Thực trạng về các yếu tố vĩ mô khác tác động đến tổng thu thuế tại các nước Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế tác động của viện trợ nước ngoài đến tổng thu thuế tại các nước đông nam á​ (Trang 43 - 49)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ TỔNG THU THUẾ VÀ VIỆN TRỢ NƯỚC

3.3. Thực trạng về các yếu tố vĩ mô khác tác động đến tổng thu thuế tại các nước Đông Nam Á

3.3.1. GDP bình quân đầu người

Việc so sánh sự giàu mạnh của quốc gia cũng thường được thực hiện dựa trên cơ sở GDP quốc gia và GDP bình quân đầu người của quốc gia đó. Điều này không phản ánh những sự khác biệt trong giá cả sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau. Ưu thế của việc sử dụng các con số GDP danh nghĩa là nó ít yêu cầu tính toán hơn, và nó phản ánh chính xác hơn sự tham gia của người dân nước đó vào kinh tế toàn cầu. Bảng 3.3 thể hiện chi tiết về thống kê GDP bình quân đầu người của 9 nước Đông Nam Á trong mẫu nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2016.

Bảng 3.3 Thống kê mô tả GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016

Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

2002 143.78 4167.36 1101.0630 1294.08941

2003 219.78 4463.68 1204.1612 1391.27372

2004 219.82 4955.48 1327.9614 1553.34453

2005 247.24 5593.82 1484.4212 1740.98542

2006 296.90 6222.98 1699.9178 1948.38774

2007 410.45 7269.17 2004.5886 2271.71596

2008 611.78 8513.63 2350.7147 2606.70785

2009 719.73 7326.74 2235.8188 2222.13782

2010 785.69 9071.36 2713.4032 2767.57209

2011 882.49 10405.12 3086.6601 3135.93485

2012 950.02 10779.51 3263.7648 3235.85316

2013 1028.42 10882.29 3392.7812 3247.47557

2014 1098.69 11183.73 3449.4344 3277.05602

2015 1138.99 9648.55 3277.6878 2803.71970

2016 1195.52 9508.24 3368.9306 2735.16095

(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA từ dữ liệu được thu thập)

Hình 3.3 Biểu đồ giá trị trung bình GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016

(Nguồn: Giá trị trung bình của GDP bình quân đầu người từ Bảng 3.3) Bảng kết quả tính toán từ bảng 3.3, có thể thấy nhìn chung giá trị trung bình của GDP bình quân đầu người của các nước Đông Nam Á đang có xu hướng tăng dần theo thời gian với mức thấp nhất là 1101.0630 USD/người/năm (2002) và mức cao nhất là 3449.4344 USD/người/năm (2014). Điều này cho thấy những thành công trong phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân của các nước trong khu vực.

Singapore và Brunei là hai quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á tuy nhiên không được tác giả lựa chọn vào mẫu nghiên cứu bởi vì hai nước này có nền kinh tế rất phát triển nên không còn nhận viện trợ nước ngoài từ năm 2005. Tuy không được thống kê về thu nhập bình quân đầu người trong phụ lục 3 nhưng có thể khẳng định Singapore và Brunei hiện là hai quốc gia đứng đầu khu vực Đông Nam Á về thu nhập bình quân đầu người với mức thu thập lần lượt là 85.000USD và 80.000 USD trong năm 2016 (theo khảo sát của World Bank, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tạp chí Global Finance Magazine). Mức thu nhập cao như vậy là do Singapore không hề có tài nguyên thiên nhiên mà phát triển kinh tế dựa vào công nghiệp (điện tử, hóa chất, thiết bị, chế biến...) và dịch vụ, trong khi đó nguồn thu nhập chính của Brunei lại từ dầu mỏ, khí đốt.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Theo phụ lục 3 cho thấy, Malaysia đang nỗ lực tiến gần Singapore và Brunei khi vươn lên đứng vị trí thứ 3 về GDP bình quân đầu người cao nhất khu vực Đông Nam Á với mức thu nhập năm 2016 đạt 9.508 USD. Xét trên các bình diện khác như môi trường kinh doanh, Malaysia cũng chỉ thua Singapore trong khối ASEAN, theo World Bank. Đặc biệt, Malaysia rất chú trọng đến đào tạo chất lượng cao khi có gần 40 trường đại học ở Malaysia liên kết đào tạo với nhiều trường danh tiếng trên thế giới như RMIT, Queensland của Úc, Học viện Toulouse ở Pháp... để cấp bằng quốc tế. Bên cạnh đó, Malaysia cũng có các cảng hiện đại và tấp nập giao dịch, nằm trong top 50 của thế giới.

Xét riêng trong thời gian gần đây (các năm 2015, 2016), các nước có thu nhập bình quân đầu người cao kế tiếp là Thái Lan, Indonesia, Philippines, Lào, Việt Nam, Đông Timor, Cambodia và Myanmar. Kết quả này cho thấy, Việt Nam đang nằm ở thứ

hạng khá thấp về GDP bình quân đầu người so với các nước trong khu vực khi chỉ hơn được 3 nước. Những nước được xếp hạng thấp về GDP bình quân đầu người cũng là những nước nhận viện trợ nước ngoài đều đặn hàng năm, không có thời gian gián đoạn trong việc nhận viện trợ.

3.3.2. Độ mở thương mại của nền kinh tế

Độ mở thương mại của nền kinh tế một quốc gia được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như tỷ lệ xuất, nhập khẩu so với quy mô nền kinh tế, độ mở cửa cho đầu tư nước ngoài (GDP khu vực FDI so với tổng GDP, vốn FDI so với tổng vốn đầu tư phát triển xã hội). Tuy nhiên trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ sử dụng tỷ lệ xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với tổng GDP của quốc gia để làm biến đại diện cho yếu tố độ mở thương mại của nền kinh tế. Số liệu về độ mở thương mại được thống kê mô tả chi tiết trong bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4 Thống kê mô tả độ mở thương mại của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016

Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

2002 .51 215.37 110.1970 67.16938

2003 .37 194.19 103.0212 58.36428

2004 .33 210.37 104.5567 59.32486

2005 .27 203.85 101.9922 58.39218

2006 .25 202.58 105.8735 58.44969

2007 .22 192.47 107.2448 58.51191

2008 .18 176.67 106.1048 56.43485

2009 .17 162.56 93.9692 52.01025

2010 .18 157.94 98.6653 52.44635

2011 .20 162.91 102.5454 54.76868

2012 22.38 156.55 103.0414 47.35577

2013 38.58 165.09 99.4292 45.22785

2014 42.26 169.53 100.3272 44.68295

2015 41.87 178.77 96.3082 47.24445

2016 37.39 184.69 94.1975 49.05442

(Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA từ dữ liệu được thu thập)

Hình 3.4 Biểu đồ giá trị trung bình độ mở thương mại của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016

(Nguồn: Giá trị trung bình của độ mở thương mại từ Bảng 3.4) Kết quả thống kê từ bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP của các nước Đông Nam Á có sự biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm. Tuy nhiên nhìn chung tỷ lệ này đang có xu hướng giảm trong 15 năm qua, cụ thể năm 2002 tỷ lệ này đạt mức cao nhất là 110,1970%, đến năm 2016 tỷ lệ này chỉ còn 94,1975%. Theo phụ lục 4, các nước có độ mở thương mại đứng đầu 9 nước trong mẫu nghiên cứu với tỷ lệ trên 100% bao gồm: Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Cambodia. Các nước còn lại có độ mở thương mại khá kém, thấp nhất là Indonesia và Myanmar với tỷ lệ trong năm 2016 lần lượt là 37,39% và 45,48%.

Từ những số liệu trên có thể nhận diện về độ mở thương mại của nền kinh tế các nước Đông Nam Á dưới một số góc độ khác nhau. Trước hết, nền kinh tế các nước Đông Nam Á có độ mở khá cao mặc dù đang có xu hướng giảm. Đây là kết quả của đường lối mở cửa hội nhập với thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa. Độ mở như trên cho thấy các nước đã khai thác được nguồn lực và thế mạnh của kinh tế trong nước, đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới. Tuy nhiên, song song đó thì mọi sự biến động tiêu cực của thế giới sẽ tác động nhanh tới nền kinh tế của các nước trong khu vực, gây ảnh hưởng nặng nề nếu không có giải pháp tranh thủ các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực đối với sự biến động của thế giới.

85 90 95 100 105 110 115

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TỔNG THU THUẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG

NAM Á

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế tác động của viện trợ nước ngoài đến tổng thu thuế tại các nước đông nam á​ (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)