3.2.1. Chính sách của Nhà nước
Chính sáchcủa Nhà nước là khung pháp lýkhông thể thiếu trong quá trình triển khai thực hiện huy động vốn, nhất là đối với các chương trình như chi trả DVMTR hay REDD+. Đối với chương trình chi trả DVMTR nhà nước đề ra mức thu và quy định vấn đề phân phối nguồn thuvà trình tự thủ tụcchitrả vàthanhquyếttoán nguồnthu này.Việc ban hành và triểnkhaicác chính sách thu hút vốn cho phát triển RPH là rất quan trọng. Các chính sách đúng quy địnhphùhợpvớiđiềukiệnkinhtế-xã hội, phù hợp với các đối tượng phải thực thi chính sách thìviệc triểnkhaisẽ được sựđồngthuậnvà mang lại hiệu quả cao.
Ngược lại những chính sách không phù hợp với thực tiễn sẽ gây ra lãng phí và tác động xấu tới công tác huy động nguồn tài chính cho phát triển RPH.
Hiện tại, ở Nghệ An các chính sách có liên quan đến huy động nguồn lực tài chính cho phát triển RPH được chính quyền bàn hành đầy đủ và tương đối phù hợp với đặc thù của địa phương.
3.2.2. Năng lực của cán bộ chuyên môn
Năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước thể hiện qua triển khai, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát hoạt động thu và chi các nguồn tài chính cho phát triển RPH. Một số chính sách huy động vốn mới như DVMTR hay REED+ còn mới đối mới đối với Nghệ An , vì vậy việc triển khai chính sách cần phải mất rất nhiều thời gian và công sức đầu tư, để cho những đối tượng thực thi chính sách hay những đối tượng được hưởng lợi từ chính sách hiểu một cách tường tận nội dung, bản chất và mục tiêu của chính sách này.
Triển khai chính sách một cách đồng bộ từ Trung ươ n g đến các địa phương, thôn ấp nhất là đối tượ n g đồng bào dân tộc thiểu số nằm trong khu vực thực thi các chính sách. Vai trò chỉ đạo xuyên suốt ở đây thuộc về UBND tỉnh, các
Sở, ban ngành có liên quan, mà cơ quan thường trực là Sở Nông nghiệp &
PTNT. Cần tập trung toàn hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cơ sở tham gia để giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng và thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng vì đây là chìa khoá của sự thành công.
Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện: Đây là một khâu không kém phần quan trọng để đánh giá việc thực hiện chính sách này có thành công hay không.Việc kiểm tra, giám sát phải bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước, các hội,đoàn thể và cộng đồng dân cư nơi có triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước về huy động nguồn lực tài chính cho phát triển RPH.
Hiện nay, còn một số cán bộ chuyên môn còn hạn chế nên trong quá trình triển khai các hoạt động còn gây trở ngại, ảnh hưởng đến các hoạt động chuyên môn và hoạt động chung của phát triển rừng phòng hộ.
3.2.3 Chất lượng của rừng và sự đa dạng của tài nguyên trong rừng
Chất lượng của rừng có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu từ DVMTR. Nếu các đơn vị chủ rừng thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát triển tốt rừng thì rừng sẽ phát triển tốt. Rừng tốt thì sẽ đem lại chất lượng cưng ứng dịch vụ môi trường rừng tốt, sẽ có tác động trực tiếp đến các đối tượng phải chi trả DVMTR . Khi nhận được sự cung ứng DVMTR tốt như nguồn nước ổn định, chất lượng nước tốt, sự bồi lắng lòng hồ thủy điện thấp… sẽ đem lại hiệu quả cao trong sản xuất của các đơn vị phải chi trả DVMTR như nhà máy thủy điện, nhà máy nước giúp sản lượng đầu ra tăng lên từ đó các đơn vị phải chi trả cũng sẵn sàng chi trả tiền DVMTR đúng thời hạn và người lại.
Ngoài ra, sự đa dạng về tài nguyên của rừng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả huy động nguồn lực đầu tư và phát triển rừng.
Vì hiện nay, có nhiều các chính sách mới cho hoạt động đầu tư như phát triển kinh doanh du lịch sinh thái,…tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư chỉ muốn đầu tư vào các khu có hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan đẹp,…
Theo đánh giá của các đối tượng được hỏi thì hầu hết các ý kiến đều cho rằng tài nguyên trong rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An tương đối phong phú, cụ thể:
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp đánh giá về tài nguyên rừng
Đơn vị tính: Phiếu
TT Nội dung Đồng ý Chƣa
đồng ý 1 Tài nguyên trong rừng phòng hộ rất đa dạng 103 17 2 Các nguồn tài nguyên trong rừng phòng hộ
được bảo vệ thường xuyên 99 21
Nguồn: Kết quả khảo sát Với nguồn tài nguyên phong phí, được bảo vệ sẽ giúp cho các BQL rừng có nguồn thu ổn định từ chính sách chi trả DVMTR, mở ra cơ hội tăng nguồn thu từ phát triển DLST.
