Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rác sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Lập
3.3.4. Nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường, xử lý rác thải
UBND huyện lãnh, chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình trong những năm gần đây đã có chuyển biên rõ rệt nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hộ gia đình nhận thức còn kém, trình độ văn hóa thấp dẫn đến việc nhận thức về bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nười dân và cộng đồng dân cư.
3.3.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Lập
Điểm mạnh
Địa bàn huyện Yên Lập có cơ sở hạ tầng phù hợp và các hoạt động mở rộng nhằm tạo hiệu quả cho việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt. Việc này thường được quản lý bởi chính quyền địa phương với nguồn lực dồi rào cả về con người và tài chính - một vấn đề thường gặp ở các thành phố đông dân.Các cơ quản chính phủ và thành phố đã có nhiều chiến lược nắm được số lượng chất thải tạo ra, chúng là gì, khối lượng và vị trí phát sinh. Việc lồng ghép tiêu chí vệ sinh
môi trường trong việc đánh giá “Gia đình văn hóa” và “xây dựng nông thôn mới”.
sẽ thúc đẩy cho quá trình đảm bảo vệ sinh môi trường tại huyện.
Trong thời gian qua, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đã được quan tâm, đầu tư, tổ chức thực hiện đạt được các kết quả đáng khích lệ. Hàng năm, UBND huyện Yên Lập đã phân bổ ngân sách sự nghiệp môi trường cho các cấp thực hiện nhiệm vụ theo quy định; tranh thủ sự giúp đỡ của ngân sách trung ương hỗ trợ cho đầu tư bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh, mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; hỗ trợ phương tiện vận chuyển cho các huyện, thành, thị nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cụ thể:
- Các cấp chính quyền đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt;
- Nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung, công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng tại huyện Yên Lập đã được nâng lên;
- Bước đầu đã hình thành được hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải từ tỉnh đến huyện, xã và khu dân cư;
- Rác thải sinh hoạt ở huyện Yên Lập cơ bản đã được thu gom, xử lý; ở khu vực nông thôn bước đầu được quan tâm xử lý;
- Nguồn lực đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đã được tăng cường; phương tiện thu gom, vận chuyển, thiết bị xử lý rác thải đã được đầu tư giải quyết tạm thời các bức xúc do rác thải gây ra tại địa phương.
Điểm yếu
Việc thực hiện Chương trình vẫn còn hạn chế, một số đề án, dự án quan trọng chậm triển khai, một số chỉ tiêu đề ra chưa hoàn thành,công tác phối hợp, tổ chức thực hiện giữa các sở - ngành, quận, huyện chưa đồng bộ và kịp
thời; chưa bám sát mục tiêu, kế hoạch của chương trình đề ra; việc triển khai và chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ chưa tạo được sự đột phá, giải pháp tiến hành chưa tạo chuyển biến rõ rệt, căn bản trong nhận thức và hành vi của nhân dân và doanh nghiệp về bảo vệ môi trường; chưa tập trung nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chính sách thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư xử lý ô nhiễm, nâng cao trách nhiệm của những chủ thể phát sinh nguồn chất thải trong xử lý ô nhiễm.
- Mạng lưới thu gom, cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xử lý rác thải theo quy hoạch thu gom, xử lý rác thải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 chưa được đầu tư đồng bộ (chưa hoàn thiện việc đầu tư các điểm tập kết trung chuyển rác thải và Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung của tỉnh).
- Phương tiện, trang thiết bị và lực lượng tham gia công tác thu gom, vận chuyển còn thiếu, chưa đảm bảo nhu cầu.
- Bước đầu hình thành mạng lưới, tổ dịch vụ vệ sinh môi trường, tuy nhiên còn mang tính tự phát, chưa có mô hình thống nhất để giao trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải.
- Công tác tuyên truyền về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của người dân, chưa có sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị tại huyên Yên Lập.
- Huyện Yên Lập đã quan tâm, chỉ đạo công tác thu phí vệ sinh theo quy định. Tuy nhiên, tỷ lệ thu phí còn rất thấp nên chưa đáp ứng duy trì mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải. Theo rà soát, đánh giá cho thấy, nếu tổ chức thu phí vệ sinh đầy đủ sẽ đảm bảo duy trì hiệu quả hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải, thậm chí có thể hỗ trợ cho chi phí xử lý rác thải như ở huyện Yên Lập.
- Tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Yên Lập còn đạt tỷ lệ thấp (đạt 40%); các biện pháp
xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Lập đều chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường, gây ô nhiễm môi trường tại khu vực xử lý, cụ thể:
Khu vực các lò đốt rác thải đang hoạt động trên địa bàn huyện Yên Lập:
Các lò đốt rác đã được lắp đặt tại các địa phương chưa đáp ứng đủ yêu cầu về bảo vệ môi trường, chưa được đầu tư đầy đủ các công trình phụ trợ như: Nhà phơi rác, hệ thống xử lý nước rác, chôn lấp chất thải trơ hoặc tro xỉ, phun chế phẩm diệt côn trùng, … nên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh, đặc biệt là mùi và khí thải. Sau một thời gian hoạt động, theo dõi đánh giá cho thấy, lò đốt chỉ hoạt động tốt và ổn định khi thời tiết khô ráo, độ ẩm của rác thải sinh hoạt dưới 30%. Do rác thải trước khi đưa vào lò đốt chưa được phân loại nên phát sinh một lượng lớn tro xỉ phải đem đi chôn lấp.
+ Biện pháp chôn lấp rác thải: Hình thức chôn lấp không hợp vệ sinh đang diễn ra phổ biến trên địa bàn các huyện miền núi. Các bãi chôn lấp của huyện Yên Lập theo thiết kế phải đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phân ô chôn lấp, chống thấm bằng lớp lót vải địa kỹ thuật, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác và chôn lấp theo quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, đến nay chưa được đầu tư đảm bảo yêu cầu, tiến độ dự án đã ảnh hưởng đến công tác xử lý rác thải của các huyện. Tại huyện Yên Lập việc người dân đào hố thủ công để đổ đầy rác sau đó lấp đất đang là giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần được chính quyền các cấp phổ biến, hướng dẫn, nhân rộng trong điều kiện việc thu gom, xử lý đối với khu vực này còn gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều kinh phí.
Cơ hội
Hiện Việt Nam có khoảng 26 khu xử lý chất thải rắn, tập trung tại các đô thị lớn, tổng công suất thiết kế khoảng 5.000 tấn/ngày. Sản phẩm sau xử lý chủ yếu là mùn hữu cơ, nguyên liệu để sản xuất gạch block. Có 660 bãi chôn
lấp quy mô trên 1ha, mỗi ngày tiếp nhận 52.538 tấn rác thải trong đó có 30%
bãi hợp vệ sinh, còn lại không hợp vệ sinh.Vì vậy đây là cơ hội cho việc thu gom xử lý rác thải trên địa bàn huyện Yên Lập. Người dân chỉ cần mang rác thải sinh hoạt ra cổng sẽ có người thu gom tận nơi mà không phải đi xa. Thời gian tới UBND huyện Yên Lập có các chính sách ưu tiên, nguồn kinh phí để mở rộng địa bàn các xã khác giúp cho cơ hội mở rộng, phát triển mạng lưới quản lý, thu gom rác tại địa bàn huyện Yên Lập để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân,UBND huyện Yên Lập thực hiện mở rộng tổ chức thu gom và xử lý rác thải phát sinh các xã còn lại trên địa bàn huyện. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII đã đề ra nhằm đánh giá thực trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và phân công nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền địa phương và tổ chức, cá nhân để thực hiện.
Thách thức
Xuất hiện một thực tế là các chính sách khi triển khai chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, một số chính sách và quy định quản lý vẫn có những hiệu ứng phụ, hạn chế sự tham gia của người dân. Ví dụ như việc nam giới là người tham gia họp dân trong khi nữ giới là người thực hiện nhiều hơn các công việc liên quan đến môi trường và quản lý rác thải. Một số chính sách không hợp lý, hoặc việc phổ biến chính sách, thông tin chưa đầy đủ cũng hạn chế sự tham gia của người dân trong hoạt động này như hoạt động truyền thông tại huyện Yên lập hoặc việc người dân thiếu thông tin về quy định xử phạt những người có hành vi gây ô nhiễm môi trường, trong đó có hành vi xả rác bừa bãi và không thu gom đúng địa điểm. Ngoài ra, các chính sách khen thưởng chưa được triển khai ở khu dân cư cũng hạn chế mức độ tham gia của người dân.
Quy trình xử lý rác hiện nay trên huyện Yên Lập vẫn là biện pháp truyền thống bằng chôn lấp. 95% rác thải được chôn lấp ở các bãi chứa thải.
Phương pháp này đơn giản đỡ tốn kém nhưng hao tốn tài nguyên đất kéo theo hệ lụy ô nhiễm môi trường ở cả không khí lẫn nguồn nước. Cũng có những phương pháp khác nhưng không đáng kể như xử lý bằng công nghệ đốt và chế biến rác thải.
Trong rác thải số chất thải rắn sinh hoạt chiếm tới 60% càng khiến cho việc xử lý rác thải thêm khó khăn. Đặc biệt việc phân loại từ nguồn rác thải ban đầu không được làm nên rất khó khăn trong khâu xử lý.
