CHUONG 4 HÀM Ý CHÍNH SACH VA KIEN NGHI

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá chất lượng dịch vụ kênh truyền hình QRT của Đài phát thanh truyền hình Quảng Nam - Nghiên cứu tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam (Trang 92 - 111)

Mục đích của chương này là tóm tắt lại các kết quả chính và từ đó gợi ý các hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng kênh truyền hình QRT Đài Phát thanh — Truyền hình Quảng nam. Chương này gồm các phần như sau : (1) Bình luận kết quả nghiên cứu ; (2) Gợi ý các hàm ý chính sách về mặt thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng kênh truyền hình tại Đài Phát thanh — Truyền hình Quảng Nam thông qua các nhóm giải pháp cụ thê.

4.1. BÌNH LUẬN KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

Mục đích chính của nghiên cứu này là đánh giá chất lượng dịch vụ kênh QRT của Đài Phát thanh — Truyền hình Quảng nam thông qua các mục tiêu cụ

thể như : (1) Khám phá các yết

iu thành chất lượng kênh truyền hình ; (2) Xây dựng thang đo các thành phần của chất lượng kênh truyền hình quảng bá.

~ nghiên cứu thực tiễn tai QRT ; (3) Xác định mức độ quan trọng của các yếu

tố thành phần ; (4) Xác định mức độ thực hiện của Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng nam với các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ kênh; (5) Hình thành ma trận mức độ quan trọng và mức độ thực hiện (IPA) của chất lượng.

dịch vụ kênh QRT; (6) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình trên kênh QRT của Đài Phát thanh - Truyền

hình Quảng Nam.

Dựa vào lý thuyết về chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ truyền hình,

đo lường chất lượng dịch vụ, đo lường chất lượng dịch vụ truyền hình đã có trên thế giới và các nghiên cứu vẻ lĩnh vực truyền hình tại Việt nam. Mô hình

đánh giá. chất lượng dịch vụ IPA đã được vận dụng để khảo sát chất lượng dịch vụ truyền hình tại một Đài truyền hình địa phương.

Nghiên cứu chính thức đã được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với mẫu ngẫu nhiên là

1000 mẫu. Nghiên cứu này dùng đề phân tích tầm quan trọng và mức độ thực hiện các nhân tố. cấu thành chất lượng dịch vụ truyền hình thông qua kỹ thuật

IPA.

Kết quả phân tích từ mô hình IPA cho thấy, sau khi đánh giá tầm quan trọng và mức độ thực hiện của các thuộc tính trong 7 nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ truyền hình quảng bá đã cho kết quả rằng hầu như các điểm thuộc tính đều tập trung nhiều ở góc phần tư thứ hai tròng mô hình IPA (phần chỉ ra đơn vị tiếp tục duy trì các công việc hiện nay). Những thuộc tính nằm ở phần tư này được xem là rất quan trọng đối với khán giả và Đài Phát thanh

~ Truyền hình Quảng nam cũng đã có mức độ thực hiện khá tốt, nên duy trì

và luôn phát huy những thành công đạt được. Tuy nhiên, với kết quả nghiên cứu được tính tại biểu 3.23 ta thấy chỉ số CSI = 72.04% (nằm trong khoảng từ 60% đến 80%), điều này cho thấy, tuy rằng các chỉ báo đều tập trung nhiều ở phan tư thứ 2 (tiếp tục duy trì), song QRT cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện các chỉ báo để khoảng cách giữa sự mong đợi của khán giả và sự thực hiện của Đài đối với các chỉ báo ngày càng nhỏ nhất, đồng thời, chú ý các chỉ báo nằm ở góc phần tư thứ 1 (tập trung phát triển), có sự đầu tư hợp lý để trong thời gian đến chỉ báo này s hiện diện ở góc phần tư thứ 2. Các chỉ báo nằm trong góc phần tư thứ 3(hạn chế phát triển), đều có mức độ quan trọng và mức độ thực hiện nhỏ hơn giá trị trung bình chung lần lượt của từng

mức độ. Điều này thể hiện một điều rằng nên hạn chế sử dụng nguồn lực có

liên quan đến những thuộc tính nằm trên góc phần tư này. Đối với đáp viên,

những thuộc tính ở đây ít quan trọng hơn so với những thuộc tính ở góc phần tư khác nên không nên phát triển thêm ở góc phần tư này. Tuy nhiên, điều này

