Các thuốc dùng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Tác Dụng Dự Phòng Và Điều Trị Tụt Huyết Áp Của Phenylephrin Trong Gây Tê Tủy Sống Phẫu Thuật Thay Khớp Háng Ở Bệnh Nhân Cao Tuổi.pdf (Trang 22 - 26)

Phenylephrin 50 mcg dưới dạng phenylephrin hydroclorid. Dung dịch trong suốt không màu, pH 4,7 – 5,3.

1.4.1.1. Dược lực học

Phenylephrin là một thuốc co mạch mạnh, tác động bằng cách kích thích các thụ thể α1-adrenergic. Phenylephrin có ít có tác dụng lên thụ thể beta adrenergic nên phenylephrin không gây tăng nhịp tim, nhưng có thể gây nhịp tim chậm do phản xạ, làm giảm thể tích máu trong tuần hoàn, giảm lưu lượng máu qua thận, cũng như giảm máu vào nhiều mô và cơ quan của cơ thể [18].

1.4.1.2. Dược động học

Phenylephrin hấp thu rất thất thường qua đường tiêu hóa do bị chuyển hóa ngay trên đường tiêu hóa thông qua enzym MAO (Monoamine oxidases), nên sinh khả dụng của thuốc chỉ đạt ≤ 38%. Vì thế, để có tác dụng trên hệ tim mạch thường phải dùng đường tiêm. Sau khi tiêm tĩnh mạch, huyết áp tăng hầu như ngay lập tức và kéo dài 15 - 20 phút [18]. Sau khi tiêm bắp, huyết áp tăng trong vòng 10 – 15 phút và kéo dài từ 30 phút đến 1 - 2 giờ. Phenylephrin

thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chưa bị chuyển hóa. Nửa đời thải trừ t/2 α khoảng 5 phút và t/2 β khoảng 2 - 3 giờ [18].

1.4.1.3. Liều dùng và cách dùng

Đường tiêm truyền hoặc tiêm tĩnh mạch trực tiếp, truyền tĩnh mạch liên tục hoặc tiêm bắp.

Tiêm tĩnh mạch trực tiếp: liều thường dùng là 50 mcg hoặc 100 mcg, có thể lặp lại mỗi 1 – 2 phút nếu cần thiết, nhưng tổng liều không quá 500 mcg, tuy nhiên nếu huyết áp không đạt được giá trị mong muốn thì nên dùng truyền tĩnh mạch liên tục [20].

Truyền tĩnh mạch liên tục: liều ban đầu là 25 đến 50 mcg/phút. Có thể tăng liều lên đến 100 mcg/phút hoặc giảm liều để duy trì huyết áp tâm thu gần trị số cơ bản. Tuy nhiên với liều cao thì có thể gây ra tăng huyết áp phản ứng và nhịp tim chậm [57].

1.4.1.4. Liều dự phòng và điều trị

Dự phòng hạ huyết áp: có thể dự phòng bằng tiêm tĩnh mạch liều 50 – 100 mcg phenylephrin hoặc truyền liên tục liều từ 12 – 50 mcg/phút [20], [21], [37].

Điều trị hạ huyết áp: nếu hạ huyết áp trong gây tê tủy sống ở người lớn:

Tiêm tĩnh mạch, liều ban đầu 0,2 mg; bất cứ liều nào tiêm sau cũng không được vượt quá liều trước 0,1 - 0,2 mg, và một liều đơn không được vượt quá 0,5 mg (500 mcg) [18].

1.4.1.5. Chỉ định

Thuốc đã được chỉ định để điều trị giảm huyết áp trong sốc sau khi đã bù đủ dịch, hoặc giảm huyết áp do gây tê tủy sống; cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất; để kéo dài thời gian tê trong gây tê tủy sống hoặc gây tê vùng [18].

1.4.1.6. Chống chỉ định

Bệnh tim mạch nặng, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành.

Tăng huyết áp nặng, blốc nhĩ thất, xơ cứng động mạch nặng, nhịp nhanh thất.

Cường giáp nặng hoặc bị glôcôm góc đóng.

Dung dịch 10% không dùng cho trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi.

Mẫn cảm với thuốc, hoặc mẫn cảm chéo với pseudoephedrin hoặc với các thành phần khác trong thuốc.

