nghiệp vào đất rừng và làmsuy thoái đa dạng sinh học.
- Sự nghèo đói: Các dân tộc thiểu số, người nghèo không có vốn để đầu tư lâu dài, sản xuất và bảo vệ tài nguyên. Họbắt buộc phải khai thác, bóc lột ruộng đất của mình, làm cho tài nguyên càng suy thoái một cách nhanhchóng hơn. Nhiều trường hợp nghèo quá, phải săn bắn vì mục đích tự cung tự cấp vẫn quan trọng xét trên mục đích cung cấp nguồn thực phẩm cho nhiều hộ gia đình.
- Ô nhiễm môi trường: Sự tác động của ô nhiễm môi trường đến sự suy thoái đa dạng sinh học là rất lớn. Ô nhiễm môi trường kéo theo sự suy giảm, nghèo kiệt đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái bị ô nhiễm. Một số hệ sinh thái thuỷ vực, đất ngập nước bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp.
- Chính sách kinh tế vĩ mô: đổi mới đã đem lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho kinh tếViệt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây về môi trường đã cho thấy sự suy thoái ởmức báo động, đặc biệt là suy thoái đất và hệsinh thái rừng. Một sốchính
Trường Đại học Kinh tế Huế
sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao đã là nguyên nhân làm mất đa dạng sinh học. Lợi nhuận của việc xuất khẩu các mặt hàng, các sản phẩm quý hiếmđã kích thích việc săn bắn, buôn báncác động vật hoang dạvà các sản phẩm của chúng.
- Chính sách kinh tếcộng đồng:
•Chính sách sửdụng đất: có vai trò quyết định đến phát triển kinh tếxã hội và đời sống của người dân. Do diện tích đất nông nghiệp ít nên phần lớn sốhộkhông có hoặc có rất ít ruộng nước. Đó là lý do khiến người dân phải phá rừng đểlấy đất canh tác.
• Chính sách lâm nghiệp: theo con đường làm ăn tập thể, các nông trường và các lâmtrường quốc doanh được thành lập. Một trong những nhiệmvụcủa lâm trường là khai thác gỗ theo kếhoạch của nhà nước. Nhưng vì nguồn lợi trước mắt mà một số trường hợp khai thác quá mức quy định.