Bảo dưỡng các chi tiết

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống phanh, lái, treo xe Toyota Hilux 2.4G. Thiết kế mô hình dẫn động động cơ với hệ thống truyền lực ô tô con (Trang 60 - 71)

5.1. Bảo dưỡng hệ thống phanh xe Hilux

5.1.3. Bảo dưỡng các chi tiết

5.1.3.1. Kiểm tra đường ống phanh.

Kiểm tra tại khu vực được chiếu sáng tốt. Quay hết cỡ các bánh trước sang bên phải hoặc bên trái trước khi bắt đầu kiểm tra.

Kiểm tra theo trình tự sau:

Bước 1: Dùng gương, kiểm tra toàn bộ bề mặt ngoài của các đường ống phanh xem có các tình trạng xì, nứt vỡ không.

Hình 5. 1. Kiểm tra đường ống dầu phanh.

Bước 2: Kiểm tra độ kín của tất cả các kẹp và kiểm tra xem các chỗ nối có rò rỉ không.

Bước 3: Kiểm tra rằng các ống nối và các đường ống không ở gần các cạnh sắc, các chi

tiết chuyển động hoặc hệ thống xả.

Bước 4: Kiểm tra rằng các đường ống đã được lắp chính xác và được luồn qua tâm của các vòng đệm.

Những lưu ý về đường ống dầu phanh:

- Vì đường ống phanh là một trong những chi tiết quan trọng liên quan đến an toàn của xe, do đó sẽ phải tháo và kiểm tra các bộ phận nếu thấy có rò rỉ dầu phanh. Nếu tìm thấy bất cứ điều gì bất thường, hãy thay mới bộ phận đó.

- Khi tháo các chi tiết của hệ thống phanh, hãy bịt các chỗ nối ống của đường ống phanh để tránh dị vật như bụi bẩn lọt vào bên trong đường ống.

- Không làm hỏng hoặc biến dạng các đường ống phanh khi tháo hoặc lắp chúng.

- Khi lắp vòng đệm cao su vào thân xe, hãy ấn chặt vòng đệm vào thân xe

- Khi lắp ống phanh hoặc ống mềm, chắc chắn rằng các ống không bị xoắn hoặc bị bẻ cong.

- Nếu đầu của ống mềm không khớp với rãnh trên giá bắt, hãy xoắn nhẹ ống để cắm nó vào.

- Các ống mềm không được dính dầu giảm chấn, mỡ..

- Khi lắp ống phanh bằng kẹp nhựa, hãy chắc chắn rằng ống phanh không bị tuột hoặc bị bóp méo.

- Sau khi lắp ống phanh và ống mềm, chắc chắn rằng chúng không ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

5.1.3.2. Kiểm tra mức dầu phanh.

Kiểm tra mức dầu trong bình chứa dầu. Nếu nằm trong khoảng MAX và MIN thì được, còn nằm dưới phần MIN thì kiểm tra xem có rò rỉ không.

47

Hình 5. 2. Bình chứa dầu của xi lanh phanh chính.

Xả khí xilanh phanh chính:

Thao tác như sau: tháo rời xilanh phanh chính, dùng cây vít cạnh đóng vai trò như một cây ty. Dùng tay ấn mạnh vào đồng thời tay kia bịt đường dầu ra, làm như vậy 5 hoặc 6 lần rồi kiểm tra lại.

Lưu ý:

+ Để tránh dầu phanh làm hư hỏng bề mặt sơn, hãy che các chi tiết xung quanh bằng giẻ mềm.

+ Hãy rửa sạch tay trước khi xả khí xilanh phanh chính để tránh chất bẩn tích tụ trong hệ thống phanh. Các chất bẩn như cặn dầu thô, cặn bẩn … có thể làm hệ thống phanh hoạt động không chính xác.

Xả khí đường dầu phanh:

Bước 1: Đổ đầy dầu phanh vào xilanh chính (bơm cái).

Bước 2: đạp bàn đạp phanh nhiều lần để đưa dầu phanh tới cơ cấu phanh bánh xe.

Bước 3: Người lái đạp bàn đạp 5->6 lần thấy bàn đạp hơi cứng thì giữ nguyên bàn đạp, người thợ dưới gầm nới ốc xả gió 1->2 vòng ren, quan sát dầu và khí chảy ra, khi nào hết chảy người thợ vặn ốc xả gió lại và nhả bàn đạp.

Bước 4: Người lái tiếp tục đạp nhiều lần và giữ nguyên bàn đạp ở vị trí nặng, người thợ tiếp tục xả gió giống lần trước, quan sát thấy dầu chảy ra đều không có bọt khí thì được.

