D ự án đầu tư xây dựng cơ bả n

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh bắc kạn​ (Trang 20 - 24)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.2. D ự án đầu tư xây dựng cơ bả n

Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ.

Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định (Theo điều 3 – Luật đấu thầu), hay nói cách khác dự án đầu tư là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thể thực mới.

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định (Từ Quang Phương, 2005).

Như vậy, dự án đầu tư xây dựng cơ bản là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng liên quan đến công trình phục vụ cộng đồng như: điện, đường, trường, trạm,… nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định giúp nâng cao đời sống người dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương, quốc gia.

Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, tại Điều 3 quy định thì dự án đầu tư xây dựng cơ bản là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng chung phục vụ mục đích sử dụng chung của cả cộng đồng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.

Dự án đầu tư XDCB có những đặc trưng sau (Bùi Ngọc Toàn (2008):

- Dự án đầu tư XDCB có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra.

- Dự án đầu tư XDCB có quy mô lớn, kết cấu phức tạp.

- Dự án đầu tư XDCB có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.

- Dự án đầu tư xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá nghệ thuật và quốc phòng.

1.1.2.2. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN

Ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia huy động và phân phối vốn đầu tư thông qua hoạt động thu, chi NSNN. Phân loại vốn NSNN trong đầu tư XDCB bao gồm (Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2007):

 Theo phân cấp quản lý NSNN, có thể chia nguồn vốn đầu tư từ NSNN thành:

- Vốn đầu tư của NS Trung ương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách Trung ương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia.

- Vốn đầu tư của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa phương đó. Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lý và sử dụng.

 Theo mức độ kế hoạch hóa vốn đầu tư, có thể chia nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước thành:

- Vốn XDCB tập trung (vốn trong nước và vốn ngoài nước): nguồn vốn

này được hình thành theo kế hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Vốn đầu tư từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội, các địa phương được chủđộng đầu tư.

- Vốn đầu tư theo các chương trình, dự án quốc gia như: chương trình 135, chương trình kiên cốhóa kênh mương…

- Vốn đầu tư thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất như nguồn vốn quảng cáo, nguồn thu học phí…

Vốn NSNN đầu tư cho XDCB thường có quy mô lớn và không có khả năng thu hồi trực tiếp, có tác dụng chung cho nền kinh tế - xã hội nhưng các thành phần kinh tế khác không có khảnăng hoặc không muốn tham gia.

1.1.2.3. Đặc điểm của dựán đầu tư xây dựng cơ bản

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có mục đích, kết quả xác định. Điều này thể hiện ở việc tất cả các dự án đều phải có kết quả được xác định rõ. Kết quả này có thể là một tòa nhà, một con đường, một dây chuyền sản xuất…Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp nhiệm vụ cần thực hiện. Mỗi nhiệm vụ lại có kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án.

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Dự án là một sự sáng tạo, dự án không kéo dài mãi mãi. Khi dự án kết thúc, kết quả dự án được chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành, nhóm quản lý dự án giải tán (Nguyễn Thanh Liêm, 2009).

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sự tham gia của nhiều bên như: Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan cung cấp dịch vụtrong đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước. Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủđầu tư, người hưởng từ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước. Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủđầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau.

Sản phẩm dự án đầu tư xây dựng cơ bản mang tính chất đơn chiếc, độc đáo. Kết quả của dự án có tính khác biệt cao, sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại duy nhất.

Môi trường hoạt động “va chạm” quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị…Trong quản lý, nhiều trường hợp, các thành viên ban quản lý dự án lại có

“hai thủ trưởng” nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp nào nếu hai lệnh lại mâu thuẫn nhau…do đó, môi trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động (Phan Nhựt Duy, 2015).

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có tính bất định và độ rủi ro cao, do đặc điểm mang tính dài hạn của hoạt động đầu tư phát triển. Hầu hết các dựán đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dựán đầu tư thường có độ rủi ro cao.

1.1.2.4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Theo Quy định hiện nay, dựán đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Phân loại theo tiêu thức này dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật vềđầu tư công.

Bảng 1.1. Phân loại dựán đầu tư xây dựng cơ bản TT Tiêu thức phân loại Các loại dự án

1 Theo cấp độ Dự án thông thường; chương trình; hệ thống.

2 Theo quy mô Dự án nhóm A; nhóm B; nhóm C.

3 Theo lĩnh vực Dự án xã hội; kinh tế; tổ chức hỗn hợp.

4 Theo loại hình Dự án giáo dục đào tạo; nghiên cứu và phát triển; đổi mới; đầu tư; tổng hợp.

TT Tiêu thức phân loại Các loại dự án

5 Theo thời hạn

Dự án ngắn hạn (từ 1 đến 2 năm), thường là đầu tư cho các công trình đáp ứng lợi ích trước mắt;

trung hạn (từ 3 đến 5 năm), thường cho các công trình đáp ứng lợi ích trung hạn; dài hạn (trên 5 năm), thường là đầu tư cho các công trình chiến lược để đáp ứng lợi ích dài hạn và đón đầu tình thế chiến lược.

6 Theo khu vực Quốc tế; quốc gia; vùng; miền; liên ngành; địa phương.

7 Theo chủ đầu tư Nhà nước; doanh nghiệp; cá thể riêng lẻ.

8 Theo đối tượng đầu tư

Dự án đầu tư tài chính; dự án đầu tư vào đối tượng vật chất cụ thể.

9 Theo nguồn vốn

Vốn từ ngân sách Nhà nước; vốn ODA; vốn tín dụng; vốn tự huy động của DN Nhà nước; vốn liên doanh với nước ngoài; vốn đóng góp của nhân dân; vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh; vốn FDI, ...

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh bắc kạn​ (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)