Bảo dưỡng hệ thống treo xe Toyota Hilux

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống phanh, lái, treo xe Toyota Hilux 2.4G. Thiết kế mô hình dẫn động động cơ với hệ thống truyền lực ô tô con (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 7: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO XE TOYOTA

7.1. Bảo dưỡng hệ thống treo xe Toyota Hilux

7.1.1. Bảo dưỡng hằng ngày.

- Quan sát hệ thống treo trước có bị chảy dầu hay không.

- Tra mỡ ắc nhíp sau.

- Trong lúc di chuyển để ý các tiếng động lạ từ hệ thống.

7.1.2. Bảo dưỡng định kì.

Sau khoảng 100.000km, những hao mòn có thể xuất hiện ở hệ thống treo. Do đó cần kiểm tra các chi tiết có bị mòn hoặc bị biến dạng hay không.

7.1.3. Bảo dưỡng các chi tiết.

Bước 1: Lái thử xe ô tô. Hãy lái thử xe 1 lần và chú ý tập trung cao độ nhất có thể để phát hiện ra lỗi.

Hạ cửa sổ xe xuống và cố gắng chú ý vào bất kỳ tiếng ồn nào phát ra từ xe. Nếu lái xe nghe thấy bất kỳ một âm thanh nào đó, hãy tập trung tìm kiếm nơi chúng phát ra. Một số âm thanh lạ phát ra từ hệ thống treo của ô tô như:

Bảng 7. 1. Một số âm thanh lạ của hệ thống treo.

Âm thanh Nguyên nhân Âm thanh như

tiếng gõ cửa (cộc cộc)

Âm thanh này xảy ra khi có va chạm mạnh và báo hiệu thanh chống hoặc đinh tán thanh chống, hoặc khớp bi có vấn đề.

Âm thanh liên tục

Âm thanh ổn định và càng ngày càng to khi xe di chuyển nhanh hơn. Điều này xảy ra khi vòng bi bánh xe trục trặc hoặc nguyên nhân xuất phát từ lốp xe.

Âm thanh huyên náo (leng keng)

Âm thanh nghe như có va chạm mạnh giữa các thanh kim loại, có thể xuất phát do trục trặc từ bu lông hoặc các chi tiết đầu nối bị hỏng.

Bước 2: Kiểm tra bên ngoài xe. Khi thu thập đủ thông tin, lái xe nên đánh xe vào chỗ vắng nào đó và thiết lập hệ thống phanh tay.

Hãy chắc chắn để động cơ xe nguội hẳn, tầm 30 phút sau khi lái thử là đủ, trước khi bắt đầu kiểm tra xe. Đeo gang tay và chuẩn bị các vật dụng cần thiết.

Bước 3: Nhún mạnh xe ô tô. Cẩn thận đặt chắc tay vào chỗ giao nhau của mui xe và chắn bùn, ấn mạnh vào hệ thống treo đến khi xe nảy mạnh lên. Trong lúc đó, nếu lái xe quan sát thấy xe nảy đều thì đây là tín hiệu tốt báo hiệu thanh chống vẫn hoạt động tốt.

Bằng cách này, lái xe nên cố gắng kiểm tra thanh chống tại 4 góc xe để xem chúng có trục trặc nào không.

Bước 4: Nâng xe ô tô lên. Sử dụng kích nâng góc xe lên tầm vừa đủ để lốp xe không chạm đất nhưng vẫn đảm bảo xe đứng an toàn.

Bước 5: Kiểm tra độ rung của bánh xe. Giữ chặt lốp xe và bắt đầu lắc mạnh bánh xe tay đặt theo hướng 9h-3h và 12h-6h. Nếu thấy có bất cứ chuyển động nào khác thường từ bánh, có thể một số chi tiết nào đó của xe đã bị bào mòn.

Chú ý: Các chuyển động khác thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nên lái xe cần kiểm tra và có các phán đoán chính xác.

7.1.3.1. Kiểm tra, xiết bu lông, đai ốc gầm

Kiểm tra xem bulông và đai ốc trên các vị trí lắp ráp của gầm xe như sau có bị lỏng không. Nếu bị lỏng ra thì thực hiện xiết lại các bu lông gầm xe đảm bảo tiêu chuẩn.

Hình 7. 1. Xiết lại các bu lông dầm chữ A.

1. Dầm giữa x Thân xe; 2. Đòn treo dưới x Dầm ngang; 3. Rôtuyn x Đòn treo dưới; 4. Dầm ngang x Thân xe; 5. Đòn treo dưới x Dầm ngang; 6. Dầm giữa x Dầm ngang.

Hình 7. 2. Xiết các bu lông gầm xe.

7. Tấm truyền mômen phanh đĩa x Cam lái; 8. Rôtuyn x Cam lái; 9. Giảm chấn x Cam lái;

10. Khớp nối thanh ổn định x Giảm chấn; 11. Thanh ổn định x Khớp nối thanh ổn định; 12. Thân cơ cấu lái x Dầm ngang; 13. Thanh ổn định x Thân xe; 14. Đai ốc hãm đầu thanh nối; 15. Đầu thanh nối x Cam lái; 16. Đòn kéo & dầm cầu x Thân xe; 17. Đòn kéo & dầm cầu x Moayơ sau; 18.

Xilanh phanh bánh xe x Mâm phanh; 19. Thanh ổn định x Đòn kéo & dầm cầu; 20. Giảm chấn x Đòn kéo & dầm cầu; 21. Giảm chấn x Thân xe.

7.1.3.2. Tra mỡ gầm xe

- Bổ sung mỡ: Bạc đòn treo trước.

Dùng súng bơm mỡ, bơm mỡ vào những vị trí lắp có bôi mỡ cho đến khi mỡ sạch

chảy ra từ phía đối diện của vị trí lắp ráp, đầu ra của mỡ hay đầu cao su chắn bụi.

Tuy nhiên một số vị trí chỉ dùng để bổ sung.

Nếu có sử dụng nút ren, thay nó bằng đầu bơm để bơm mỡ vào.

Hình 7. 3. Tra mỡ vào bạc đòn treo trước.

1. Đầu bơm mỡ: vị trí để tra mỡ; 2. Nút có ren; 3. Súng bơm mỡ. - Thay mỡ: Cam lái, thanh kéo dọc, đòn giữa và thanh dẫn động lái.

Hình 7. 4. Thay mỡ vào các vị trí ở gầm xe ô tô.

A. Đòn giữa hệ thống lái; B. Cam lái; C. Đầu thanh nối; D. Thanh kéo dọc;

1. Đầu bơm mỡ, vị trí tra mỡ; 2. Nút có ren; 3. Súng bơm mỡ.

Hình 7. 5. Thay mỡ vào các vị trí ở gầm xe ô tô.

Hình 7. 6. Tra mỡ vào trục các đăng.

A. Loại chốt chữ thập và khớp trượt; B. Loại khớp các đăng kép;

1. Vị trí tra mỡ; 2. Nút có ren; 3. Súng bơm mỡ.

Hình 7. 7. Tra mỡ vào chốt treo nhíp, chốt quang treo.

1. Chốt treo; 2. Chốt quang treo; 3. Súng bơm mỡ.

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống phanh, lái, treo xe Toyota Hilux 2.4G. Thiết kế mô hình dẫn động động cơ với hệ thống truyền lực ô tô con (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)