Củng cố –Dặn dò

Một phần của tài liệu giao an lop 4 tuan 8 nam 20122012 (Trang 33 - 37)

- Nêu lại cách vẽ hai đường thẳng vuông góc

- Nhận xét giờ học

- HS nêu các đồ vật - HS thực hành vẽ

- Theo dõi

- Dùng ê ke kiểm tra hình vẽ trong SGK

- HS kiểm tra - 1 HS trả lời

- Nhận xét bài của bạn - 1 HS đọc y/c

- Hs nêu tên các cặp cạnh vuông góc có trong hình

- AB và AD , AD và DC , CD và CB , BC và AB

- HS dùng ê ke để kiểm tra các hình có trong SGK

- 1 HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở

a) AB vuông góc với AD AD vuông góc với DC b) AB và BC

BC và CD

Rút kinh nghiệm sau giờ dạy

………

………

………

Khoa học

Tiết 16 : ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I. Mục tiêu:

1.Kiến thức. Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ .

2.Kĩ năng.

Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh .

Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy : pha được dung dịch Ô-rê –dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.

3.Thái độ.

- Có thái độ ăn uống hợp lí khi bị bệnh.

- GDMT: HS thấy được mối quan hệ giữa con người với MT: Con người lấy thức ăn từ môi trường

II. Đồ dùng dạy học

- Các hình minh hoạ SGK.

- Một gói dung dịch ô - rê – dôn, một nắm gạo, một ít muối, cốc, bát và nước.

- Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi thảo luận, phiếu ghi sẵn các tình huống.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng + Đọc mục bạn cần biết

+ Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh?

+ Khi bị bệnh cần phải làm gì?

+ Nhận xét, cho điểm HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

-GV nêu mục đích, Y/C giờ học – ghi bảng

2. Giảng bài.

* Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh

- Tiến hành hoạt động nhóm

+ YC HS quan sát hình SGK thảo luận và

- 3 HS lên bảng trả lời

- Lắng nghe

- Lắng nghe, ghi vở

- Thảo luận nhóm

+ Đại diện từng nhóm sẽ lên bốc thăm.

trả lời

+ Khi bị bệnh ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn gì?

+ Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng? Tại sao?

+ Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?

+ Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn ntn?

+ Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?

+ GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn + Nhận xét, tổng hợp ý.

+ Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết

* Hoạt động 2: Thực hành: Chăm sóc người bị tiêu chảy

- Tiến hành hoạt động nhóm + Y/C HS nhận các đồ dùng

+ Y/C HS xem kỹ hình SGK và tiến hành thực hành nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô - rê – dôn.

+ GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn + Gọi một vài nhóm lên trình bày

+ Nhận xét, khen các nhó làm đúng - Kết luận

* Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ

- Tiến hành cho HS đóng vai

+ Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm

+ YC các nhóm tập vai và diễn trong nhóm

+ Gọi các nhóm lên thi diễn C. Củng cố – dặn dò - Nhận xét giờ học

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết SGK.

- Dặn HS luôn có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh

Các nhóm khác bổ sung.

+ Thưc ăn có chứa nhiều chất cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, hoa quả.

+ Cho ăn thưc ăn loãng. Vì thưc ăn này dễ nuốt trôi.

+ Dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày.

+Ăn theo hướng dẫn của bác sĩ

+ Ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô - rê – dôn, uống nước cháo muối.

+ 2 HS đọc to

- Hoạt động thực hành trong nhóm + Nhận đồ dùng học tập và tiến hành thực hành

+ 3 đến 6 nhóm lên trình bày - Lắng nghe, ghi nhớ

- HS tiến hành trò chơi.

+ Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn

+ 2 đến 3 nhóm lên diễn

- Lắng nghe

Rút kinh nghiệm sau giờ dạy

………

………

………

Kỹ thuật

Tiết 8 : KHÂU ĐỘT THƯA ( tiết 1) I. Mục tiêu:

1.Kiến thức. HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa

2.Kĩ năng. Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau.

Đường khâu có thể bị dúm.

3.Thái độ.Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy học

- Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa , vải khác màu.

- Vật liệu và dụng cụ cần thiết : Vải, len, kim khâu len, kéo, thước, phấn.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục đích bài học - Ghi bảng đầu bài

2.Hoạtđộng1:

GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu

- Đưa mẫu cho HS xem.

- Yêu cầu HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, mặt trái .

- Y/c HS nhận xét đặc điểm các mũi khâu.

- GV gợi ý để HS rút ra kết luận - GV kết luận hoạt động 1

3.Hoạt động2

GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật GV treo tranh quy trình khâu đột thưa - Yêu cầu HS quan sát các hình2,3,4(SGK) và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu để trả lời câu hỏi về cách vạch dấu và thực hiện thao tác vạch dấu đường khâu .

- Nhóm trưởng báo cáo

- HS ghi vở.

- HS quan sát

- Nhận xét đặc điểm các mũi thêu

- HS quan sát

- Y/c HS đọc nội dung mục 2 và nêu cách khâu các mũi khâu đột thưa.

- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.

- GV hỏi lại HS cách kết thúc đường khâu đột thưa.

- Gọi HS thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đường khâu.

- Khi hướng dẫn, GV lưu ý một số điểm sau:

+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.

+ Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “ Lùi 1, tiến 3”.

+ Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng.

+ Đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường.

- Gọi HS đọc ghi nhớ - GV kết luận hoạt động 2.

- Cho HS thực hành trên giấy ô ly.

Một phần của tài liệu giao an lop 4 tuan 8 nam 20122012 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w