Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20 2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Lập
2.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội huyện Yên Lập
Cơ cấu kinh tế và quá trình tăng trưởng kinh tế của huyện Yên Lập giai đoạn 2015 - 2017 được thể hiện trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế giai đoạn 2015 -2017 Những mục tiêu chủ yếu Đơn vị Thực hiện
2015
Thực hiện 2016
Thực hiện 2017 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế chung % 3,24 7,24 6,5
GTSX bình quân đầu người Triệu 17,72 19,13 20,68
GTSX Nông lâm TS Tỷ 1012,24 1.056,30 -
Sản lượng lương thực Tấn 38325,60 40.414,0 38.695,0 + Tăng trưởng GTSX CN – XD % 126,50 155,40 164,00 Cơ cấu kinh tê
+ Nông, lâm, thủy sản % 52,53 51,82 47,64
+ Công nghiệp - Xây dựng % 11,65 13,00 18,40
+ Dịch vụ % 35,82 35,18 33,96
(Nguồn: UBND huyện Yên Lập) Nhìn chung, cơ cấu kinh tế ngành huyện Yên Lập đang có sự chuyển dịch đúng hướng đó là: Giảm dần tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - thủy sản, tăng dần tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành còn chậm; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại chiếm tỷ trọng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Cụ thể: Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản giảm từ 66,5% năm 2005 xuống còn 51,82% năm 2016, ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 3,4% năm 2005 lên 13 % vào năm 2016 và ngành dịch vụ từ 30,1% năm 2005 lên 35,18% năm 2016.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, lựa chọn ban hành 02 đề án (chăn nuôi trâu, bò và nhân rộng các mô hình có hiệu quả trong
sản xuất nông nghiệp) để triển khai thực hiện; tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chỉ đạo các ngành chức năng và cơ sở làm tốt công tác tham mưu chỉ đạo sản xuất, đảm bảo khung lịch thời vụ, thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; cây rau mầu ổn định diện tích so với các năm trước, người dân đã thay đổi nhận thức từ sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày thành sản xuất hàng hóa; đàn bò, đàn lợn và đàn gia cầm tăng so cùng kỳ, giá cả ổn định nên người dân tiếp tục đầu tư chăn nuôi, các chương trình sản xuất nông nghiệp, các mô hình được triển khai tích cực;
công tác trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm, độ che phủ rừng đạt 68,4%... vì vậy sản xuất nông lâm nghiệp đã duy trì được tốc độ tăng trưởng, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân.
* Khu vực kinh tế công nghiệp
- Công nghiệp - TTCN: Một số sản phẩm tăng hơn so cùng kỳ năm trước như xay sát lương thực (16.479,2 tấn); chè các loại (7.073,8 tấn, đạt 47,3% KH) khai thác đá xây dựng (113.452m3), gỗ xẻ các loại (44.980 m3) và một số sản phẩm CN, TTCN khác đều tăng so cùng kỳ; một số sản phẩm tiếp tục phát huy được lợi thế sản xuất, thị trường và thu nhập ổn định như: Xẻ và bóc gỗ rừng trồng, sản xuất gạch xây dựng...
- Đầu tư xây dựng: Công tác chỉ đạo quản lý đầu tư XDCB về tiến độ, chất lượng, khối lượng xây dựng, quyết toán công trình hoàn thành được tăng cường chỉ đạo quyết liệt; UBND huyện đã triển khai rà soát và ban hành kế hoạch xử lý nợ XDCB giai đoạn 2016 - 2017. Tập trung khắc phục tồn tại, hoàn chỉnh các công trình dở dang; tập trung quyết toán các công trình, hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng một số hạng mục mới theo quyết định của cấp có thẩm quyền; phân bổ và giao kế hoạch vốn kịp thời cho các đơn vị tổ chức thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo sát sao việc nâng cao
trách nhiệm của chủ đầu tư trong giám sát chất lượng thi công các công trình xây dựng theo thẩm quyền, thực hiện nghiêm túc các thủ tục, trình tự đầu tư theo đúng quy định. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt trên 250 tỷ đồng (trong đó huyện, xã làm chủ đầu tư ước đạt 115,9 tỷ đồng), đã quyết toán được 96 công trình hoàn thành; qua quá trình rà soát hiện còn 09 công trình quá thời gian quy định, chưa lập hồ sơ báo cáo quyết toán do thiếu hồ sơ chứng từ theo quy định đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hoàn chỉnh hồ sơ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chỉ đạo công tác tổng hợp báo cáo theo chương trình của Thanh tra về việc thực hiện đầu tư theo Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và báo cáo Thanh tra tỉnh Phú Thọ về Thanh tra diện rộng XDCB trên địa bàn.
