Kết cấu hệ thống phun xăng

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống phun xăng trực tiếp trên cơ sở Lexus LS460L 1URFSE 2010. Thiết kế mô hình hệ thống phun xăng – đánh lửa điện tử (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 2. KẾT CẤU HỆ THỐNG PHUN XĂNG TRÊN XE CƠ SỞ LEXUS

2.3. Kết cấu hệ thống phun xăng

2.3.1. Sơ đồ bố trí

1 – Ống phân phối nhiêu liệu cho kim phun đa điểm; 2 – Bơm nhiên liệu cao áp; 3 – Thùng xăng; 4 – Cảm biến áp suất nhiên liệu; 5 – Mạch điều khiển bộ thu hồi hơi xăng; 6 – Bộ thu hồi hơi xăng; 7 –Van chặn hơi xăng; 8 – Bơm nhiêu liệu ( thấp áp); 9 – Giắc kết nối;

10 – Van điều áp; 11 – Vòi phun nhiên liệu cao áp; 12 – Ống phân phối nhiên liệu cao áp; 13 – Vòi phun nhiên liệu đa điểm

2.3.2. Thùng xăng

Thùng xăng là nơi chứa xăng để phục vụ cho ô tô trong suốt quá trình ô tô hoạt động.

Chiếc xe Lexus LS460L được trang bị thùng xăng với dung tích khá lớn so với các dòng xe Sedan khác, đó là 84 lít. Với lượng xăng như thế cộng với thế mạnh xe Hybrid tiết kiệm nhiên liệu rất thích hợp để xe di chuyển những hành trình xa mà không cần phải nạp nhiên liệu nhiều

Hình 2. 7 Cấu tạo hệ thống phun xăng

Hình 2. 8 Thùng xăng

Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Đinh Diệp Đức Vinh

16 lần.

2.3.3. Bơm nhiên liệu

Bơm nhiên liệu là một máy bơm áp suất thấp, cung cấp áp suất nhiên liệu tối đa ở mức 400 KPa hệ thống cung cấp nhiên liệu. Chức năng cơ bản của bơm nhiên liệu là chuyển nhiên liệu từ thùng nhiên liệu đến các hệ thống nhiên liệu áp suất cao và áp suất thấp, để kiểm soát và điều chỉnh tốc độ động cơ, tải và điều kiện hoạt động.

Xe được trang bị loại bơm nhiên liệu với dòng làm việc thấp, giúp giảm tiêu thụ năng lượng và tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra trong bơm nhiên liệu còn được trang bị một bộ lọc và máy đo mức nhiên liệu.

2.3.4. Bơm cao áp

Bơm cao áp bao gồm một piston, van điều khiểu tràn, van kiểm tra và bộ giảm xóc được lắp ở đầu vào nhiên liệu. Bơm nhiên liệu áp suất thấp chuyển nhiên liệu có áp suất từ 4 – 13 Mpa vào bơm cao áp, bơm cao áp đẩy áp suất nhiên liệu lên cao rồi đưa đến ống phân phối nhiên liệu. Nguyên lý hoạt động của bơm cao áp được thể hiện ở hình sau ( Hình 2.10).

Hình 2. 10 Cấu tạo bơm cao áp Hình 2. 9 Bơm xăng ( Bơm áp suất thấp )

Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Đinh Diệp Đức Vinh

17

Trục cam là bộ phận chính dẫn động bơm cao áp, nó điều khiển piston di chuyển lên xuống bởi các vấu cam có dạng hình bầu dục. Trong một vòng quay của trục cam thì piston sẽ di chuyển 2 hành trình đi và về. Van điều khiển tràn được sử dụng để kiểm suất áp suất xả của bơm, nó được mở và đóng bởi trình điều khiển kim phun EDU dưới sự quyết định của ECM.

Nhiệm vụ của van kiểm tra là kiểm tra xem áp suất nhiên liệu có đủ lớn hay chưa, khi áp suất này đạt từ 60kPa thì van sẽ mở để cho nhiên liệu đi vào ống phân phối

2.3.5. Vòi phun nhiên liệu (MPI)

Vòi phun sử dụng cho hệ thống phun trực tiếp là loại vòi phun có 12 lỗ, với kích thước nhỏ gọn và độ bền cao thì vòi phun dễ dàng được lắp đặt vào hệ thống.

Vòi phun đa điểm là vòi phun với áp lực phun nhiên liệu nhỏ, lấy áp suất trực tiếp từ bơm nhiên liệu tại thùng xăng để phun vào trước cổng nạp.

Hình 2. 12 Vòi phun nhiên liệu (MPI) Hình 2. 11 Bơm cao áp

Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Đinh Diệp Đức Vinh

18 2.3.6. Vòi phun nhiên liệu (GDI)

Vòi phun sử dụng các lỗ phun là bộ đôi khe hẹp nằm ở đầu vòi phun. Mỗi kim phun dựa trên tín hiệu từ ECM để đo lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt. Nhiêu liệu được bơm trực tiếp vào buồng đốt dưới dạng sương mù. Một loại chất cách điện được sử dụng ở đầu vòi phun trong khu vực mà vòi phun tiếp xúc với xy lanh. Phốt Teflon được sử dụng để bịt kín đầu xy lanh khiến cho áp suất sinh ra từ quá trình đốt không bị rò rỉ ra bên ngoài, việc sử dụng phốt Teflon nhằm mục đích giảm độ rung và tiếng ồn. Ngoài ra ở đầu vòi phun còn được phủ một lớp chất đặc biệt để ngăn các cặn bám trong vòi phun.

2.3.7. Lọc nhiên liệu

Hình 2. 14 Vòi phun nhiên liệu (GDI)

Hình 2. 13 Cấu tạo và bố trí vòi phun (GDI)

Hình 2. 15 Lọc nhiên liệu sử dụng cho xe Lexus

Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Đinh Diệp Đức Vinh

19

Chức năng: Bộ lọc nhiên liệu ô tô là một bộ phận nằm ở phía dưới gầm xe, nắp capo xe hoặc trong bình nhiên liệu. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là lọc sạch bụi bẩn và các chất cặn có trong nhiên liệu. Khi hoạt động nhiên liệu động cơ sẽ đi qua một bộ lọc được thiết kế

hiện đại nhằm loại bỏ tạp chất và cặn bã giúp nhiên liệu trong sạch hơn. Điều này nhằm cung cấp nhiên liệu cho động cơ hoạt động êm ái hơn và không bị tắc nghẽn hay gây tiêu hao nhiên liệu.

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống phun xăng trực tiếp trên cơ sở Lexus LS460L 1URFSE 2010. Thiết kế mô hình hệ thống phun xăng – đánh lửa điện tử (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)