3.3.1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua tỉnh Nghệ An đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động nguồn lực tài chính cho bảo vệ và phát triển RPH, thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn được Nhà nước giao, tạo việc làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng trên địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn 2015 - 2017 tỉnh Nghệ An đã huy động được 260.798,46 triệu đồng cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
Hoạt động giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ, cho lực lượng bảo vệ rừng thuận lợi và đạt 100% so với kế hoạch.
Đã hoàn trả được hầu hết tiền nợ bảo vệ rừng ở các địa phương.
Nguồn lực cho phát triển RPH, ngoài phục vụ cho phát triển RPH còn
mang lại nhiêu lợi ích cho người dân ở khu vực xung quanh và những đối tượng có liên quan, vì hầu hết những đối tượng này đều sống chủ yếu dựa vào rừng.
Nghệ An là tỉnh mới triển khai chi trả DVMTR - đây là nguồn quan trọng ngoài nguồn từ NSNN để phục vụ cho phát triển rừng phòng hộ,tuy chỉ mới được triển khai nhưng bước đầu thấy rõ hiệu quả đem lại đó là:
- Khẳng định trách nhiệm của các đối tượng hưởng lợi từ DVMTR, đồng thời đó cũng là quyền lợi của mình để phát triển bền vững.
- Tăng cường nguồn lực cho địa phương để đầu t ư phát triển rừng, mà trước đâychủ yếu dựa vào vốn ngân sách Nhà nước.
- Góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định tình hình chính trị xã hội trên địa bàn vùng cao,vùng sâu vùng xa đầu nguồn các sông suối lớn nơi kinh tế của các đồng bào còn gặp nghiều khó khăn.
Từ lợi ích mà chính sách chi trả DVMTR mang lại và thông qua các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, các địa phương và người dân thấy được vai trò, giá trị mà rừng mang lại, từ đó tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng tốt hơn.
3.3.2. Những hạn chế
Thứ nhất: Nguồn vốn NSNN đang ngày càng giảm bên cạnh đó các nguồn vốn khác còn hạn chế và thiếu sự ổn định chưa đáp ứng được nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng đối với RPH. Nguồn NSNN hiện nay mới chủ yếu đầu tư cho rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển được đầu tư rất hạn chế.
Thứ hai: Đối với nguồn vốn DVMTR: Một số nhà máy thủy điện tư nhân còn cố tình tránh né và không thực hiện việc kê khai và nộp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tiền thu dịch vụ môi trường rừng được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp (đưa vào giá thành sản phẩm), nên thực sự chưa kích thích ý thức và trách nhiệm của doanh nghiệp.
Thứ ba: Trong nhiều năm qua việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng ở các địa phương mới chỉ thực hiện xác định về vị trí, diện tích lô rừng được giao hoặc khoán bảo vệ rừng, chưa xác định trạng thái rừng (giao đất nhưng chưa giao rừng); có nơi diện tích rừng giao chồng chéo giữa các chủ rừng, ranh giới không rõ ràng trên thực địa, diện tích sai lệch, nên khi rà soát phải tiến hành đo đếm, đánh giá lại tình trạng rừng, mất nhiều thời gian và công sức từ đó ảnh hưởng đến thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
Thứ tư: Công tác thu hút vốn từ các nguồn khác ngoài NSNN như nguồn vốn ODA còn hạn chế và rải rác, nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển rừng phòng hộ.
Thứ năm: Tỉnh chưa có cơ chế thật sự hấp dẫn để kêu gọi các nhà đầu tư hay các hộ dân đầu tư vốn để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Do nguồn NSNN phân bổ cho bảo vệ và phát triển rừng đang giảm, bên cạnh đó chính sách chi trả DVMTR mới chỉ áp dụng với các khu vực RPH đầu nguồn. Chưa có cơ chế để thu DVMTR đối với các khu công nghiệp hay các doanh nghiệp xả khí thải ra môi trường nằm cạnh rừng phòng hộ ven biển chi trả.
- Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền tại một số địa bàn huyện, xã để triển khai chính sách còn chưa thực sự quyết liệt; Sự gắn kết, phối hợp giữa các sở, ngành chưa chặt chẽ hơn; Chưa hoàn thành việc rà soát xác định cụ thể ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng đến từng chủ rừng, chủ quản lý, do đó chưa có căn cứ để chi trả đầy đủ cho các chủ rừng và hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng;
- Sự phối hợp để thực hiện Chính sách chi trả DVMTR giữa chủ rừng là tổ chức với các hộ nhận khoán và chính quyền địa phương, Ban lâm nghiệp xã, lực lượng Kiểm lâm địa bàn ở một số nơi chưa cao.Diện tích giao khoán
tuy được bảo vệ tốt hơn nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Nhiều hộ nhận khoán vẫn còn xem việc giao khoán BVR là một chính sách hỗ trợ về thu nhập cho người dân nên vẫn còn xem nhẹ trách nhiệm, chưa tổ chức tốt việc tuần tra, BVR;
- Một số cơ sở sử dụng DVMTR không nghiêm túc trong việc thực hiện Chính sách của Đảng và Nhà nước, lấy nhiều lý do để trì hoãn việc nộp tiền chi trả DVMTR, dẫn đến kế hoạch thu của Quỹ tỉnh đối với một số cơ sở này chưa đảm bảo được yêu cầu đề ra. Ngoài những bất cập trên, việc thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng còn thiếu các hướng dẫncụ thể về việc sử dụng tiền chi trả cũng như các quy định liên quan tới hệ thống giám sát và đánh giá. Việc chưa có các hướng dẫn cụ thể dẫn tới tình trạng hiểu và thực thi khác nhau tại các địa phương cũng như sự e dè trong công tác triển khai Nghị định do e ngại làm sai định hướng đã làm chậm quá trình thực hiện trên địa bàn. Bên cạnh đó, để triển khai thực hiện chi trả DVMTR đúng và trúng, cần thiết phải xác định rất chính xác, rõ ràng ranh giới, diện tích rừng đến từng chủ rừng, hộ gia đình và cá nhân nhận giao khoán bảo vệ rừng cả trên hồ sơ quản lý và ngoài thực địa, đây là vấn đề tồn tại lớn nhất liên quan đến quá trình giao đất, giao rừng trước đây và do biến động rất lớn của quá trình quản lý, sử dụng rừng, đất rừng đã và đang diễn ra hiện nay.Do vậy, để thực hiện được việc rà soát, thống kê cụ thể danh sách đối t ượng cung ứng DVMTR phải mất rất nhiều thời gian và kinh phí.
- Cơ chế chi trả DVMTR cần phải có thời gian nghiên cứu và cần có thực tiễn về vấn đề này, thì mới đưa ra được mô hình cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường phù hợp với đặc thù của nguồn thu, để quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả đạt được mục đích đã đề ra. Tiềnthu từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, sản xuất và cung cấp nước sạch không lớn nhưng khó xác định lưu vực và người cung ứng dịch vụ này nên
việc thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng còn gặp khó khăn.
-Việc hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật, sử dụng thừa kế tài liệu để rà soát ranh giới, diện tích và trạng thái rừng tương đối chặt chẽ, nhưng quá trình rà soát nhận thấy sai lệch giữa bản đồ và trên thực địa còn khá lớn. Có thể do nguyên nhân trạng thái rừng trên bản đồ quy hoạch 3 loại rừng làm từ năm 2007, trải qua hơn 7 năm đã có nhiều sai khác, nhưng khối lượng công việc và kinh phí để điều tra thực địa chưa đủ đáp ứng yêu cầu về chất lượng của việc rà soát. Việc xác định ranh giới, diện tích rừng cho từng chủ rừng và rà soát việc giao khoán BVR đến từng chủ rừng trong lưu vực cung ứng DVMTR là một trong những tồn tại, thách thức lớn nhất hiện nay. Đây là công việc khá phức tạp, mang tính chuyên môn kỹ thuật cao, đòi hỏi nhiều thời gian, kinh phí công sức với khối lượng công việc lớn, thuộc phạm vi ranh giới hành chính của nhiều huyện, nhiều đơn vị, nhiều chủ rừng khác nhau, với diện tích rừng rất rộng lớn, phân tán và ở những địa bàn khó khăn… nên công tác giải ngân cho các chủ rừng chưa kịp thời và chưa đáp ứng được theo yêu cầu. Bên cạnh đó việc rà soát trạng thái rừng, chồng ghép diện tích rừng đã giao, cho thuê hoặc khoán cho các đối tượng để làm cơ sở xác định các đối tượng được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng còn nhiều lúng túng và bất cập nên dẫn đến chậm.
-Do nguồn vốn ODA thường theo các chương trình hay dự án việc phân bổnguồn vốn ODA không do tỉnh quyết định.
- Do hiện nay chưa có cơ chế chính sách thật sự hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư từ người dân vào phát triển rừng phòng hộ. Rừng phòng hộ vẫn được xem là trách nhiệm của Nhà nước.