* Khu vực kinh tế dịch vụ
Đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; giá cả thị trường cơ bản ổn định. Tổng mức bán lẻ và lưu chuyển hàng hóa đạt ước đạt 389,5 tỷ đồng; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 87 ngàn lượt; khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 1.070 ngàn tấn; các loại hình dịch vụ: Vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển ổn định; dịch vụ nhà hàng, vui chơi, giải trí có bước phát triển khá; một số dịch vụ công cộng được quan tâm đầu tư như (thu gom rác thải, điện cao áp chiếu sáng, chợ...). Triển khai xây dựng khu vui chơi, giải trí tại Thị trấn Yên Lập (các hạng mục chính như: Bể bơi, khu tổ chức sự kiện, khu vui chơi cho trẻ em...) với quy mô 1,2 ha, tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng, đến nay đã hoàn thành 40% khối lượng... Tăng cường công tác kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các trường hợp buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Huyện đã kiểm tra trên 100 cơ sở kinh doanh, phát hiện và xử lý 68 cơ sở chưa đủ điều kiện và có vi phạm các điều kiện về kinh doanh, phạt tiền 74,95 triệu đồng.
2.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
* Dân số
Dân số của huyện đến ngày 31/12/2015 là 93616 người, phân bố trên 223 khu hành chính của 16 xã và thị trấn, bao gồm 13 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc mường chiếm 70%, dân tộc Dao chiếm khoảng 3%, dân tộc kinh chiếm 17%.
Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 84,903 người/km2; đơn vị hành chính có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Yên Lập với 538 người/km2; đơn vị hành chính có mật độ dân số thấp nhất là xã Trung Sơn với 49 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 1,01%.
Toàn huyện có 21079 hộ, dân số 81512 người; trong đó số hộ nông nghiệp là 17570 hộ, chiếm 83,35%; số hộ phi nông nghiệp là 3509 hộ, chiếm 16,65%.
* Lao động, việc làm
Toàn huyện có 43320 lao động, trong đó có 42402 lao động có việc làm, chiếm 97,74% tổng số lao động. Phân theo ngành, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 74,6%; lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 13,8%; lao động thương mại dịch vụ chiếm 11,6 %.
Bảng 2.4. Lao động huyện Yên Lập
Đơn vị tính: người, %
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Lao động (người)
Tỷ lệ (%)
Lao động (người)
Tỷ lệ (%)
Lao động (người)
Tỷ lệ (%) Tông số lao động 42993 100 43320 100 43655 100 Lao động có việc
làm 42075 96,98 42402 97,74 42730 98,5
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Lao động (người)
Tỷ lệ (%)
Lao động (người)
Tỷ lệ (%)
Lao động (người)
Tỷ lệ (%) Lao động Nông
nghiệp 31892 75,8 31632 74,6 31364 73,4
Lao động
CN.TTCN và XD 5595 13,3 5851 13,8 6110 14,3
Lao động TM. DV 4588 10,9 4919 11,6 5256 12,3 Lao động không
có việc làm 918 3,02 918 2,26 925 1,5
(Nguồn: UBND huyện Yên Lập)
* Thu nhập và mức sống
Trong những năm qua đời sống của nhân dân từng bước được cải thịên và ổn định. Cụ thể:
+ Thu nhập bình quân 7,2 triệu đồng/người/năm.
+ Tổng sản lượng lương thực năm 2010 là 36.473,3 tấn.
+ Lương thực bình quân 446,7 kg/người/năm.
+ Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 18%.
+ Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 19,5%.
+ Số hộ dùng điện lưới quốc gia là 95%.
