Các yếu tố cấu thành chất lượng nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TRONG

1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng nhân lực

Trong phạm vi một doanh nghiệp, chất lượng nhân lực thể hiện trình độ phát triển của tổ chức đó. Chất lượng nhân lực được đánh giá qua các yếu tố chính như sau:

Thứ nhất, trí lực của người lao động Thứ hai, thể lực của người lao động

Thứ ba, phẩm chất nghề nghiệp của người lao động (phẩm chất đạo đức,

ý thức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, sự chuyên tâm…) trong sự so sánh với tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp công việc mà người lao động đảm nhận.

1.2.1. Trí lực

Kiến thức của từng cá nhân được trau dồi từ sớm thông qua quá trình học tập, rèn luyện từ bậc tiểu học, trung học cơ sở cho tới khi tốt nghiệp các trường đào tạo nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên nghiệp. Hiện nay, ở nước ta kiến thức được đánh giá thông qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ kĩ thuật, kiến thức xã hội và kinh nghiệm của người lao động.

Kiến thức bao gồm:

Kiến thức chuyên môn: Là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường nghề, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Do đó, trình độ chuyên môn của nhân lực được đo bằng:

- Tỷ lệ cán bộ trung cấp.

- Tỷ lệ cán bộ cao đẳng, đại học.

- Tỷ lệ cán bộ trên đại học.

Kiến thức về sản phẩm, dịch vụ được cung cấp: bao gồm các kiến thức như : tên sản phẩm, đặc tính vật lý bao gồm: vật liệu, chất lượng, quy cách, mỹ quan, màu sắc và bao bì, công năng của sản phẩm, hàm lượng kỹ thuật, đặc trưng của kỹ thuật, giá cả và phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển, quy cách và ký hiệu v.v...

Bất cứ một nhân viên nào cũng cần có sự hiểu biết nhất định về sản phẩm trong công ty, điều này không chỉ thể hiện trách nhiệm trong công việc mà còn thể hiện trách nhiệm đối với khách hàng. Giả sử, trong lúc mua sản phẩm, tất cả khách hàng đều quan tâm đến giá trị của sản phẩm có thể mang lại cho họ,nếu nhân viên không am hiểu về sản phẩm, không nêu bật được những giá trị có trong sản phẩm đó thì sẽ không thể thuyết ph c được khách

hàng. Như vậy, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn không chỉ đến nhân viên mà còn uy tín của công ty.

Kiến thức xã hội: là mức độ hiểu biết chung của cá nhân đối với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Những vấn đề đang diễn ra trong và ngoài nước.

Những vấn đề đó có thể từ vấn đề thời sự hằng ngày, những vấn đề đang gây tranh cãi trong dư luận…. Nhờ có tìm hiểu, cập nhật các kiến thức xã hội một cách thưởng xuyên, người lao động có thể hiểu được những gì đang diễn ra hằng ngày, phân tích nguyên nhân, cách giải quyết, từ đó có thể tìm ra được những cơ hội, những hướng đi mới trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, nhờ có sự thường xuyên cập nhật về kiến thức văn hóa, xã hội trong đời sống mà con người cảm thấy không bị lạc hậu so với thời đại, theo kịp sự phát triển,, những xu hướng tiến bộ của xã hội. Ngoài ra, nhờ có sự am hiểu kiến thức văn hóa, xã hội, đầu óc, tư duy của con người sẽ được mở mang, trở nên phong phú, nhanh nhẹn, đa dạng hơn trong câu chuyện đối với khách hàng, mối quan hệ với khách hàng sẽ trở nên thân thiết thông qua những câu chuyện xã giao hàng ngày. Từ đó, hiệu quả công việc của nhân viên sẽ được nâng cao.

Kinh nghiệm: Kinh nghiệm là những tri thức do quy nạp và thực nghiệm

đ m lại, đã được chỉnh lý và phân loại để lập thành cơ sở khoa học. Nói tới kinh nghiệm là nói tới những việc đã làm, đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế, không phải là những việc dự định hay còn trong ý nghĩ.

Kinh nghiệm làm việc của người lao động được đúc kết thông qua quá trình thực hiện công việc, quá trình giao dịch cũng như giao tiếp với khách hàng, thông, qua đó mà người lao động trở nên nhanh nhẹn, khéo léo trong việc sử lý tình huống. Do vậy, hiệu quả công việc sẽ được nâng cao.

Ngoài ra, kinh nghiệm còn giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định.

Khi đối phó với một vấn đề, người quản lý rút từ kho kinh nghiệm của mình

một giải pháp đã thành công trong quá khứ. Trong những trường hợp đòi hỏi những quyết định theo chương trình, thì kinh nghiệm càng tỏ ra có lợi thế hơn. Người quản lý có kinh nghiệm chẳng những giải quyết công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng mà còn có hiệu quả nữa. Đối với những trường hợp đòi hỏi một sự đáp ứng không theo chương trình, thì kinh nghiệm có thể có lợi mà cũng bất lợi. Bất lợi chính là ở chỗ những bài học kinh nghiệm hoàn toàn không thích hợp với vấn đề mới, nó dễ dẫn nhà quản trị đến lối mòn của thói quen và tính bảo thủ.

Đối với nhà quản trị kinh nghiệm làm tăng khả năng của một người quản trị là hợp lý theo lương tri. Quan niệm trọng thâm niên trong tổ chức, theo đó những cá nhân nào đã phục vụ lâu nhất thì được lãnh mức lương cao nhất là dựa trên giá trị của kinh nghiệm. Sự lựa chọn nhân viên cũng thường đặt nặng yếu tố kinh nghiệm cá nhân. Những thành công và thất bại đã qua là căn cứ cho những hành động tương lai. Do vậy, nhà quản trị sẽ có cái nhìn đúng đắn và toàn diện trước khi ra những quyết định, từ đó sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty.

1.2.2. Thể lực

Thể lực là tình trạng sức khỏe của con người bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài. Chất lượng nhân lực được cấu thành bởi năng lực tinh thần và năng lực thể chất, tức là nói đến sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức khỏe cơ bắp trong công việc; thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực; bởi nếu không chịu được sức ép của công việc cũng như không thể tìm tòi, sáng tạo ra những nghiên cứu, phát minh mới. Thể lực của nhân lực được hình thành, duy trì và phát triển bởi chế độ dinh dưỡng, chế độ chãm sóc sức khỏe. Vì vậy, thể lực

của nhân lực phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phân phối thu nhập cũng như chính sách xã hội của mỗi quốc gia.

Hiến chương của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nêu: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh hoặc thương tật.

Thể lực là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất lẫn tinh thần (sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần). Thể lực là năng lực lao động chân tay; sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả

năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hành động thực tiễn.

Thể lực được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như:

chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

1.2.3. Phẩm chất nghề nghiệp

Phẩm chất nghề nghiệp của người lao động là một khái niệm dùng để chỉ những đặc trưng bản chất nhất được kết tinh trong con người lao động để có khả năng thực hiện một công việc, một nghề nhất định.

Phẩm chất nghề nghiệp của người lao động là một chỉ tiêu mang tính định tính khó có thể lượng hóa được, chỉ tiêu này được xem xét thông qua các mặt ý thức, thái độ người lao động đối với công việc, đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức, khả năng làm việc, ý chí tinh thần của người lao động.

Những tiêu chí đánh giá phẩm chất nghề nghiệp người lao động:

- Khả năng làm việc theo nhóm thể hiện tinh thần hợp tác

- Đạo đức nghề nghiệp

- Tác phong làm việc

- Ý thức tổ chức kỷ luật

- Tính linh hoạt sáng tạo trong làm việc

Những phẩm chất này liên quan đến tâm lý cá nhân và gắn liền với các giá trị văn hóa của con người. Người lao động Việt Nam có truyền thống cần cù, sáng tạo và thông minh, nhưng về kỷ luật lao động và tinh thần hợp tác lao động còn nhiều nhược điểm. Để đánh giá yếu tố này rất khó dùng phương pháp thống kê và xác định các chỉ tiêu định lượng như yếu tố về thể lực và trí tuệ của nhân lực. Do đó, phương pháp đánh giá chất lượng nhân lực về yếu tố phẩm chất đạo đức thường được tiến hành bằng cuộc điều tra xã hội học và được đánh giá chủ yếu bằng các chỉ tiêu định tính.

Nghiên cứu chỉ tiêu phẩm chất nghề nghiệp ta còn thấy được đây là một nhân tố chậm thay đổi, khác với các năng lực chuyên môn khác có thể nâng cao thông qua đào tạo, loại năng lực này chỉ có thể được con người tự giác nâng cao năng lực này của mình. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là những nội dung cơ bản để nâng cao chất lượng nhân lực.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng số 1 hà nội (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w