không có nghĩa là giảm đầu tư cho đối với các thuộc tính ở đây, vì nhìn tổng

thể, tắt cả những thuộc tính ở góc phần tư này đều có mức độ quan trọng từ

khán giả đánh giá rất cao, hay cũng đặt nặng các thuộc

84

tính này. Nói cách khác, nếu như những thuộc tính ở góc phần tư này có mức

độ thực hiện thấp sẽ làm họ không hài lòng. Các chỉ báo ở góc phần tư thứ 4

(giảm sự đầu tư) có mức độ quan trọng thấp hơn giá trị trung bình chung

(4.095) nhưng lại có mức độ thực hiện lớn hơn giá trị trung bình chung (3.585). Do vậy, có thể biết được khán giả đánh giá những thuộc tính này ít

quan trọng hơn những thuộc tính khác. QRT cần cân nhắc lại mức độ thực hiện của mình trong khu vực này để tránh lãng phí nguồn lực, tuy nhiên việc cân nhắc cần hợp lý với chức năng nhiệm vụ của một Đài truyền hình quảng.

bá và những định hướng phát triển trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

'Với một Đài truyền hình quảng bá, yếu tố quyết định là định hướng tư

tưởng và ý thức trách nhiệm xã hội, một kênh truyền hình có nội dung tầm

thường, chiều theo thị hiểu, vẫn có thể có lượng khán giả đông đảo, có thể thu được thành công thương mại, nhưng không thể trở thành cơ quan truyền thông có khả năng chỉ phối được dư luận và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Kênh QRT của Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam là một kênh truyền hình quảng bá, đang đặt ra mục tiêu phát triển thành một kênh truyền hình chất lượng cao mang đậm bản sắc xứ Quảng, thu hút đông đảo lượng khán giả gan xa, để đạt được mục tiêu này thì ngoài những định hướng về mặt chính trị của Đảng và nhà nước, những hoạch định chiến lược ngắn và dài hạn của đơn khảo sát những đánh giá từ phía khán giả, chọn lọc những tiêu thức phù hợp để

vị, thì Đài QRT cũng nên quan tâm đến vị

tiến và nâng cao chất lượng.

chương trình trên kênh, nâng cao khả năng đáp ứng của Đài về nhu cầu

hưởng thụ thông tn, giải tí từ phía khán giả, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh của kênh.

Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua, tại Việt Nam rất ít có những nghiên cứu thực tiễn về đánh giá chất lượng dịch vụ truyền hình quảng bá từ phía khán giả, và tại QRT thì chưa có một khảo sát, điều tra nào vẻ chất lượng dịch

vụ kênh, nếu có thì chỉ có các điều tra về đo lường rating do công ty TNS Việt Nam thực hiện đo lường lượng khán giả xem truyền hình vào thời điểm các chương trình, chứ chưa có nghiên cứu đánh giá từ khán giả về những nhân tố cấu thành chất lượng của chương trình truyền hình, kênh truyền hình, do vậy kết quả của nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa về mặt thực tiễn, xác định được những tiêu chí đánh giá chất lượng kênh truyền hình quảng bá, những nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ truyền hình và đề xuất những khuyến nghị cho.

việc xây dựng chiến lược, cải tiến chất lượng chương trình, nâng cao khả

năng cạnh tranh của kênh QRT trong việc thu hút khán giả.

Cuối cùng những đánh giá, so sánh các thuộc tính của 7 nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ kênh truyền hình QRT thông qua mô hình IPA của.

nghiên cứu này, đã giúp cho các nhà quản lý một cái nhìn mang tính * trực diện” hơn đối với chất lượng dịch vụ truyền hình trên kênh.

4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐÓI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ

4.2.1. Nâng cao mức độ am hiểu về nhu cầu thông tin của khán giả Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao và đi cùng nhu cầu hưởng thụ là sự đòi hỏi cao về nhu cầu thông tin.

Khán giả không chỉ mong thu nhận thông tin đơn thuần mà còn mong được

lượng, trình độ cao nên nhận thức hay tiếp nhận thông tin của khán giả ngày

càng tỉnh tế hơn nhiều.

Tắt cả quá trình sản xuất của các Đài truyền hình để tạo ra những sản phẩm truyền hình, nhưng nếu không có lượng khán giả xem thì quá trình

đó

ật không có ý nghĩa, do vậy việc am hiểu vẻ nhu cầu thông tin của khán giả, để liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình là chìa khóa của

86

sự thành công trong cạnh tranh giữa các Đài truyền hình trong việc thu hút khán giả.