+ 17/17 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
+ 175 khu dân cư có nhà văn hoá.
+ 75% hộ đạt gia đình nhà văn hoá.
* Môi trường
Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm chú trọng. Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 khu công nghiệp đang hoạt động và có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Tỷ lệ chất sinh hoạt đô thị
được thu gom đạt 100%. Có 10 xã đã được đầu tư hệ thống thu gom rác thải tập trung. UBND huyện đã tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết về tăng cường bảo vệ môi trường đến năm 2020 và xây dựng Kế hoạch thực hiện.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Lập Nhìn chung những năm qua, kinh tế của huyện tiếp tục được duy trì và phát triển. UBND huyện đã chủ động xây dựng các nghị quyết, đề án, kế hoạch trọng tâm của giai đoạn 2016 - 2020 và của năm 2017; chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan chuyên môn và cơ sở tập trung tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ; các chỉ tiêu về kinh tế cơ bản đạt và tăng so với cùng kỳ, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiềm chế. Lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được duy trì và có nhiều tiến bộ, khởi sắc; chế độ an sinh xã hội được đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quân sự quốc phòng được thực hiện nghiêm túc, hoàn thành các chỉ tiêu giao; cải cách hành chính, xây dựng chính quyền được tập trung chỉ đạo thực hiện; công tác tư pháp, thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được quan tâm. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện phấn khởi, đoàn kết, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế vươn lên,...
Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội còn bộc lộ một số tồn tại, được thể hiện ở một số mặt sau:
- Về lĩnh vực kinh tế: Sản xuất nông lâm nghiệp có thời điểm gặp nhiều khó khăn; giá thịt lơn hơi giảm sâu và kéo dài nên đã gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi; tổng đàn trâu và một số loại cây rau mầu khác giảm so cùng kỳ; cây chè sau rà soát giảm 398,41 ha so với đề án; mô hình trồng cây lúa chất lượng cao Nhật Bản Koshihikari với diện tích 31,7 ha tại thị trấn Yên Lập chưa thành công. Tiến độ xây dựng nông thôn mới chưa đạt yêu cầu so
với lộ trình của giai đoạn; tiến độ trồng cây bưởi Diễn chậm. Công tác kiểm tra, xử lý các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất gây ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để; tiến độ xây dựng và thanh quyết toán một số công trình XDCB còn chậm. Diễn tập phòng chống bão lũ, tìm kiếm cứu nạn còn để xảy ra sự cố gây thương tích và thiệt hại về tài sản. Việc cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các tổ chức, cá nhân còn nhiều sai sót về thông tin (như họ tên, địa chỉ, mục đích sử dụng...) và việc giải quyết khắc phục còn chậm.
- Lĩnh vực nội chính: Phạm pháp hình sự diễn biến phức tạp và tăng so cùng kỳ như: Tai nạn giao thông, đánh bạc, xâm hại trẻ em, cố ý gây thương tích. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo của chính quyền còn hạn chế, việc nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn có việc, có lúc chưa kịp thời, một số hoạt động tôn giáo chưa đúng định hướng.
Số người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động còn nhiều.
- Lĩnh vực văn hoá - xã hội: Xuất khẩu lao động đạt thấp so kế hoạch trong khi số người xuất cảnh trái phép lại cao; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; công tác cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Triển khai Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm; việc thu hút bệnh nhân tham gia khám, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện chưa thực sự hiệu quả; việc giải quyết chế độ cho dân công hỏa tuyến chưa kịp thời.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách để người dân nâng cao ý thức chấp hành chính sách hiệu quả chưa cao; công tác tham mưu, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ một số cơ quan chuyên môn có việc còn hạn chế; việc tiếp thu ý kiến để bổ sung, chỉnh sửa trong các cuộc họp giao ban Thường trực, BTV Huyện ủy và UBND huyện còn một số cơ quan chuyên môn thực hiện chưa nghiêm túc.
- Công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế do ý thức của người dân chưa cao. Công tác thu gom xử lý rác thải mới tập trung ở các khu đô thị và còn nhiều bất cập. Các xã vùng xa hoàn toàn xả rác tự nhiên ra ngoài môi trường ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường và cuộc sống của người dân.