CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu 4 loại hình doanh nghiệp chủ yếu đó là công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tƣ nhân và hợp tác xã. Những doanh nghiệp này có thể đại diện cho các doanh nghiệp trong huyện, các ngành, nghề kinh doanh như: Sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm:
- Các tài liệu đã công bố của các cơ quan thống kê Trung ƣơng, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước,
- Các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Lập, các tài liệu xuất bản liên quan đến hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với DN trên địa bàn huyện Yên Lập. Những tài liệu này đƣợc thu thập chủ yếu ở Cục thống kê Phú Thọ, Chi cục Thống kê huyện Yên Lập, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ, Chi cục Thuế huyện Yên Lập.
2.3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
- Thiết kế phiếu điều tra, khảo sát toàn bộ 70 doanh nghiệp nhằm thu thập các thông tin về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhƣ:
+ Quản lý công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế, ấn định thuế + Quản lý thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
+ Quản lý nợ thuế
+ Công tác kiểm tra thuế
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
- Cơ cấu mẫu khảo sát doanh nghiệp đƣợc phân bổ theo loại hình doanh nghiệp của Chi cục Thuế huyện Yên Lập nhƣ sau:
+ Công ty TNHH: 35 phiếu + Doanh nghiệp tƣ nhân: 10 phiếu + Công ty cổ phần: 10 phiếu
+ Hợp tác xã: 15 phiếu
- Trên cơ sở đó kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn 20 cán bộ quản lý thuế và UBND huyện liên quan đến doanh nghiệp để đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước về thuế đối với doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Lập.
2.3.3. Phương pháp pháp phân tích số liệu 2.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
- Thông qua các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm phân tích mức độ thu thuế, kết quả thu thuế và cơ cấu các loại thuế đã thu.
2.3.3.2. Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá biến động kết quả quản lý thuế của các DN theo thời gian và không gian.
- Phương pháp so sánh còn sử dụng để so sánh các người nộp thuế về thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế đối với các DN tại Chi cục thuế.
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài
* Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN
- Số thực hiện: là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh số tiền thuế thu đƣợc trong 1 năm.
- Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ thu thuế (%): là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ thu thuế trong năm so với số dự toán đƣợc giao. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì mức độ hoàn thành nhiệm vụ càng tốt.
* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kê khai thuế
* Số NNT đã nộp tờ khai: là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh tổng số NNT đã thực hiện nộp tờ khai (TK) tại cơ quan thuế (CQT) trong 1 năm.
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô NNT thực hiện nghĩa vụ khai thuế.
* Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế chậm (%): là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ NNT đã nộp tờ khai trong một năm so với tổng số DN phải nộp. Chỉ tiêu này gần 100 thì hiệu quả công tác quản lý thuế càng cao.
- Số DN nộp chậm: là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ảnh tổng số DN nộp TK quá hạn trong 1 năm.
- Tỷ lệ DN nộp hồ sơ chậm (%): là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ DN nộp TK bị quá hạn trong 1 năm so với tổng số DN đã nộp TK. Chỉ tiêu này càng tiến gần tới 0% thì hiệu quả công tác quản lý thuế càng cao.
* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu nợ thuế:
- Số thuế nợ: là chỉ số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh tổng số tiền thuế nợ đọng mà các DN còn chƣa nộp vào NSNN tính đến ngày 31/12 hàng năm.
- Tỷ lệ thu nợ thuế (%): là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ nợ thuế với số thu NSNN trong 1 năm. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả quản lý các khoản nợ của CQT, chỉ tiêu này càng tiến gần tới 0% thì hiệu quả công tác quản lý thuế càng cao.
- Số nợ thuế thu đƣợc: là chỉ số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh tổng số tiền thuế nợ mà CQT đã thu đƣợc trong 1 năm.
- Tỷ lệ thu nợ (%): là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ số tiền thuế nợ đọng thu đƣợc so với tổng số thuế nợ đọng trong 1 năm. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả quản lý các khoản nợ của CQT, chỉ tiêu này càng tiến gần tới 100% thì hiệu quả công tác quản lý thuế càng cao.
* Chỉ tiêu về tình trạng DN vi phạm pháp luật thuế và kết quả bị xử lý vi phạm
- Số DN vi phạm pháp luật thuế: là chỉ số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh tổng số DN vi phạm trong 1 năm.
- Tỷ lệ DN vi phạm bị xử lý (%): là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ số doanh nghiệp vi phạm bị xử lý trong năm so với tổng số DN vi phạm trong 1 năm. Chỉ tiêu này càng tiến gần tới 100% thì hiệu quả công tác quản lý thuế càng cao.
- Tỷ lệ DN kiếm tra phát hiện có sai phạm (%): là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ số doanh nghiệp có sai phạm đƣợc phát hiện qua quá trình kiểm tra trong năm so với tổng số DN đƣợc cơ quan thuế kiểm tra theo kế hoạch. Chỉ tiêu này càng tiến gần tới 100% thì hiệu quả công tác quản lý thuế càng cao.
Chương 3