Không dùng thuốc dạng uống cùng với các thuốc ức chế MAO hoặc đã ngừng sử dụng thuốc ức MAO chưa quá 14 ngày và phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu [18].

1.4.1.7. Các tác dụng không mong muốn

Thần kinh trung ương: kích động thần kinh, bồn chồn, lo âu, khó ngủ, yếu mệt, choáng, đau trước ngực, run rẩy, dị cảm đầu chi [18].

Tim mạch: tăng huyết áp. Da: nhợt nhạt, trắng bệch, cảm giác lạnh da, dựng lông, kích ứng tại chỗ.

1.4.2. Levobupivacain

1.4.2.1. Cấu tạo hóa học và tính chất vật lý

Levobupivacain là thuốc tê nhóm amino-amid, chứa một đối hình đơn của bupivacain hydrochlorid. Tên hóa học: (S)-1-Butyl-2-Piperidylformo- 2’,6’Xylidide Hydrochloride. Levobupivacain hydrochlorid, đối hình S của bupivacain, là kết tính có màu trắng có công thức phân tử C18H28N2O.HCl, trọng lượng phân tử là 324,9 đơn vị Cacbon. Độ hòa tan của levobupivacain hydrochlorid trong nước ở nhiệt độ 200 C là khoảng 100 mg/mL, hệ số phân ly là 1624, pKa là 8,1 [35].

1.4.2.2. Dược động học

Hấp thu: nồng độ levobupivacain trong huyết tương sau khi dùng thuốc phụ thuộc vào liều dùng và đường dùng thuốc vì mức độ hấp thu từ vị trí tiêm thuốc bị ảnh hưởng bởi mạch máu ở mô. Nồng độ cao nhất trong máu đạt được khoảng 30 phút sau khi gây tê ngoài màng cứng và với liều dùng đến 150mg thì nồng độ tối đa trong huyết tương là 0,79 mcg/mL [26].

Phân bố: hệ số phân bố của một thuốc tê càng cao thì tác dụng của thuốc tê càng nhanh. Gắn với protein huyết tương của levobupivacain được đánh giá qua invitro là khoảng 97% ở nồng độ 0,1-1,0 mcg/mL và tăng lên 32% ở nồng độ 10 mcg/mL. Thể tích phân bố của levobupivacain sau khi tiêm tĩnh mạch là 67 lít [35].

Chuyển hóa: levobupivacain bị chuyển hoá mạnh nên không phát hiện được Levobupivacain ở dạng không đổi trong nước tiểu và phân. CYP3A4 isoform và CYP1A2 Isoform là chất trung gian cho sự chuyển hoá levobupivacain thành desbutyl-levobupivacain và 3 hydroxy levobupivacain, trong đó 3-hydroxy levobupivacain là chất chuyển hóa chủ yếu, thải trừ qua nước tiểu ở dạng liên hợp glucuronid và este sulfat [35].

Thải trừ: sau khi tiêm tĩnh mạch, levobupivacain đánh dấu phóng xạ được thấy 95% tổng liều trung bình trong nước tiểu (71%) và phân (24%) trong vòng 48 giờ. Độ thanh thải trung bình và thời gian bán huỷ giai đoạn cuối của levobupivacain sau khi tiêm tĩnh mạch tương ứng là 39 l/giờ và 1,3 giờ [35].

1.4.2.3. Dược lực học

Levobupivacain là thuốc gây tê và giảm đau cục bộ tác dụng kéo dài, có cùng các tính chất dược lực học như bupivacain. Các nghiên cứu cho thấy rằng mức độ gây ngộ độc lên cả hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch của levobupivacain đều nhỏ hơn so với bupivacain. Do các đồng phân R (+) - bupivacain có khả năng ức chế dòng Na mạnh hơn so với đồng phân S(-) - bupivacain (levobupivacain). Levobupivacain là thuốc có cấu tạo đồng phân S(-) - Bupivacain do đó tránh được tăng độc tính lên tim. Ở chuột, thứ tự độc tính trên tim là bupivacain > levobupivacain > ropivacain [35].

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Tác Dụng Dự Phòng Và Điều Trị Tụt Huyết Áp Của Phenylephrin Trong Gây Tê Tủy Sống Phẫu Thuật Thay Khớp Háng Ở Bệnh Nhân Cao Tuổi.pdf (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)