ĐẦM PHÁ XÃ QUẢNG PHƯỚC
2.3. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Căn cứ vào những đặc điểm cơ bản về tình hình nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua của xã Quảng Phước ta đã phần nào có cái nhìn sơ lược về năng lực sản xuất của các hộ điều tra. Năng lực sản xuất của các hộ lao động là một trong những yếu tố quan trọng mang đến thành công trong công việc nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm xen ghép nói riêng, việc nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản của năng lực hộ sẽ
Đại học Kinh tế Huế
giúp cho chúng ta có thêm cơ sở để trả lời cho một số câu hỏi liên quan chẳng hạn như
“ tại sao trong một địa bàn, cùng một nơi sản xuất thì kết quả thu được của các hộ dân lại có sự chênh lệch lẫn nhau. Tương tự nó cũng sẽ góp phần trả lời cho mốt số vấn đề liên quan đến các khâu kĩ thuật, chăm sóc, đổi mới công nghệ …. Quá trình điều tra những chỉ tiêu cơ bản này đãđược chúng tôi trình bày tại bảng 06.
Diện tích nuôi trồng thủy sản ở đây bình quân chung 0,53 ha, phải nói là một diện tích nuôi khá lớn. Xét về độ tuổi bình quân của chủ hộ là 50,65 tuổi, đối với những người trẻ tuổi thì có thể nắm bắt kiến thức, kỹ thuật trong nuôi trồng một cách nhanh chóng nhưng kinh nghiệm nuôi lại ít hơn và ngược lại đối với những người lớn tuổi hơn, vì vậy có thể nói độ tuổi của chủ hộ nuôi xen ghép của địa phương là độ tuổi vừa có kinh nghiệm trong sản xuất vừa có khả năng nắm bắt kỹ thuật một cách dễ dàng.
Bảng 06: Năng lựcsản xuấtcủa hộ điều tra
(Nguồn:Số liệu điều tra năm 2011) Trình độ văn hóa có ảnh hưởng lớn đến khả năng nuôi trồng của các nông hộ nuôi xen ghép,ở đây số lớp bình quân của các hộ nuôi QCCT là 5,13 và BTC là 5,18 và bình quân chung là 5,15 lớp. So với mặt bằng chung nông thôn trong cả nước và đặc biệt ở xã Quảng Phước, một xã thấp trũng của huyện Quảng Điền điều kiện để
STT CHỈ TIÊU ĐVT QCCT BTC BQC
1 Số hộ nuôi Hộ 24 22 46
2 Tổng diện tích Ha 12,85 11,65 24,50
3 Diện tích bình quân/ hộ Ha 0,54 0,53 0,53
4 Độ tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 51,42 49,82 50,65
5 Trìnhđộ bình quân Lớp 5,13 5,18 5,15
6 Tổng số nhân khẩu Người 137 119 256
7 Bình quân laođộng/hộ Người 2,63 2,41 2,52
8 Số năm kinh nghiêm nuôiĐại học Kinh tế HuếNăm 11,58 12 11,78
kiện thuận lợi cho quá trình nuôi, họ có khả năng hạch toán kinh tế quá trình sản xuất kinh doanh của mình, thuận tiện cho việc chuyển giao công nghệ, trao đổi kiến thức kinh nghiệm nuôi. NTTS nói chung và nuôi xen ghép nói riêng đòi hỏi đầu tư khá lớn, rủi ro khá cao do đối tượng nuôi là các cơ thể sống nên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết khí hậu, môi trường vùng nuôi. Theo như tham khảo ý kiến của cán bộ thủy sản của xã và thông tin tìm hiểu được khi đi điều tra thì các hộ nuôi trồng ở đây chủ yếu dựa theo kinh nghiệm có được sau nhiều năm nuôi, mỗi người có một cách thức nuôi riêng biệt. Số năm kinh nghiệm nuôi bình quân của hộ là 11,78 năm là tương đối cao với số năm kinh nghiệm như thế này thì hộ nuôi có thể chủ động trong các tình huống khi có dịch bệnh xảy ra để đối phó kịp thời và có thể áp dụng những kinh nghiệm quý báu đãđúc kết được trong các vụ nuôi trước để có thể đạt kết quả tốt hơn .Trong đó hộ nuôi QQCT là 11,58 năm, hộ nuôi BTC là 12 năm. Như vậy hộ nuôi theo hình thức BTC có số năm nuôi trồng lớn hơn hộ nuôi theo hình thức QCCT. Đó là một lợi thế cho các hộ nuôi BTC vì nuôi theo hình thức này yêu cầu kỹ thuật cao hơn QCCT và có kinh nghiệm hơn thì kết quả nuôi mới đạt cao. Lao động đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nuôi trồng, bình quânchung lao động của hộ nuôi là 2,52 lao động, có thể nói lực lượng lao động tương đối dồi dào có thể giải quyết tình trạng khan hiếm lao động trong lúc thời vụ căng thẳng.
Đến đây ta có một nhận xét chung về năng lực sản xuất của nông hộ ở xã Quảng Phước một cách sơ lược như sau, về nhân lực thì đã hội đủ điều kiện cho quá trình sản xuất, đảm bảo có thể cung ứng đủ cho quá trình sản xuất, về trình độ và khả năng nhận thức, thì đây là một địa phương có tỷ lệ người biết chữ tương đối cao, những người có trình độ từ cấp hai trở lên cũng rất là nhiều, đây cũng chính là nguyên nhân mà trong những năm vừa qua có rất nhiều dự án hỗ trợ về phát về thủy sản đầu tư ở đây.
2.3.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ
Tư liệu sản xuất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng của nông hộ. Sở dĩ đề tài tiến hành phân tích mức độ trang bị TLSX theo hình thức nuôi bởi đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất sau này.
Đại học Kinh tế Huế
Ở bảng 07, máy nổ được các nông hộ chú trọng đầu tư hơn cả BQC 0.83 cái tương ứng với giá trị 5,67 tr.đ, cụ thể hộ nuôi theo hình thức BTC 0.91 cái tương ứng với giá trị 5,25 tr.đ hộ nuôi theo hình thức QCCT là 0.75 cái giá trị tương ứng 6,06 tr.đ bình quân chung với số tiền 5,67 tr.đ/hộ để đầu tư vào máy nổ là một số tiền không nhỏ. Hộ nuôi theo hình thức BTC có sự đầu tư lớn hơn hộ nuôi QCCT. Một tư liệu sản xuất không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi đó là giàn sục khí, nó có tác dụng tạo oxi cho cho đối tượng nuôi tránh trường hợp đối tượng nuôi bị thiếu oxy trong những lúc thời tiết khắc nghiệt hoặc là khi có dịch bệnh xảy ra. Số lượng giàn sục khí BQC 0.31 cái với giá trị tương ứng 1,26 tr.đ, hình thức BTC bình quân 0.41 cái/hộ với giá trị 1,61 tr.đ , hình thức QCCT 0.21 cái/hộ với giá trị 0,94 tr.đ.
Bảng 07: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (Tính BQ/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT QCCT BTC BQC
1. Máy nổ SL Chiếc 0,75 0,91 0,83
GT Tr.đ 6,06 5,25 5,67