Vì vậy, việc chủ động thường xuyên nghiên cứu, đánh giá chất lượng.

dịch vụ kênh dựa trên quan điểm của khán giả, từ đó biết được nhu cầu thực.

sự của khán giả là gì, để có những cải tiến đáp ứng những gì khán giả cần mà không làm lãng phí các nguồn lực là hết sức cần thiết. QRT là một kênh truyền hình quảng bá, việc điều chỉnh chất lượng các chương trình theo nhu cầu, thị hiếu của khán giả là cần thiết, tuy nhiên phải có những chọn lựa, sàng lọc những nhu cầu tạo ra những định hướng đúng, tốt cho dư luận và xã hội,

đúng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

4.2.2. Nâng cao chất lượng chương trình

Kênh truyền hình bao gồm các chương trình truyền hình, kênh truyền hình được xem là chất lượng thì phải bao gồm các chương trình chất lượng.

Chất lượng chương trình truyền hình ngày càng được khán giả đòi hỏi cao hơn. Chất lượng được nói đến ở đây cả về mặt hình thức và nội dung, cũng như các tiêu chí khác. Khán giả truyền hình bây giờ không chỉ xem truyền hình mà họ cần thưởng thức truyền hình, nên đòi hỏi các chương trình luôn đổi mới, cải thiện không ngừng.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, khán giả đánh giá có 7 nhân tố thành nên chất lượng dịch vụ kênh truyền hình QRT, 40 chỉ báo của 7 nh:

này được phân bố trên 4 góc của mô hình IPA, tác giả thấy rằng đối với các

chỉ báo tập trung ở phần 3 (hạn chế phát triển) và phần 4 (giảm sự đầu tư), tuy mức độ quan trọng và mức độ thực hiện đều nhỏ hơn giá trị trung bình chung lần lượt của từng mức độ, song nhìn chung các thuộc tính này đều có mức độ quan trọng từ 3,446 trở lên, nên khán giả cũng đánh giá rất cao,hay nói cách khác nếu mức độ thực hiện thấp thì họ cũng sẽ không hài lòng, tương tự ở góc phần tư thứ 4 (giảm sự đầu tư), đối với các thuộc tính này QRT cũng nên duy

trì mức độ thực hiện, và cân nhắc có nên khai thác thêm nguồn lực. Chính vì

vậy nhóm giải pháp đưa ra chung cho các vấn đề này, các nhà quản lý QRT

niên xem xét như sau:

a. Nâng cao chất lượng nội dung các chương trình

Trong thời gian đến, Đài PT-TH Quảng Nam (QRT), nên chọn khâu cải

tiến chất lượng nội dung, hình thức thê hiện các chương trình làm khâu đột phá trong xây dựng chương trình phát triển.

“Tăng nội dung thông tin, chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục

và văn hóa trên sóng, chú trọng tính tương tác, tính thực tế của các chương trình dựa trên phương pháp thông tin hai chiều, tăng tinh phản biện xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích nhân dân trong thông tin.

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các cơ quan khoa học để xây dựng các chương trình có tính chuyên sâu, phân tích, giáo dục và thông tin các vấn đề chuyên ngành trong chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ để phục vụ các nhiệm vụ phản biện và phục vụ người xem. Theo đó, xúc tiến nhanh việc cơ cấu lại chương trình, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng

chuyên sâu các lĩnh vực: chính trị, kinh tế

thui

`, xã hội, pháp luật, văn hóa, nghệ

tin học, ngoại ngữ... để bố trí nguồn nhân lực hợp lý, có cơ sở nâng cao chất lượng chương trình.

Đối với các chương trình giải trí. mua từ bên ngoài, cần phải có sự chọn

lọc, đảm bảo nội dung, hình ảnh và phù hợp với thị hiếu, văn hóa vùng miễn.

b. Nâng cao hình thức thể hiện các chương trình

Hình thức thể hiện các chương trình gắn với thực tế cuộc sống, lứa tuổi, giới, nghề nghiệp... tạo cơ hội cho BTV, MC gắn với khán giả, khán giả gắn

với chương trình.

QRT chú trọng hơn trong việc sản xuất các trailer quảng bá chương

trình, các trailer cần làm ấn tượng, hắp dẫn, thiết kế đẹp mắt, tạo cho khán giả.

88

sự háo hức, chờ đợi đón xem chương trình.

