Giải pháphuy động nguồn tài chính cho phát triên rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn tài chính cho phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 84 - 95)

3.4. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động nguồn tài chính

3.4.3. Giải pháphuy động nguồn tài chính cho phát triên rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.4.3.1. Đối với nguồn NSNN

Khi nguồn từ NSNN giảm thì cần phải có phương án sử dụng hợp lý từ khâu lập dự toán đến quá trình sử dụng,tăng cường sự kiểm soát chặt chẽ để sử dụng nguồn lực hiệu quả tránh lãng phí.

Để thực hiện được điều này cần phải đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý sử dụng vốn là yêu cầu cấp bách đối với các cấp từ trung ương đến địa phương, nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong quá trình phân bổ vốn cần có tiêu chí phân bổ cụ thể đảm bảo công bằng, tạo điều kiện phát triển chung của các xã, ưu tiên các xã khó khăn hơn, xã nghèo.

3.4.3.2. Đối với nguồn dịch vụ nôi trường rừng

- Tăng cường hoàn thiện công tác thu DVMTR

Tỉnh Nghệ An cần tiến hành chuẩn bị đầy đủ mọi cơ sở pháp lý qua nghiên cứu các văn bản hiện hành; Đảm bảo mức thu hàng năm ổn định, tiến tới tăng dần mức chi trả; Ngoài ra cần phải có một khoản dự phòng đúng theo quy định để đảm bảo cho mức chi trả năm sau bằng hoặc cao hơn năm trước để cho người giữ rừng đảm bảo ổn định thu nhập và yên tâm đầu tư cho công tác bảo vệ rừng. Bên cạnh đó tỉnh cần ban hành cơ chế xử lý những doanh nghiệp chậm đóng hay nợ tiền DVMTR.

- Công khai minh bạch các nguồn thu, thủ tục thu, chi DVMTR.

Đối với các nguồn vốn huy động cần phải công khai các nguồn thu chi, hàng năm thực hiện công tác kiểm toán tài chính đầy đủ và công khai, minh bạch; Không để xảy ra tham nhũng thất thoát.

Đối với nguồn thu DVMTR cần xây dựng và hiện hoàn thiện bộ thủ tục quy trình thu, chi liên quan đến dịch vụ môi trường rừng để công khai thủ tục này đến các đối tượng phải chi trả và các đơn vị chủ rừng, hộ nhận khoán;

Tăng cường cơ chế thu thông qua cam kết thực hiện hợp đồng hàng năm mang tính bền vững (Quỹ bảo vệ & PTR và Bên phải chi trả); Xây dựng hệ thống thông tin thường xuyên 2 chiều, tạo ra sự công khai và minh bạch trong quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, công tác giám sát của cộng đồng trong việc quản lý sử dụng và chi trả nguồn thu này, thường xuyên công khai và có sự giám sát của đơn vị chi trả và của cộng đồng tham gia bảo vệ rừng (hỗ trợ kinh phí phù hợp cho lực lượng gián tiếp). Công khai quy trình thực hiện cơ chế tài chính chi trả dịch vụ môi trường rừng về diện tích rừng cung ứng dịch vụ, đơn vị phải chi trả, kinh phí phải chi trả, diện tích rừng, đối tượng được chi trả; Mức chi trả và quy trình kiểm tra, giám sát nguồn kinh phí này. Mục đích tiền phải được chi trả đến tay người dân tham gia bảo vệ rừng.

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ và Cơ cấu tổ chức bộ máy

Hiện tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vậy để thuận tiện trong hoạt động vì diện tích đất lâm nghiệp của Nghệ An là lớn nên đưa Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng về trực thuộc UBND tỉnh. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng cấp tỉnh, nhằm nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ bên được sử dụng tiền chi trả dịch vụ MTR đối với bên phải chi trả.Tăng cường quyền kiểm tra, giám sát bên phải chi trả: Thành lập các Ban kiểm soát quỹ cấp huyện để theo dõi giám sát theo từng huyện.

- Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các Đề án đã xây dựng

Rà soát các đối tượng được cung ứng dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh nhưng chưa đưa vào kế hoạch thu để có kế hoạch đưa kế hoạch thu hiện nay để đảm bảo tính công bằng khi thực hiện chính sách này. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyêntruyền, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chính sách chi trả DVMTR đến các địa phương theo Nghị định số99/2010/NĐ-CP. Tăng cường công tác truyên truyền đến mọi tầng lớp dân cư và cộng đồng xã hội.

3.4.3.3.Đối với Nguồn vốn ODA

Chính quyền các cấp cần nghiên cứu ban hành thêm các chính sách tìm kiếm kêu gọi sự hỗ trợ, đầu tư từ các chương trình, các dự án quốc tế để thực hiện công tác bảo vệ, phát triển RPH.

