ĐẦM PHÁ XÃ QUẢNG PHƯỚC
2. Bình quân trên 1 hộ (hộ)
2.1. Sản lượng Tấn/hộ 0,39 0,32 0,46
2.2. Giá trị sản xuất Tr.đ/hộ 36,63 28,82 45,15
2.3. Chi phí sản xuất Tr.đ/hộ 37,98 34,93 41,32
2.4. Lợi nhuận Tr.đ/hộ -1,36 - 6,11 3,83
(Nguồn:Số liệu điều tra 2011) Tính BQ/hộ thì ta thấy sản lượng BQ/hộ hình thức QCCT 0,32 tấn/hộ (3,2tạ/ha) còn hình thức BTC là 0,46 tấn/ha (4,6 tạ/ha) dẫn đến giá trị sản xuất theo hình thức BTC cao hơn hình thức QCCT tương ứng 45,15 tr.đ/hộ lớn hơn 28,82 tr.đ/hộ. Chí sản
Đại học Kinh tế Huế
dẫn đến lợi nhuân BQ/hộ lỗ 6,11 tr.đ, đối với hình thức BTC giá trị sản xuất BQ/hộ cao hơn chi phí sản xuất nên lợi nhuận BQ/hộ lãi 3,83 tr.đ. Từ những kết quả tính trên hộ và tính trên ha của hai hình thức chuyên canh, ta có thể kết luận là nuôi trồng thủy sản theo hình thức BTC có hiệu quả hơn hình thức QCCT. Vì vậy, chính quyền địa phương, các nông hộ cần có sự lựa chọn, cân đối, phát triển hình thức nuôi trồng cho phù hợp để nhằm phát huy được ưu thế của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao…
2.7. Các chỉ tiêu hiệu quả
Trong quá trình thực tế điều tra chúng tôi đã tổng hợp, phân tích số liệu để đưa ra được các chỉ tiêu kết quả của hoạt động xen ghép ở vùng đầm phá xã Quảng Phước theo hai hình thức nuôi QCCT và BTCở bảng 11 dưới đây.
Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả
Các chỉ tiêu hiệu quả ĐVT BQC Theo hình thức nuôi
QCCT BTC
1. VA/IC Lần 0,87 0,74 1,02
2. GO/IC Lần 1,87 1,74 2,02
3. Lợi nhuận/ Chi phí Lần - 0,05 - 0,17 0,09 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nuôi xen ghép của hai hình thức nuôi trên một ha diện tích mặt nước, chúng ta thấy chỉ tiêu năng suất thu hoạch của hình thức BTC cao hơn so với hình thức QCCT.
Nhận xét về chỉ tiêu GO/IC từ số liệu bảng ta thấy bình quân 01 đồng tổng chi phí sản xuất bỏ ra nuôi xen ghép sẽ tạo ra được 0,87 đồng giá trị sản xuất, cụ thể với hình thức QCCT 01 đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra được 0,74 đồng giá trị sản xuất, hình thức nuôi BTC tương ứng 1,02 đồng giá trị sản xuất. Đối với chỉ tiêu VA/IC và lợi nhuân/chi phí thì bình quân 01đồng chi phí trung gian bỏ ra nuôi xen ghép tạo ra được 0,87 đồng giá trị gia tăng, nhưng xét về sức sinh lời thì 01 đồng chi phí bỏ ra với hình thức nuôi BTC thì thu được 0,09 đồng lợi nhuận tương ứng – 0,17 đồng lợi nhuận đối với hình thức QCCT.
Đại học Kinh tế Huế
Vấn đề này cho chúng ta thấy cần có trình độ quản lý các yếu tố đầu vào chặt chẽ và hợp lý ở các hình thức nuôi này để tránh ô nhiễm vùng nước, sử dụng và kết hợp các nguồn lực một cách khoa học tránh lãng phí nhằm tăng lợi nhuận trong sản xuất. Qua số liệu trên ta nhận thấy nuôi theo hình thức BTC số hộ nuôi phần lớn thu được lợi nhuận còn QCCT phần lớn bị thua lỗ.
2.8. Thống kê sơ bộ về lợi nhuận chung của các hộ điều tra.
Quá trình nghiên cứu đã dẫn đến một số kết quả cuối cùng, và quá trình thống kê về lợi nhuận của cá hộ đãđược chúng tôi thể hiện chi tiết qua bảng 12 dưới đây.
Bảng 12: Thống kê sơ bộ về lợi nhuận của các hộ điều tra
Chỉ tiêu QCCT BTC BQC
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Lỗ 20 83,33 10 45,45 30 65,22
Lãi 4 16,67 12 54,55 16 34,78
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Qua bảng số liệu trên cho thấy các hộ nuôi xen ghép theo hình thức QCCT có hộ lỗ rất cao 20 hộ trong tổng số 24 hộ điều tra chiếm 83,33%, số hộ có lãi ít chỉ có 4 hộ tỷlệ 16,67% trái lại với hình thức BTC thì thì số hộ lãiđạt tỷ lệ 54,55% còn số hộ lỗ chiếm 45,45%. Như vậy số tỷ lệ hộ nuôi có lãi theo hình thức BTC cao hơn QCCT nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên chuyển hết qua hình thức BTC vì những hộ nuôi theo hình thức BTC vẫn còn tỷ lệ lỗ khá cao chiếm 45,45%.
Tóm lại việc xác định hiệu quả của các mức độ thâm canh chỉ mang tính tương đối. Nói hình thức nuôi trồng này hiệu quả hơn hình thức nuôi trồng khác thì chúng ta nên đặt nó trong từng trường hợp cụ thể. Mỗi người dân phải tự xác định lấy mức độ đầu tư của mình, bởi vì mỗi nông hộ có một nguồn lực nhất định không ai giống ai về khả năng đầu tư vốn, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên về đất đai, môi trường nước, để từ đó có hướng nuôi trồng đạt kết quả tốt nhất.
2.9. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các nông hộ
Đối tượng nuôi xen ghép tôm, cua, cá có thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi.
Đại học Kinh tế Huế
được thu mua, không có hiện tượng sản xuất ra không có nơi tiêu thụ. Đến vụ thu hoạch thì các thương lái chủ động liên lạc để thương lượng giá cả, người nuôi trồng có nhiều cơ hội để lựa chọn người mua hơn. Tuy nhiên, thị trường và kênh phân phối sản phẩm ở đây còn khá đơn điệu, có nhiều điều bất lợi cho người nuôi trồng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường ngoài tỉnh dùng cho xuất khẩu còn chợ ở địa phương chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng sản lượng, chỉ khi nào các loài thủy sản quá nhỏ không đạt kích cỡ hoặc bị dịch bệnh thương lái không thu mua thì mới đem ra bán ở chợ địa phương. Hầu hết sản phẩm được bán hết cho thương lái một phần rất ít dùng cho gia đình, thủy sản chủ yếu bán ngay tại hồ, bán cho thương lái không có hợp đồng mua bán chỉ nói bằng lời nói, thương lái không có ký cam kết bao tiêu sản phẩm của người nuôi trồng. Các loài thủy sản không trực tiếp đến với các nhà chế biến mà phải qua rất nhiều trung gian do đó giá bán không cao, bình quân bán với giá khoảng 80 – 160 nghìn đồng/kg đối với tôm sú, 100 – 150 nghìn đồng/kg đối với cua và 60 – 80 nghìnđồng/kg đối với cá kình.