CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Tình hình đất đai theo công dụng kinh tế của huyện Yên Lập đƣợc thể hiện ở bảng 2.1.
Tổng diện tích đất nông nghiệp những năm gần đây có xu hướng giảm dần do sự phát triển của một số khu công nghiệp, nhu cầu đất ở của nhân dân, một số nhỏ diện tích ở thế cao nên không có nước để sản xuất do vậy phải chuyển mục đích sử dụng.
Đất lâm nghiệp cũng giảm dần do thu hồi một số diện tích đất rừng của các công ty lâm nghiệp giao cho các hộ dân sử dụng.
Đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác tăng lên do chuyển mục đích sử dụng phục vụ cho phát triển sản xuất.
Đất phi nông nghiệp tăng lên do chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang là chính để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
Với quỹ đất nhƣ trên, huyện Yên Lập có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm.
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Yên Lập
Đơn vị tính: ha TT Chỉ ti u Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng diện tích đất tự nhiên 43.824,65 43.824,65 43.824,65 I Đất nông nghiệp 39.224,05 39.209,45 39.195,68 1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.140,35 11.137,76 11.124,31 2 Đất lâm nghiệp 27.071,40 27.057,83 27.056,09 2.1 Đất rừng sản xuất 18.080,69 18.067,11 18.065,37 2.2 Đất rừng phòng hộ 8.660,71 8.660,72 8.660,72
2.3 Đất rừng đặc dụng 330,00 330,00 330,00
3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.009,21 1.006,77 1.007,19
4 Đất nông nghiệp khác 3,09 7,09 8,09
II Đất phi nông nghiệp 4.398,44 4.414,30 4.427,60
1 Đất ở 788,55 800,67 814,00
2 Đất phi nông nghiệp khác 3.609,89 3.613,63 3.613,60
III Đất chƣa sử dụng 202,16 200,90 201,37
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi trường) 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng của huyện
- Hệ thống thủy lợi: Toàn huyện có 192 công trình thủy lợi. Trong đó:
Xí nghiệp Thủy nông quản lý, vận hành 22 công trình thuộc 14 xã; HTXDV quản lý vận hành 170 công trình thủy lợi. Các công trình thủy lợi đã đƣợc tu sửa, nâng cấp, nạo vét đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ sản xuất.
- Hệ thống giao thông: Đường liên xã được nhựa, bê tông hóa là 41,42%; đường liên thôn được bê tông hóa là 20,19%; đường ngõ xóm được bê tông hóa là 13,11%; đường trục ra đồng được bê tông hóa là 9,89%.
Hệ thống giao thông nông thôn đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, nâng cấp, cải tạo với số lƣợng lớn, kết quả đó đã góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn huyện, tích cực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
- Hệ thống điện phục vụ sản xuất: Toàn huyện 100% số xã có điện; 12 xã, thị trấn có hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn, chất lƣợng điện ở khu vực nông thôn đƣợc nâng cao đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
2.1.2.4. Dân số và lao động
Bảng 2.2. Dân số và lao động huyện Yên Lập
TT Chỉ ti u ĐVT Năm
2016
Năm 2017
Năm 2018
Tốc độ PTBQ
(%) I Tổng dân số Người 84.903 87.800 90.475 103,23
1 Nam Người 42.422 43.585 45.074 103,08
2 Nữ Người 42.481 44.215 45.401 103,38
II Tổng số hộ dân Hộ 23.542 24.381 24.620 102,26 1 Hộ NLN, TS Hộ 18.896 18.602 18.640 99,32
2 Hộ CN, XD Hộ 1.530 2.645 2.811 135,55
3 Hộ TM, DV Hộ 3.116 3.134 3.169 100,85
III Số LĐ theo ngành kinh
tế LĐ 45.870 48.154 49.347 103,72
1 Hộ NLN, TS LĐ 35.174 36.920 36.485 101,85
2 Hộ CN, XD LĐ 5.109 5.364 7.012 117,15
3 Hộ TM, DV LĐ 5.587 5.870 5.850 102,33
IV Số lao động đã qua đào
tạo LĐ 7.685 10.169 10.587 117,37
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Lập)
* Dân số
Tính đến 31/12/2018, tổng dân số trên địa bàn huyện là 90.475 người với mật độ 206 người/km2, trong đó nam là 45.074 người và nữ là 45.401 người; 7.707 người thành thị và 82.768 người ở nông thôn.
Trong địa bàn huyện có 13 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 70%, dân tộc Dao chiếm khoảng 3%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 17%, còn lại là các dân tộc khác.
* Lao động và việc làm
Nguồn lao động năm 2018 của huyện có 49.347 người, chiếm 54,54 % tổng dân số toàn huyện trong đó lao động đã qua đào tạo 10.587 người chiếm 21,45 %. Nguồn lao động có chất lƣợng không đồng đều, sản xuất chủ yếu dựa vào thói quen, kinh nghiệm; áp dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
Một bộ phận lao động trình độ văn hoá thấp, khó tiếp cận kiến thức mới phục vụ sản xuất và đời sống. Đời sống của nhân dân trong huyện còn rất nhiều khó khăn.
2.1.2.5. Tình hình phát triển kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lập lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong những năm qua các ngành các cấp trong huyện đã tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện; nhiều ngành kinh tế đã phát triển tích cực, đóng góp lớn vào tổng giá trị kinh tế của huyện.
Bảng 2.3. Giá trị kinh tế và cơ cấu kinh tế huyện Yên Lập
TT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ PTBQ (%) I GTTT tr n địa bàn Tỷ.đ 1.136,2 1.192,4 1.337,8 108,51 1 Ngành NLN, TS Tỷ.đ 588,4 606,5 629,5 103,43 2 Ngành CN, XD Tỷ.đ 155,4 178,6 212,3 116,88 3 Ngành TM, DV Tỷ.đ 392,4 407,3 496,0 112,43 II Cơ cấu ngành %
1 Ngành NLN, TS % 51,79 50,86 47,05 2 Ngành CN, XD % 13,68 14,97 15,86 3 Ngành TM, DV % 34,53 34,15 37,07
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Lập)
Qua số liệu ở bảng ta thấy tổng giá trị tăng thêm năm 2018 tăng lên so với năm 2016, cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thủy sản, tăng giá trị ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, song những năm qua huyện Yên Lập vẫn duy trì và giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và ổn định so với cả nước.