Bước 5: Sau đó vặn ốc xả gió lại.

Bước 6: Tiếp tục như vậy với các bánh xe còn lại.

Lưu ý: Nếu xilanh chính có ốc xả gió thì phải xả gió ở đó trước, xả gió ở các bánh xe xa xilanh chính trước.

Hình 5. 3. Ốc xả gió ở xi lanh bánh sau.

Hình 5. 4. Ốc xả gió ở xi lanh bánh trước.

49

5.1.3.3. Kiểm tra bàn đạp phanh.

Bước 1: Tháo kết nối công tắc đèn phanh, nới lỏng ốc chặn và di chuyển công tắc đèn phanh đến vị trí nơi nó không tiếp xúc với cần bàn đạp phanh.

Bước 2: Điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh bằng cách vặn cần đỡ ( theo chiều mở ốc chặn).

Bước 3: Bắt vít của công tắc đèn phanh cho đến khi nó tiếp xúc với bàn đạp phanh (chỉ trước khi bàn đạp phanh bị đõ̉y di chuyển), vặn ngược cụng tắc đốn phanh trở lại ẵ đến 1 vòng và xiết chặt ốc chặn.

Bước 4 : Gắn giắc nối của công tắc đèn phanh.

Hình 5. 5. Công tắc đèn phanh.

Hình 5. 6. Ốc điều chỉnh độ cao bàn đạp phanh

Hình 5. 7. Ốc điều chỉnh đèn phanh.

Bước 5: Kiểm tra đèn phanh.

 Kiểm tra khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh.

Bước 1: Tháo thảm lót ở dưới bàn đạp phanh.

Bước 2: Khởi động động cơ, đạp chân phanh với lực xấp xỉ 500N và đo khoảng cách giữa chân phanh và sàn xe. Giá trị tiêu chuẩn: 82mm hoặc hơn.

Nếu khoảng cách vượt qua giá trị tiêu chuẩn thì kiểm tra xem có không khí trong đường ống dầu và bề dày của bố phanh hoặc guốc phanh và sự kéo rê ở trong thắng tay.

Điều chỉnh và thay thế các chi tiết hư hỏng. Sau đó lắp thảm lót trở lại.

 Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh.

Hành trình tự do của bàn đạp phanh từ 3-8mm. Trình tự kiểm tra như sau:

Bước 1: Tắt động cơ và đạp phanh một vài lần cho đến khi không còn chân không trong bộ trợ lực phanh.

Bước 2: Đạp bàn đạp phanh cho đến khi cảm nhận được có lực cản nhẹ. Hãy đo khoảng cách như trong hình vẽ:

Nếu hành tự do không như tiêu chuẩn, hãy kiểm tra khe hở của công tắc đèn phanh.

5.1.3.4. Kiểm tra phanh trước.

Dùng quy trình tương tự cho hệ thống phanh bên trái và phanh bên phải, Quy trình sau là cho phía bên trái.

Bước 1: Cho xe lên cầu nâng, dùng súng hơi và tuýp 19 bắn tất cả bánh xe.

Hình 5. 8. Kiểm tra hành trình bàn đạp phanh

51

Hình 5. 9. Cụm phanh trước sau khi tháo bánh xe.

Bước 2. Dùng cờ lê 14 tháo heo.

Hình 5. 10. Cụm phanh trước sau khi tháo cụm xi lanh.

Bước 3: Kiểm tra xi lanh phanh và piston: Kiểm tra lỗ xi lanh và piston phanh đĩa phía trước xem có bị gỉ hoặc bị xước không. Nếu cần thiết, hãy thay xi lanh phanh đĩa phía trước và piston.

Bước 4: Kiểm tra độ dày má phanh.

Dùng thước thẳng, đo độ dày của má phanh đĩa phía trước. Độ dày nhỏ nhất: 1 mm Chiều dày của chi tiết mới: 11 mm

Nếu độ dày má phanh đĩa phía trước nhỏ hơn hoặc bằng giá trị nhỏ nhất, hãy thay thế các má phanh đĩa phía trước.

Lưu ý: Hãy nhớ kiểm tra độ dày của đĩa phanh trước khi thay mới má phanh đĩa phía trước.

Hình 5. 11. Đo độ dày má phanh.

Bước 5: Kiểm tra miếng đỡ má phanh đĩa phanh trước.

Chắc chắn rằng các miếng đỡ má phanh đĩa có đủ độ đàn hồi, không bị biến dạng, nứt hoặc mòn và không bị gỉ và bẩn.

Nếu cần thiết, hãy thay thế các miếng đỡ má phanh đĩa phía trước.

Bước 6: Kiểm tra độ dày của đĩa phanh.

Dùng panme, đo độ dày của đĩa phanh trước: độ dày nhỏ nhất: 18 mm ,chiều dày của chi tiết mới: 20 mm.

Nếu độ dày đĩa phanh nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay đĩa phanh trước.

Bước 7: Kiểm tra độ đảo của đĩa phanh.

Bước 8: Kiểm tra độ rơ của vòng bi moay ơ cầu trước và độ đảo của moay ơ cầu trước.

(quy trình được thể hiện phía dưới).

Gióng thẳng các dấu ghi nhớ của đĩa phanh và moay ơ cầu trước, và lắp đĩa phanh trước.

Dùng SST để giữ đĩa phanh trước, xiết chặt đĩa phanh trước bằng 4 đai ốc moay ơ.

Hình 5. 12. Đo độ dày đĩa phanh.

53

Dùng đồng hồ so, đo độ đảo của đĩa phanh tại điểm cách mép ngoài của đĩa phanh trước là:10 mm, độ đảo đĩa phanh lớn nhất: 0,05 mm.

Nếu độ đảo lớn hơn giá trị lớn nhất, hãy thay đổi các vị trí lắp của phanh đĩa phía trước và moay ơ cầu trước để cho độ đảo trở nên nhỏ nhất. Nếu chiều dày đĩa phanh trước nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay đĩa phanh trước.

Bước 9: Sau khi kiểm tra thay thế các linh kiện bị hư, vệ sinh các linh kiện còn sử dụng lại được, ráp vào.

5.1.3.5. Kiểm tra phanh sau.

Dùng quy trình tương tự cho hệ thống phanh bên trái và phanh bên phải, Quy trình sau là cho phía bên trái.

Cách kiểm tra phanh tang trống xe Toyota Hilux:

Bước 1: Tháo nắp chụp ốc hãm, dùng súng và tuýp 32 bắn ốc hãm ra

Hình 5. 14. Tháo ốc giữ trống phanh.

Hình 5. 13. Đo độ đảo của phanh.

Bước 2: Lấy trống phanh ra.

Hình 5. 15. Phanh sau khi tháo trống phanh.

Bước 3: Kiểm tra các chi tiết trong phanh sau

 Guốc phanh thường làm bằng thép và má phanh được gắn trên guốc phanh bằng đinh rivê. Công việc bảo dưỡng chính của phanh là thay má phanh. Một số phanh tang trống thiết kế thêm lỗ quan sát để có thể nhận biết độ mòn của má phanh. Má phanh phải được thay khi mòn đến hạn.

 Nếu sử dụng má phanh quá mòn, đầu đinh rivê cọ vào trống phanh gây mòn trống phanh. Nếu để mòn đến trống phanh thì chi phí để sửa chữa hoặc thay thế sẽ lớn hơn nhiều so với má phanh.

 Chiều dày má phanh và đường kính trống phanh phải được kiểm tra theo lịch bảo dưỡng đã định. Thay thế nếu giá trị đến hạn.

Bước 4: Sau khi kiểm tra các kích thước trên phanh tang trống của xe ô tô cần thực hiện gia công hoặc thay thế các chi tiết trên hệ thống phanh tang trống của xe ô tô nếu vượt quá tiêu chuẩn về kỹ thuật của nhà sản xuất

 Nhám lại bề mặt tang trống, hoặc láng bề mặt tang trống nếu đường kính tang trống vượt quá kích thước cho phép phải thay tang trống

 Nhám lại bề mặt má phanh hoặc thay má phanh nếu về dày của má phanh không đảm bảo hoặc má phanh bị hư hỏng

55

 Vệ sinh, bôi mỡ các cơ cấu của hệ thống phanh tang trống rồi tiến hành lắp lại

Hình 5. 16. Phanh sau khi được vệ sinh và lắp lại.

Bước 5: Chỉnh cho phanh vừa ăn, sau đó lắp trống phanh.

Bước 6: Xả gió ở hệ thống dầu trợ lực phanh của các bánh xe. Chú ý xả gió ở xa trước, ở gần sau. Sau khi xả gió, lấy nước tạt cho trôi dầu phanh nhằm tránh dầu phanh ăn sơn xe.

Bước 7: Dùng tuýp 19 và súng hơi bắn bánh sau vô.

Bước 8: Hạ cầu, dùng cần lực xiết lại các bánh xe 1 lượt nữa.

Hình 5. 17. Xiết lực lại các bánh xe.

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống phanh, lái, treo xe Toyota Hilux 2.4G. Thiết kế mô hình dẫn động động cơ với hệ thống truyền lực ô tô con (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)