Cần tiếp cận và tham gia các dự án quốc tế để được cấp chứng chỉ carbon nhằm tăng nguồn thu cho ngành lâm nghiệp.

3.4.3.4. Đối với các nguồn vốn khác.

Các cấp ban nghành cần nghiên cứu ban hình các cơ chế chính sách phát triển các cây lâm sản dưới tán rừng để kêu gọi nhân dân đầu tư phát triển các cây lâm sản dưới tán rừng và cam kết hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân. Qua đó gắn bó chặt chẽ lợi ích của người dân càng với rừng giúp nâng cao đời sống các hộ dân sống cạnh rừng từ đó người dân sẽ có ý thức và trách nhiệm để bảo vệ rừng hơn.

Để huy động sự đóng góp của người dân, trong quá trình tổ chức thực hiện cấp xã cần quan tâm 3 điểm nhấn “Mức đóng góp phù hợp khả năng của người dân; mang lại lợi ích cho dân cư và cộng đồng; xã sử dụng vốn minh bạch, công khai’’. Để làm được điều này các cấp, đặc biệt là cấp xã cần đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền về phát triên rừng phòng hộ để làm chuyển biến nhận thức cho cán bộ, nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác phát triển RPH.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Huy động nguồn tài chính cho phát triển RPH là hoạt động rất quan trọng nhằm tập hợp các nguồn vốn tài chính để đầu từ bảo vệ và phát triển RPH tỉnh Nghệ An. Hoạt động nhằm tìm ra các giải pháp huy động các nguồn vốn mới để đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển RPH ở Nghệ An, nhằm thay thế sự giảm chi từ NSNN đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, tăng đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng RPH. Trong quá trình thực hiện còn có những khó khăn, hạn chế về nguồn vốn huy động. Vì vậy, Luận văn hướng tới việc tìm ra các giải pháp giúp tăng cường thêm các nguồn lực tài chính cho phát triển RPH tại Nghệ An.

Nội dung Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực tài chính cho phát triển rừng phòng hộ.Làm rõ các khái niệm, nguyên tắc, nội dung, của RPH và phát triển RPH.Qua đó,làm sáng tỏ tầm quan trọng của hoạt động huy động nguồn lực tài chính cho phát triển rừng phòng hộ. Đồng thời luận giải được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động nguồn lực tài chính cho phát triển rừng phòng hộ tại Nghệ An.

Luận văn đã nêu được thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho phát triển rừng phòng hộ tại Nghệ An; Kết quả thực hiện, nêu rõ những mặt được cũng như những mặt còn tồn tại và phân tích các nguyên nhân dẫn đến tồn tại.

Xuất phát từ cơ sở lý luận chung và những hạn chế khi nghiên cứu thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho phát triển rừng phòng hộ tại NghệAn. Tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính cho phát triển rừng phòng hộ. Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu lên một số kiến nghị đối với

Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương nhằm hoàn thiện huy động nguồn lực tài chính cho phát triển rừng phòng hộ tại Nghệ An hiệu quả hơn.

2. Kiến nghị

-UBND các huyện theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của mình chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng triển khai Chính sách chi trả DVMTR tại địa phương. Đặc biệt trong công tác rà soát lưu vực các thủy điện, xây dựng phương án bảo vệ rừng, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, giao khoán bảo vệ rừng và thống kê danh sách đối tượng cung ứng DVMTR để làm căn cứ chi trả tiền DVMTR kịp thời cho các chủ rừng và hộ nhận khoán; Có chế tào với các cơ sở sử dụng DVMTR không chấp hành nghiêm việc nộp tiền đầy đủ, đúng thời gian theo quy định của Nghị định và các văn bản hướng dẫn.

-UBND tỉnh cần phê duyệt ban hành sớm hồ sơ diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng của từng lưu vực để bên chi trả theo dõi và kiểm soát giám sát diện tích rừng đơn vị phải chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đảm bảo thực hiện tốt việc công khai chi trả và kiểm tra, giám sát của bên chi trả.

