Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại trường cao đẳng công nghệ và thương mại hà nội (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC

2.1. Khái quát v Trường C o ẳng Công nghệ v Thư ng ại Hà Nội

2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Trường ngày càng tăng theo từng năm. Tổng số cán bộ, giáo viên của Trường (tính đến 30/06/2020): 289 người. Trong đó: Giảng viên: 224 và cán bộ CNV: 65. Đội ngũ cán bộ quản lý Trường được thể hiện thông qua danh sách cán bộ lãnh đạo Trường.

Tổ chức bộ máy của Nhà trường được thành lập theo điều lệ Trường cao đẳng tư thục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành gồm:

- Ban giám hiệu: có 01 hiệu trưởng và 04 phó hiệu trưởng.

- Khối quản lý hành chính: 08 phòng ban bao gồm:

+ Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp

+ Phòng Quản lý đào tạo

+ Phòng CTSV và thanh tra giáo dục

+ Phòng Tài chính kế toán

+ Phòng Tuyển sinh

+ Ban Quản lý dự án

+ Ban Phát triển và đào tạo GDTX

+ Thư viện.

- Khối giảng dạy: 12 khoa bao gồm:

+ Khoa Y – Dược

+ Viện Quản trị Khách sạn và Du lịch

+ Khoa Kinh tế

+ Khoa Điện-ĐTVT

+ Khoa CNTT

+ Khoa Xây dựng và kiến trúc

+ Khoa Luật-Dịch vụ pháp lý

+ Khoa Khoa học cơ bản

+ Khoa Đào tạo Nghề

+ Khoa Quốc phòng an ninh.

+ Khoa Ngôn ngữ

- Khối nghiên cứu, o tạo, ứng d ng Khoa học – Công nghệ - Kỹ thuật bao gồm:

+ Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội và Công nghệ

+ Trung tâm Tin học ngoại ngữ

+ Trung tâm Hợp tác quốc tế

+ Trung tâm Giới thiệu việc làm

+ Trung Tâm đào tạo lái xe.

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy

Trường C o ẳng Công nghệ v Thư ng ại Hà Nội

Chức năng nhiệm vụ của Ban Giám hiệu:

- Hiệu trưởng là người đứng đầu Nhà trường, là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Trường trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, chịu trách nhiệm chất lượng đầu ra của sinh viên hàng năm theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

- Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác quản lý Trường, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các nhiệm vụ được phân công; đồng thời thay mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của Trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, trung tâm trong Nhà trường.

- Tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn được giao.

- Đề xuất các đề án, dự án, các chủ trương công tác, dự thảo các quyết định quản lý theo thẩm quyền để Hiệu trưởng xem xét, quyết định.

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc thường xuyên thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp của Hiệu trưởng.

- Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp: Là đơn vị tham mưu giúp việc Hiệu trưởng các mặt công tác về cơ cấu tổ chức, công tác cán bộ, các chế độ chính sách, công tác văn thư, công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật trong công chức, viên chức, công tác an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội và công tác quốc phòng.

- Phòng Đào tạo: Giúp Hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng kế hoạch đào tạo tổ chức tuyển sinh; tổ chức thực hiện quá trình đào tạo của Nhà trường.

- Phòng Công tác HS – SV và thanh tra giáo dục: Giúp Hiệu trưởng trong việc giáo dục và quản lý học sinh; đề xuất và thực hiện các chính sách chế độ ưu đãi,

kiến nghị về khen thưởng và kỷ luật HS. Thanh kiểm tra các cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo cũng như kết quả học tập của từng khoa, từng lớp.

- Phòng Tài chính, kế toán: Giúp Hiệu trưởng quản lý công tác tài chính. Lập kế hoạch thu, chi. Thực hiện các khoản thu, chi lập quyết toán hàng quý, hàng năm đúng quy định về chế độ kế toán, tài chính; tổ chức kiểm tra, kiểm kê, đánh giá tài sản theo đúng quy định của Nhà nước.

- Phòng tuyển sinh: Lên kế hoạch tuyển sinh các hệ cho từng năm học, từng thời điểm trong năm. Đưa ra chiến lược, phương thức tuyển sinh cho toàn Trường.

Liên kết với các Viện, Học viện, Trường ĐH, CĐ, các cơ sở Giáo dục, trong và ngoài ngành đào tạo hệ: Cao học, ĐH (văn bằng 2), ĐH tại chức, Liên thông từ TCCN lên CĐ lên ĐH.

Chức năng, nhiệm vụ của các khoa:

- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch chung của Trường.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội.

- Tổ chức biên soạn chương trình môn học, giáo trình, tài liệu giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ, nhân viên trong khoa.

- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảng dạy.

Ngành nghề đào tạo:

- Hệ cao đẳng: Trường mở các ngành, chuyên ngành đào tạo sau: Kế toán doanh nghiệp, Quản trị kinh khách sạn, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, xây dựng dân dụng, điện-điện tử, công nghệ kỹ thuật xây dựng, hướng dẫn viên du lịch, dịch vụ pháp lý, dược sĩ, điều dưỡng.

- Hệ Trung cấp chuyên nghiệp: với các chuyên ngành đào tạo sau: Kế toán doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, xây dựng công trình giao thông, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, kỹ thuật chế biến món ăn, dược sĩ, điều

dưỡng, y sỹ đa khoa …

- Hệ liên thông Cao đẳng: với các chuyên ngành đào tạo sau: Kế toán doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, xây dựng dân dụng, dược sĩ, điều dưỡng…

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại trường cao đẳng công nghệ và thương mại hà nội (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w