Thiết kế các hình hiệu, nhạc hiệu cho các chương trình và kênh theo

những công nghệ mới, hiện đại, đảm bảo được tính mỹ thuật, nghệ thuật, phù

hợp với từng bản sắc mỗi chương trình, tạo ấn tượng cho người xem. Các thiết kế này đòi hỏi tính sáng tạo rất cao, nên chăng Đài truyền hình tổ chức hoặc phát động cuộc thi sáng tác hình hiệu, nhạc hiệu dành cho nhiều đối tượng tham gia, kể cả trong ngành và ngoài ngành để tìm kiếm những ý tưởng.

mới và sáng tạo.

e. Phát triễn hệ thẳng kỹ thuật sản xuất chương trình và công nghệ

truyền dẫn

* Đối với hệ thống kỹ thuật sản xuất chương trình và các thiết bị chuyên dụng, Đài nên tranh thủ các nguồn lực của địa phương và Trung ương đầu tưr số hóa hoàn toàn khâu sản xuất, chuyển toàn bộ hệ thống analog( kỹ thuật tương tự) bằng hệ thống digital ( kỹ thuật số).

Cần đầu tư thêm máy móc, thiết bị để nâng cao chất lượng hình ảnh của chương trình, các hệ thống âm thanh, ánh sáng, xe màu cùng với các thiết bị dựng phim. Các dự án nên đầu tư tập trung vào trang thiết bị tương thích với đường truyền viễn thông, Internet, xử lý âm thanh và hình ảnh bằng công

trên thẻ nhớ.

ngh

Bên cạnh đó, không ngừng việc tư thiết bị ghỉ hình trên băng từ, tập

trung trang bị đủ cơ số thiết bị cằm tay và truyền tín hiệu lưu động cho các phóng viên, biên tập viên đi công tác xa.

Nâng dung lượng thư viện điện tử đủ sức chứa 30.000 giờ video để phục

vụ lưu trữ và phát sóng; xây dựng và triển khai phần mềm biên tập, xử lý,

duyệt chương trình hình ảnh và âm thanh trên mạng nội bộ và Internet.

Hình thành hệ thống dữ liệu và cơ chế cho phóng viên, biên tập viên cộng tác, cung cắp tin, bài cho các đài quốc gia và các đài địa phương khác.

Về quy trình công nghệ : Sản xuất dựa trên mạng, mở rộng không gian

tác nghiệp và tương tác của khán giả, chú trọng trang thiết bị xử lý hình ảnh, kỹ xảo,

Đối với công nghệ truyền dẫn sóng, hiện tại sóng QRT của Đài PT-TH

Quang Nam đang được phát sóng qua công nghệ phát sóng mặt đất analog, vệ tỉnh vinasats 2 và chuyển tiếp phát trên hệ thống truyền hình cáp Quảng Nam, Đà Nẵng, MyTV, AVG, hệ thống viễn thông Viettel và mạng truyền hình cáp HTVC của thành phó Hồ Chí Minh. tuy nhiên bên cạnh phạm vi phủ sóng rộng khắp thì vấn để chất lượng sóng đến khán giả cũng rất cần được quan tâm, Đài nên đầu tư số hóa toàn bộ quá trình truyền dẫn phát sóng để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình đến với người xem.

4.2.3. Phát triển và đào tạo đội ngũ cán bộ làm truyền hình

Hạn chế của nguồn nhân lực tại Đài đó là kỹ năng quản lý, quản trị sản xuất chương trình, còn thiếu những chuyên gia đầu nghành trong các lĩnh vực nội dung, hình thức thể hiện, đội ngũ dẫn chương trình và đặc biệt là chưa có

khả năng huy động. hợp tác các của chuyên gia trên các lĩnh vực kinh tế

„ tham gia dàn dựng, sản xuất các

hội, văn hóa và khoa học, nghệ thuật

chương trình có chất lượng cao, có chiều sâu và sức lan tỏa trong công chúng.

Do vậy việc phát triển nguồn nhân lực đang là vấn để trọng tâm tổ chức.

Đào tạo nguồn nhân lực đều có liên quan đến các giải pháp nêu ở phần trên.

Một số điểm cần cl

đoạn mới đòi hỏi việc phát tri trọng khi thực hiện pháp này như sau:

+ Trong nguồn nhân lực chất lượng

cao, có tỉnh thần đổi mới đã và đang là yếu tố quyết định để nâng cao chất

lượng hoạt động của Đài.

+ Tập trung xây dựng và triển khai để án đào tạo lại cán bộ theo tư duy.

mới, chú trọng đào tạo kỹ năng.

+ Xúc tiến nhanh việc cơ cấu lại chương trình, thực hiện đào tạo, bồi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá chất lượng dịch vụ kênh truyền hình QRT của Đài phát thanh truyền hình Quảng Nam - Nghiên cứu tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam (Trang 92 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)