Trên địa bàn huyện Yên Lập, một vấn đề không thể không nhắc tới đó là, mặc dù Bộ Xây dựng đã ban hành tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch quản lý chất thải sinh hoạt cho các đô thị nhưng hầu hết địa phương chưa xây dựng quy hoạch quản lý chất thải sinh hoạt của xã dẫn đến thiếu căn cứ để triển khai các chương trình, dự án cụ thể. Hiện nay, mới chỉ có một vài xã lập quy hoạch quản lý chất thải sinh hoạt một vài địa phương khác trên địa bàn mới dừng ở quy hoạch hệ thống thu gom.
Một vấn đề khác cần quan tâm, đó là các quy hoạch quản lý chất thải sinh hoạt huyện Yên Lập hiện nay chưa đề cập tới các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt đã đóng cửa, trong khi phần lớn các bãi rác này vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do trước đây, các bãi rác này đều không được chôn lấp hợp vệ sinh, sau khi đóng cửa lại được giao cho cơ quan hành chính quản lý. Đơn vị này không đủ chức năng cũng như năng lực để giám sát, kiểm soát và xử lý ô nhiễm. Chính vì vậy, đây vẫn là những điểm nóng về môi trường trên địa bàn huyện Yên Lập.
Tuy nhiên, một thách thức không thể phủ nhận còn tồn tại đối với việc huy động sự tham gia của cộng đồng đó là công tác xã hội hóa còn yếu. Vấn đề nảy sinh cả từ phía cộng đồng và chính quyền. Nhận thức và năng lực của
cộng đồng chưa đảm bảo để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý chất thải sinh hoạt, đặc biệt là ở khu vực tập trung đông dân nghèo huyện Yên Lập. Ý thức của người dân đối với việc giữ gìn vệ sinh công cộng còn rất thấp, họ thường xả rác ra đường, cống rãnh hoặc đổ trộm chất thải sinh hoạt xây dựng ra bờ sông, các khu vực công cộng... gây tác động tiêu cực đến vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Ngược lại, về phía các nhà quản lý, vẫn còn thiếu các văn bản quy định phù hợp nhằm thu hút sự tham gia của các đoàn thể, quần chúng và toàn xã hội, còn thiếu nhiều chương trình huy động cộng đồng trong quản lý chất thải sinh hoạt.
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Lập
3.4.1. Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đã được quan tâm, đầu tư, tổ chức thực hiện đạt được các kết quả đáng khích lệ. Hàng năm, UBND Huyện đã phân bổ ngân sách sự nghiệp môi trường cho thực hiện nhiệm vụ theo quy định; tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành đầu tư bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh, lò đốt rác thải, mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cụ thể:
- Các cấp chính quyền đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt;
- Nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung, công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng đã được nâng lên;
- Bước đầu đã hình thành được hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải từ huyện đến xã và khu dân cư;
- Rác thải sinh hoạt ở khu vực thị trấn cơ bản đã được thu gom, xử lý; ở khu vực nông thôn bước đầu được quan tâm xử lý;
- Đầu tư được 01 khu chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Thị trấn Yên Lập, 02 lò đốt rác thải sinh hoạt tại xã Ngọc Lập và xã Lương Sơn.
3.4.2. Các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt
Hiện nay, công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Lập còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc xử lý rác thải sinh hoạt, cụ thể là:
- Rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn gây khó khăn cho quá trình chôn lấp vì chứa nhiều thành phần khó phân hủy (túi nylon, đồ nhựa...).
- Công tác thu gom rác chưa được triệt để, nhất là đối với các xã mức phát triển kinh tế thấp nên vẫn còn tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra dọc đường, khu đất trống... hình thành các bãi rác tự phát làm mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
- Phương tiện, trang thiết bị, nhân lực phục vụ cho công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của Huyện chưa đồng bộ giữa các xã, thị trấn và chưa đáp ứng nhu cầu.
- Các khu tập kết rác trên địa bàn các xã trong huyện chưa đủ tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như xa khu dân cư, xa nguồn nước, rác được đổ lộ thiên, không có che chắn… điều này gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí nhất là khi xảy ra thiên tai, mưa bão, ngập lụt, rác thải tại các bãi chôn lấp này bị mưa bão cuốn theo dòng chảy trở thành nguồn lây lan, phát tán dịch bệnh.
- Bước đầu hình thành mạng lưới, Hợp tác xã, tổ chức tự quản về môi trường, tuy nhiên còn mang tính tự phát, chưa có mô hình thống nhất để giao trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải.
- Công tác tuyên truyền về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của người dân, chưa có sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị tại địa phương.