- Khối lượng tín dụng bị hạn chế, một mặt do sự hạn chế tiềm lực tài chính của nhà cung cấp, mặt khác do
10. Hãy tính chi phí của tín dụng thương mai với điều khoản “2/10 net 40” khi doanh nghiệp trì hoãn thanh toán
3.3.2. Hợp đồng tín dụng luân chuyển
• Hợp đồng tín dụng luân chuyển là một thỏa thuận chính
thức giữa ngân hàng và doanh nghiệp, theo đó ngân hàng tạo sẵn một khoản tín dụng ở một mức nào đó (hạn mức tín dụng) cho doanh nghiệp sử dụng trong suốt một thời kỳ nhất định.
• Trong phạm vi còn lại của hạn mức tín dụng, doanh
nghiệp có thể vay bất cứ lúc nào và không cần phải cung cấp các điều kiện cho việc giải ngân.
• Việc cho vay và thu nợ được thực hiện theo đối tượng
tổng hợp chứ không theo từng lần với từng đối tượng cụ thể.
• Tiền lãi của phương thức tài trợ này được tính trên cơ sở
lãi suất thỏa thuận và tổng mức tín dụng doanh nghiệp đã sử dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải trả phí cam kết hàng năm bằng 0,25% tới 1% trên số tiền trong hạn mức mà công ty không sử dụng.
• Khi vay tiền theo hạn mức chính thức, doanh nghiệp phải
duy trì một khoản ký quỹ trung bình trên tài khoản tiền gửi không hưởng lãi, khoản tiền ký quỹ này được gọi là số dư tiền gửi bù trừ, do vậy số tiền doanh nghiệp thực tế sử dụng thấp hơn số tiền họ được vay
• Công Ty Sữa Việt Nam là một doanh nghiệp lớn và có uy
tín, năm 2010 công ty đã thương lượng với ngân hàng một hợp đồng tín dụng luân chuyển với hạn mức tín dụng chính thức là 100 tỷ đồng, công ty phải trả phí cam kết hàng năm bằng 1% trên hạn mức không sử dụng, lãi suất tính trên hạn mức đã sử dụng là 12%/ năm, số dư tiền gửi bù trừ được tính bằng 5% trên tổng hạn mức cộng thêm 10 % tính trên hạn mức đã sử dụng. Với các số liệu trên lãi suất hiệu dụng của các khoản vay theo hợp đồng tín dụng luân chuyển được tính như sau :
• Nếu trong năm 2010 không vay khoản nào: