Đại học Kinh tế Huế
Diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Điều đó cho thấy sự cố gắn của địa phương trong việc đưavào khai thác sử dụng đất hoang hóa cho sản xuất và các hoạt động khác hầu như hoàn toàn, nhưng cũng đồng nghĩa với khả năng khai thác đất hoang hóa và đất chưa sử dụng để mở rộng diện tích cho sản xuất là rất ít. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng ở đây tương đối lớn, đó là một tài nguyên của địa phương, nếu biết cách khai thác và sử dụng hợp lý thì nó sẽ đem lại một nguồn lợi kinh tế đáng kể.
Từ tổng quan tình hình đất đai của xã, ta thấy đây là một vùng đất chật người đông, khả năng khai hoang để mở rộng thêm diện tích là rất ít. Do đó, để phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế là phải đẩy mạnh đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng vật nuôi hoặc đầu tư buôn bán, phát triển các ngành nghề dịch vụ phù hợp với điều kiện của địa phương.
1.3.2.5. Cơ sở hạ tầng
Xã có tuyến đường tỉnh lộ 4B liên huyện dài 3,5km, rộng 8m, kết cấu mặt đường nhựa 3,5m, tỷ lệ nhựa hóa 100%. Đây là tuyến đường chính rất quan trọng để vận chuyển hàng hóa để giao lưu với các nơi khác. Đường liên thôn được bê tông hóa hầu như hoàn toàn. Giao thông nội đồng cơ bản được hoàn thành. Nhiều công trình xây dựng trường học, cơ quan làm việc có giá trị lớn được xây dựng và nâng cấp.
Xã 3 có bao trạm bơm với với hệ thống kênh mương dài 26,5km trong đó tỷ lệ bê tông hóa gần 27% tưới tiêu cho 337ha lúa nước. Gần đây đã xây dựng thêm trạm bơm Đông Phước 1, cũng cố hệ thống đê Diên Hồng, kè Thủ Lễ đang tiến hành xây dựng, xây dựng trạm bơm 3 cửa Phước Lý, giải tỏa lều quán trên đập ngăn mặn, chấn chỉnh luồng trạch trong khu vực nuôi trồng và giải phóng sáo mùng trên phá Tam Giang. 100% các hộ dân trong xã đã sử dụng điện dân dụng, xãđã có hệ thống nước sạch đi qua, tỷ lệ hộ sử dụng nước máy là 100%.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng ở đây tương đối thuận lợi và đầy đủ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày cho người dân, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều công trình đã xuống cấp cần tu bổ, xây dựngmới.
Đại học Kinh tế Huế
1.3.3. Thuận lợi và khó khăn về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Quảng Phước
1.3.3.1. Thuận lợi
Các cấp chính quyền của tỉnh, địa phương luôn quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động NTTS. Hàng năm trước mỗi vụ nuôi, các cơ quan khuyến ngư của tỉnh, huyện đều tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các chủ hộ nuôi tôm xen ghép.
Đặc biệt với chủ trương miễn giảm thuỷ lợi phí của Chính phủ đã góp phần khắc phục một số khó khăn cho bà con nuôi trồng.
Đa số các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã được giao đất mặt nước sử dụng lâu dài do đó hộ nuôi an tâm đầu tư, có ý thức hơn trong công tác bảo vệ hồ nuôi cũng như công tác tu bổ hồ hàng năm được tiến hành cẩn thận hơn.
Các hộ có thể sử dụng hồ nuôi tôm làm tài sản thế chấp vay ngân hàng. Đó là một điều kiện thuận lợi để hộ sản xuất được cung ứng vốn.
Trải qua nhiều năm nuôi tôm, có cả thành công lẫn thất bại do đó nhiều hộ đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm quý.
Lực lượng lao động trong gia đình tương đối dồi dào do đó các hộ sử dụng lao động trong gia đình là chủ yếu, tiết kiệm được một khoản chi phí.
1.3.3.2. Khó khăn
Diện tích đưa vào nuôi trồng bị nước tràn vào bờ ao đã thất thoát lượng lớn tôm mới thả và môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, gây sốc cho tôm làm cho17ha/34hộ có tôm bị bệnh môi trường và 2,15ha/5hộ có tôm dịch bệnh đốm trắng. Cuối vụ do ảnh hưởng của cơn bão số 9 ngày 29/9/2009 đã làm thiệt hại ước tính riêng trong nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản lên đến 2 tỷ 019 triệu đồng.
Ngoài ra hiện tượng ngọt hoá kéo dài làm cho một số ao ở dãy ngoài (khoảng 20ha) do hệ thống ao không đảm bảo, bờ ao thấp nên nước ngọt đã tràn vào làm cho cá Kình bị sốc độ mặn chết. Và ngọt hoá kéo dài cũng làm cho các ao nuôi tôm không thay nước được.
Đại học Kinh tế Huế
Giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi đó đầu ra chosản phẩm hạn chế, bấp bênh (giá tôm sú thấp, không có nơi tiêu thụ trong tỉnh ổn định, thường bị ép giá, ...nên hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản giảm thấp.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho vùng NTTS chưa được cải thiện đáng kể nhất là hệ thống xử lý nước thải, đa số bà con đều bơm nước bùn trực tiếp ra Đầm Phá.
Hệ thống NTTS của xã ta nằm trong vùng có biên độ thuỷ triều thấp khả năng lưu thông nước kém, thời gian nuôi tương đối dài (9 -16 năm) đã làm cho môi trường ao nuôi bị suy thoái do sử dụng thức ăn tươi, thức ăn tự chế biến và cho ăn không đúng liều lượng.
Ngoài ra, đa số ao nuôi là ao chìm nên quá trình cải tạo và xử lý đáy ao chưa được triệt để, những ao nuôi tôm vụ trước bị nhiễm bệnh vẫn còn tiềm ẩn mầm bệnh nên khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi rất dễ gây bùng phát dịch bệnh trong vụ nuôi tiếp theo.
Nhìn chung NTTS của ta vẫn còn thiếu tính bền vững, NTTS vẫn phụ thuộc vào tự nhiên, mức độ rủi ro cao, hiệu quả kinh tế còn thấp.
Thời tiết khí hậu thất thường, tạo ra tính thời vụ cao cho nuôi tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hoạt động nuôi tôm.
Mất mùa nhiều năm liên tiếp nên bây giờ không có vốn để đầu tư sản xuất, vấn để vay vốn cũng gặp khó khăn, một số hộ rơi vào trường hợp nợ quá hạn, không thể tiếp tục vay ngân hàng trong khi vay vốn ở tư nhân lại chịu mức lãi suất cao.
Không có tính hợp tác trong sản xuất, ý thức của một số người dân chưa cao, trìnhđộ còn thấp, trong nhiều trường hợp ao nuôi đã nhiễm bệnh nhưng không báo mà vẫn ngang nhiên thải nước bẩn ra bên ngoài gây dịch bệnh hàng loạt.Đại học Kinh tế Huế