Trong thời gian tới khi cơ chế này đã đi sâu vào nhận thức của cộng đồng và xã hội, họ đã nhận thức được lợi ích mà cơ chế này mang lại và họ sẵn lòng tiếp nhận. Nguồn thu này có có là nguồn thu nhập chính nuôi sống được gia đình họ thì tỉnh Nghệ An nên tiên phong đi trước chuyển sang hình thức chi trả trực tiếp để giảm đi chi phí trung gian: Chi phí hoạt động của Bộ máy Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng, Chi phí của đơn vị chủ rừng và nâng cao mức thu nhập cho người trực tiếp giữ rừng đồng thời một phần chia sẽ lợi ích cho cộng đồng nằm trong khu vực giáp ranh với rừng để cùng hợp tác trong công bảo vệ rừng;

Ban hành Quyết định quy định về Quy trình, thủ tục lập kế hoạch, phê duyệt dự toán và quyết toán tài chính của Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng tỉnh

Nghệ An để làm cơ sở triển khai thực hiện cơ chế tài chính đối với thu - chi dịch vụ môi trường rừng trong thời gian tới một cách đồng bộ, hiệu quả đảm bảo theo quy định của pháp luật; Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng và đơn vị chủ rừng về kinh phí quản lý theo hướng tự chủ hoàn toàn, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ về hiệu quả sử dụng nguồn tài chính chi trả DVMTR.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi lộc (2015), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2015; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2016.

2. Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi lộc (2016), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2016; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2017.

3. Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi lộc (2017), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2017; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2018.

4. Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Hợp (2015), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2015; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2016.

5. Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Hợp (2017), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2017; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2018.

6. Ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương (2016), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2016; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2017.

7. Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Hợp (2016), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2016; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2017.

8. Ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương (2015), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2015; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2016.

9. Ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương (2017), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2017; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2018.

10. Cục Thống kê Nghệ An (2017), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2017.

11. Chínhphủ (2010), Nghị định số99/2010/NĐ-CPngày24/9/2010về chínhsáchchitrảdịcvụ môitrườngrừngcủaChínhPhủ, Hà Nội

12. Đoàn Thị Hân (2017), Huy động và sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện chương trình XDNTM tại các tỉnh vùng TDMN phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ.

13. Quốc Hội (2017), Luật Lâm Nghiệp, Hà Nội

14. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của Qũy bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An.

15. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An (2016), Báo cáo tổng kết năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Qũy bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An.

16. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt nam (2017), Tổng quan về dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2016.

17. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An (2017), Báo cáo tổng kết năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của Qũy bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An.

18. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2012), Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội/

19. UBND tỉnh Nghệ An (2009), Quyết định số 5988/QĐ-UBND ngày 11/11/2009 về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An.

20. UBND tỉnh Nghệ An (2011), Quyết định số 69/2011/QĐ-UB ngày 16/11/2011 vè việc thành lập Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An, Nghệ An.

21. UBND tỉnh Nghệ An (2011). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2018.

22. UBND tỉnh Nghệ An (2012),Quyết định số 4638/QĐ-UB ngày16/11/2012 Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An, Nghệ An.

23. UBND tỉnh Nghệ An (2015), Quyết định số 2015/QĐ-UBND ngày 22/5/2015 phê duyệt đề cương nhiệm vụ “điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2025”, Nghệ An.

24. UBND tỉnh Nghệ An. Quyết định số 6282/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020.Nghệ An

25. UBND tỉnhNghệAn, Dựánquy hoạchvà pháttriểnrừngNghệ An giaiđoạn2011 – 2020, Nghệ An.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

Dành cho các hộ dân bảo vệ rừng phòng hộ Anh/ chị vui lòng giúp đỡ tôi trả lời các câu hỏi sau đây:

Họ và tên: ………...

Địa chỉ : ………...

Tuổi ………...

1. Nghề nghiệp hiện tại của Anh(chị) là gì?

……….

………...

2. Thu nhập hàng năm của gia đình Anh/(chị) từ những nguồn nào? Nguồn thu nhập chính của gia đình anh chị?

……….

.………

………

………

3. Ngoài khoản thu nhập hàng năm từ QLBVRPH, gia đình Anh/(chị)còn có những lợi ích khác từ rừng không?

Có Không có

4. Theo Anh/(chị) việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ có giúp tăng cường giao lưu và phát triển văn hóa địa phương không?

Có Không có

5. Theo Anh/(chị) việc phát triển rừng sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương không?

Có Không có

6. Anh/(chị) có đồng ý với ý kiến tài nguyên thiên nhiên trong rừng phòng hộ mà Anh/(Chị) bảo vệ phong phú và đa dạng không ?

Đồng ý Không đồng ý

7. Theo Anh/(chị) các nguồn tài nguyên trong rừng phòng hộ trên địa bàn có được bảo vệ thường xuyên không?

Có Không

8. Nếu có cơ chế góp vốn để để phát triển rừng gia đình Anh (chị) có sẵn lòng tham gia không?

………

………

………

………

9. Trong quá trình tham gia bảo vệ rừng anh chị có gặp những khó khăn gì không?

………

………

………

………

10.Anh ( chị ) có đề xuất gì để tăng thêm nguồn vốn cho công tác bảo vệ rừng không ?

...

...

...

...

...

...

Hết câu hỏi, chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quýAnh/Chị

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn tài chính cho phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 84 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)