Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20 2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Lập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có toạ độ địa lý từ 21o13’
đến 21o33’ vĩ độ Bắc và từ 104o52’ đến 105o10’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 43783,62 ha, với 17 đơn vị hành chính (16 xã và 01 thị trấn). Địa giới hành chính giáp các tỉnh huyện sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hạ Hoà.
- Phía Đông giáp huyện Cẩm Khê.
- Phía Đông Nam giáp huyện Tam Nông.
- Phía Tây giáp huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái.
- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tân Sơn và Thanh Sơn.
Trung tâm huyện là thị trấn Yên Lập, cách thành phố Việt Trì khoảng 70km, trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính là: Quốc lộ 70B với chiều dài 66Km; 5 tuyến đường tỉnh: ĐT 313, ĐT 321, ĐT 321B, ĐT 313D và ĐT 313C. Do ở vị trí nằm khá xa trung tâm tỉnh, cùng với hệ thống giao thông không thuận tiện nên huyện Yên Lập gặp nhiều khó khăn, bất lợi hơn so với các huyện khác trong giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Yên Lập khá đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc lại phân bố không đều làm cho địa hình bị phân cắt mạnh và được chia thành 3 dạng chính.
- Địa hình núi thấp đồi cao được phân bố chủ yếu ở các xã vùng hạ huyện bao gồm các xã Minh Hòa, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc
Khánh; dạng địa hình này phù hợp cho phát triển các loài cây công nghiệp lâu năm (chè) và cây nguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do địa hình phân cắt nên việc phát triển hệ thống thủy lợi gặp nhiều khó khăn.
- Địa hình thung lũng được phân bố chủ yếu ở các xã Xuân Viên, Xuân Thủy, Hưng Long, Đồng Thịnh, Thương Long, thị trấn Yên Lập. Đây là vùng được tạo bởi hai sườn núi cao phía đông và tây huyện, đất được hình thành do bồi tụ trong quá trình phong hóa, có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và đất thịt nặng, phù hợp cho phát triển những giống lúa chất lượng cao, sản xuất lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh và thâm canh.
Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Phú Thọ
- Địa hình núi cao bao gồm các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Nga Hoàng và Trung Sơn. Đây là vùng địa hình bị phân cắt mạnh, một số khu vực đồi núi có độ dốc cao trên 250, về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, về mùa khô lại hay bị hạn. Trong tiểu vùng có một số khoáng sản và một vài diểm danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Do vậy tiểu vùng này phù hợp với phát triển lâm nghiệp với các loại cây lấy gỗ và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao; phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp; phát triển dịch vụ du lịch và khai thác quặng sắt.
Hình 2.2. Bản đồ quy hoạch huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Theo số liệu tại Trung Tâm khí tượng thủy văn tỉnh Phú Thọ, tổng lượng mưa trung bình qua các năm từ 1758,9mm, lượng mưa thất thường. Do những đặc trưng về địa hình địa mạo như vậy nên tình trạng sương muối, rét đậm, rét hại cũng như khô hạn (từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau), úng lụt cục bộ, đặc biệt là hiện tượng lũ quét, lũ ống thường xảy ra gây thiệt hại rất lớn cả về kinh tế, xã hội của huyện.
Độ ẩm tương đối trung bình 87%, thấp nhất là 32% (thường xảy ra vào tháng 12 hàng năm), nhiệt độ trung bình năm từ 23,30C, nhiệt độ cao nhất lên tới 390C, thấp nhất chỉ từ 4-50C; số giờ nắng bình quân qua các năm từ 1361giờ/năm.
- Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10; gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
* Thuỷ văn
Trên địa bàn huyện không có hệ thống sông nào chảy qua. Tuy nhiên, hệ thống ao hồ, đập, suối ngòi của huyện khá phong phú như: hồ đập Ly, hồ Rộc Rang, đập phai Ngà, ngòi Giành, ngòi Lao, ngòi Thiểu, ngòi Cả và các con suối lớn nhỏ khác.
- Ngòi Giành: Bắt nguồn từ huyện Nghĩa Tâm tỉnh Yên Bái chảy qua địa bàn các xã: Trung Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Lương Sơn của huyện Yên Lập, xã Phượng Vĩ huyện Cẩm Khê và đổ ra sông Hồng.
- Ngòi Lao: Bắt nguồn từ Mũi Kim tỉnh Yên Bái chảy qua địa phận các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương rồi đổ ra sông Hồng.