3.2.4. Quy mô ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là một nguồn thu quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động cho phát triển RPH. Bội thu hay bội chi NSNN sẽ làm ảnh hưởng lớn tới đầu tư của nhà nước vào các lĩnh vực nói chung và rừng phòng hộ nói riêng. Nếu NSNN có nguồn thu lớn thì nguồn vốn cho đầu tư cho phát triển RPH sẽ tăng lên và ngược lại. Cả quy mô của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều có ảnh hưởng lớn. Chẳng hạn như với huyện Nghi Lộc, trong 3 năm vừa qua nguồn lực huy động để phục vụ cho phát triển RPH chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, các nguồn khác gần như không huy động được. Chính vì vậy, nếu như quy mô NSNN không đủ mạnh, nguồn dành cho phát triển RPH nhỏ sẽ làm cản trở phát triển RPH ở các địa phương.
3.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bên phải chi trả DVMTR Nguồn từ chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng là một nguồn lớn huy
động để thực hiện phát triển RPH. Nguồn này được hình thành từ các đơn vị hoạt động kinh doanh và hưởng thụ các lợi ích mà rừng mang lại,…Chính vì vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của bên chi trả cũng có tác động không nhỏ tới nguồn thu từ DVMTR. Nếu bên chi trả sản xuất kinh doanh tốt nguồn vốn cho chi trả DVMTR sẽ được thanh toán đúng hạn ngược lại nếu bên chi trả kinh doanh không tốt, thua lỗ có thế dẫn tới chậm thay toán hay nợ đọng chi trả DVMTR. Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả tập trung nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển RPH trên địa bàn.
3.2.6. Thiên tai, hạn hán
Thiên tai, hạn hán luôn là mối hiểm họa do thiên nhiên gây ra, mà chúng ta khó có thể lường trước được hậu quả nó mang lại.Đặc biệt nó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, hệ sinh thái. Hạn hán sẽ dễ dẫn đến cháy rừng, môi trường bị tàn phá, hệ thống sông suối sẽ bị giảm và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các nhà máy điện, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn thu dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, Nghệ An lại là địa bàn thương xuyên xảy ra thiên tai, hạn hán. Chính điều này gây ảnh hưởng lớn đến phát triển RPH nói chung và kết quả huy động NLTC cho phát triển RPH nói riêng.
3.2.7. Sự sẵn lòng và tích cực tham gia của người dân địa phương
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cộng đồng dân cư thôn, chủ yếu là người dân tộc thiểu số quản lý và sử dụng diện tích khá lớn rừng và đất trống đồi trọc. Ngoài ra, ở Nghệ An người dân có sinh kế sống dựa vào rừng, trong đó số lượng người dân được tiếp cận, nhận giao đất, giao rừng rất nhỏ.
Vì vậy, các nhóm còn lại chủ yếu là người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số có sinh kế sống dựa vào rừng từ lâu đời, vô tình trở thành những người ngoài cuộc và là đối tượng xâm lấn rừng tiềm tàng đối với các diện tích rừng tự nhiên đã được giao phần lớn cho các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý
rừng hay các chủ rừng khác. Cuộc sống của người dân gắn chặt với rừng, chỉ khi nào người dân thấy bảo vệ rừng bảo đảm cuộc sống của họ, đem lại lợi ích thì rừng sẽ được bảo vệ tốt hơn. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bảo vệ rừng, tái sinh rừng tự nhiên đồng thời giao Chính phủ quy định chính sách đặc thù cho vùng, miền để bảo vệ tốt rừng, khu vực xung yếu, biên giới và khu vực cung cấp các nguồn nước chính cho các thủy điện lớn.
Theo kết quả khảo sát tại 3 huyện với người dân trên địa bàn liên quan đến lợi ích từ phát triển rừng phòng hộ, thể hiện qua bảng 3.10.
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về lợi ích từ phát triển RPH
Đơn vị tính: Phiếu
TT Nội dung Đồng ý Không đồng ý
1 Thu nhập hàng năm của gia đình từ
QLBVPH là chủ yếu 81 9
2
Ngoài khoản thu nhập hàng năm từ QLBVPH, còn có những lợi ích khác từ rừng (môi trường, kinh doanh,…)
86 4
3 Giao lưu và phát triển văn hóa địa
phương 78 12
4 Phát triển rừng sẽ tạo thêm nhiều công
ăn việc làm cho người dân 89 1
Nguồn: Kết quả khảo sát Qua bảng cho thấy, các đối tượng tham gia khảo sát đều cho rằng hoạt động phát triển rừng phòng hộ mang lại nhiều lợi ích không chỉ ngày càng tạo động lực để thu hút và huy động được lượng lớn nguồn đầu tư mà còn mang lại những tác động tích cực cho đời sống của người dân xung quanh khu vực này.
Theo kêt quả khảo sát về việc sẵn lòng đóng góp nguồn lực tài chính cho phát triển RPH thể hiện qua bảng 3.9 của người dân.
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp sẵn lòng đóng góp nguồn lực tài chính cho phát triển RPH của người dân
Đơn vị tính: Phiếu
TT Nội dung Đồng ý Chƣa đồng ý
1 Sẵn lòng đóng góp nguồn lực tài chính
cho phát triển RPH 82 8
2 Đóng góp các nguồn lực khác 86 4
Nguồn: Kết quả khảo sát Với lợi ích mang lại từ rừng phòng hộ, nếu thực hiện tốt chính sách khoán bảo vệ rừng sẽ giúp huy động nguồn tài chính và nguồn lực khác từ người dân cho công tác bảo vệ rừng phòng hộ.