- Ngoài ra hệ thống các khe, suối lớn nhỏ (ngòi Cả, suối Gió...) trong huyện cũng góp phần đáng kể phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt cũng như nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các xã vùng cao đặc biệt khó khăn.
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Với tổng diện tích tự nhiên là 43.783,62 ha, chiếm 12,39% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Tài nguyên đất của huyện Yên Lập được đánh giá là khá phong phú kể cả về chất và lượng.
Đất đai của huyện Yên Lập được chia làm 3 loại chính sau:
Bảng 2.1. Bảng kết quả thống kê các loại đất trên địa bàn huyện Yên Lập năm 2017
Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 43.783,62 100
Đất nông nghiệp 24.847,04 57
Đất lâm nghiệp 17.101,57 32
Đất xây dựng 3.134,04 11
(Nguồn: UBND huyện Yên Lập) Theo kết quả thống kê đất đai năm 2017 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 43 783,62 ha bao gồm: nhóm đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất xây dựng. Đặc biệt trong năm 2017 diện tích đất nông nghiệp là 24.847,04 ha.
Tuy nhiên, cụ thể một số loại đất nông nghiệp diện tích lại giảm như: đất trồng lúa nước năm 2016 là 28.725ha, năm 2017 là 24.847,04 , giảm 2.194,69ha; đất lâm nghiệp giảm 116,41ha so với năm 2016. Sự biến động này do chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển sang mục đích sử dụng khác theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, của tỉnh và trung ương. Đối với đất xây dựng năm 2017 diện tích là 3.134,04 ha, tăng 961ha.
Phần lớn diện tích tăng do chuyển đổi đơn vị hành chính cấp xã thành cấp phường và do quy hoạch phát triển khu đô thị mới; quy hoạch phát triển các công trình công cộng theo quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt. Trong đó, các loại đất cấp giấy đạt tỷ lệ cao là: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
đạt 90,6%; đất nuôi trồng thuỷ sản đạt 82,2% diện tích theo hiện trạng. Hiện nay huyện Yên Lập vẫn đang tích cực tháo gỡ những vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Tuy là huyện có nguồn nước với tổng lượng dòng chảy phong phú nhưng dung lượng lại thấp, phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian. Ngoài nguồn nước được cung cấp bởi các dòng suối thì các đập trữ nước, ao hồ, kênh mương cũng góp phần tích cực trong việc phục vụ sản xuất và điều tiết nguồn nước vào mùa mưa trên địa bàn huyện.
- Nguồn nước ngầm: Hiện nay chưa có tài liệu nào khẳng định trữ lượng nước ngầm ở huyện Yên Lập nhưng từ một số mũi khoan sơ bộ thăm dò nguồn nước ngầm cho thấy ở các xã núi cao như Trung Sơn, Mỹ Lung, Thượng Long có trữ lượng thấp, rất khó khai thác để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
Nhìn chung nguồn tài nguyên nước huyện Yên Lập là không lớn kể cả nước mặt và nước ngầm, nguồn nước ít bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm có chất lượng tốt cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
* Tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp của huyện có diện tích 17.101,57 ha trong đó: Diện tích đất rừng đặc dụng là 330 ha, đất rừng phòng hộ là 10.541,99 ha, đất rừng sản xuất là 6.229,58 ha, chiếm 32% diện tích đất tự nhiên của huyện và chiếm 8,81% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Yên Lập là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn trong tỉnh với nhiều tài nguyên rừng phong phú, trong đó xã Trung Sơn có diện tích đất rừng lớn nhất 9148,83 ha, đây là vùng có hệ sinh thái rừng với các loài động, thực vật đa dạng.
* Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện thì Yên Lập có tổng số 18 điểm mỏ và điểm quặng.
Bảng 2.2. Số liệu tài nguyên khoáng sản huyện Yên Lập
STT Loại khoáng sản Số lƣợng
Quy mô Lớn và
nhỏ
Nhỏ
Điểm quặng
1 Sắt 3 3 - -
2 Chì - Kẽm 3 1 - 2
3 Chì - Bạc 1 - - 1
4 Pyrit 1 - - 1
5 Dolomit 3 - - 3
6 Than Bùn 2 - - 2
7 Đá vôi xây dựng 5 - - 5
Tổng 18 4 - 14
(Nguồn: UBND huyện Yên Lập) Các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện hầu hết chưa được điều tra, khảo sát, đánh giá chính xác trữ lượng và chất lượng. Qua thăm dò ước tính trữ lượng và chất lượng các mỏ này đều ở mức trung bình và nhỏ, tuy nhiên đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện.