Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 71 - 75)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong phát triển du lịch cộng đồng

* Công tác tập huấn

Ngay sau khi phê duyệt dự án phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, UBND huyện Đà Bắc đã xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực làm việc tại các điểm du lịch cộng đồng, đa số là những người nông dân quen với công việc thuần nông, chưa có kiến thức, kỹ năng về du lịch. Chính vì vậy, việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thực sự cần thiết và quan trọng để đáp ứng sự hài lòng, tạo ấn tượng tốt đẹp về mảnh đất, con người vùng hồ sông Đà. 

Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ dân có kiến thức, kỹ năng để làm du lịch, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình đã mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn như: 1 lớp ở khu vực bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc), 1 lớp ở khu vực đảo Dừa, 1 lớp ở xóm Tiện, xã Thung Nai (Cao Phong), 1 lớp vê du lịch cộng đồng tại xóm Ké Đà Bắc. Gần đây nhất, năm 2019, Sở VH-TT&DL tổ chức 1 lớp tập huấn, đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho 31 học viên. Ngoài ra, Sở

phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin các huyện: Mai Châu, Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc mở tại mỗi huyện 1 lớp tập huấn kỹ năng làm du lịch nông thôn (OCOP) năm 2019 cho các hộ làm du lịch trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, trong đó huyện Đà Bắc đã cử 16 người tham gia khóa tập huấn trên.

Bảng 3.7. Thống kê số lượng các lớp tập huấn về công tác du lịch của tỉnh và tại huyện Đà Bắc trong 3 năm từ 2017 - 2019

STT Nội dung tập huấn Số lớp

Số lượng người tham

dự

SL CB huyện Đà

Bắc cử tham dự

I Các lớp tập huấn do tỉnh tổ chức

1 Lớp tập huấn về công tác phát triển du lịch 1 lớp 35 3 2 Lớp tập huấn về công tác du lịch cộng đồng 1 lớp 42 29 3 Lớp tập huấn kỹ năng làm du lịch nông thôn

(OCOP) 2 lớp 91 16

4 lớp tập huấn, đào tạo hướng dẫn viên du lịch 2 lớp 59 8 5 Lớp tập huấn về bản sắc văn hóa du lịch 1 lớp 41 5 6

Lớp nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ tài nguyên môi trường

1 lớp 55 6

7

Tổ chức đi khảo sát, thăm quan, học tập các mô hình làm du lịch hiệu quả trên địa bàn tỉnh và các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên

1 lớp 36 5

8

Lớp cho người điều khiển phương tiện và nhân viên phục vụ trên tàu, thuyền vận chuyển khách du lịch

3 lớp 64 14

II Lớp tập huấn do huyện Đà Bắc tổ chức

1 Tập huấn công tác hướng dẫn viên du lịch 1 lớp 25 25

STT Nội dung tập huấn Số lớp

Số lượng người tham

dự

SL CB huyện Đà

Bắc cử tham dự

2

Tập huấn công tác văn nghệ, bản sắc văn hóa

văn nghệ 2 lớp 36 36

3 Lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp 1 lớp 27 27

4 Lớp dạy tiếng Anh giao tiếp 2 71 16

III

Tập huấn về công tác phát triển du lịch cộng đồng do công ty CP du lịch cộng đồng Đà Bắc tổ chức

1 Lớp bồi dưỡng kỹ năng nghề du lịch homestay 1 lớp 23 23 2

Tập huấn công tác an toàn, cứu hộ cho khách du lịch thuê thuyền Kaya, thuyền du lịch

1 lớp 16 16

3

Tập huấn về công tác dịch vụ các sản phẩm

nông nghiệp 2 lớp 42 42

(Nguồn: UBND huyện Đà Bắc và Công ty CP du lịch cộng đồng Đà Bắc) Bên cạnh đó, huyện nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các hộ kinh doanh phải tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, thuyết minh để nâng cao chất lượng phục vụ, giao tiếp; nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ tài nguyên môi trường để phát triển du lịch.

Phỏng vấn sâu chị Ngọc Nhiềm, chủ homestay Ngọc Nhiềm, chia sẻ:

“Trước đây, tôi hầu như không biết gì về du lịch cộng đồng. Nhưng qua các lớp tập huấn tôi học được nhiều kiến thức, kỹ năng về làm du lịch như: dịch vụ lưu trú; kỹ năng đón tiếp khách, cách chế biến và trang trí các món ăn…

Từ đó, tôi có thể tự tin đón khách đến thăm quan, trải nghiệm homestay của gia đình và giới thiệu với du khách về văn hóa, con người Đà Bắc. Khách du

lịch khi tới Đà Bắc trải nghiệm đều hài lòng về chất lượng dịch vụ. Nhờ vậy, số lượng khách du lịch đến với huyện Đà Bắc ngày càng tăng”.

Ngoài ra, năm 2019 Sở VH-TT&DL tổ chức đào tạo, tập huấn cho tổ chức, cá nhân, đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải thủy nội địa, người lái tàu và nhân viên phục vụ trên tàu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về hoạt động du lịch sinh thái sông nước, Luật Du lịch, Luật Giao thông đường thủy nội địa; những kiến thức về sơ, cấp cứu; kỹ năng giao tiếp đối với khách du lịch.

Qua đó, tại các bến cảng hoạt động vận tải khách du lịch đường thủy trên khu vực tỉnh Hòa Bình và huyện Đà Bắc đi vào nề nếp. Tàu đỗ đúng nơi quy định, không xảy ra tình trạng các chủ tàu chèo kéo khách. Trên tàu đáp ứng đủ các yêu cầu như: trang bị cho khách du lịch áo phao, thiết bị y tế, tủ thuốc cứu hộ, thùng đựng rác. Với những kiến thức được tập huấn, đội ngũ nhân viên, lái tàu trở thành những hướng dẫn viên du lịch có kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp mảnh đất, con người Hòa Bình.

* Công tác đào tạo những hộ kiểu mẫu

Huyện Đà Bắc, Công ty Cổ phần Du lịch Đà Bắc, và dự án AOP (The Australian Foundation for the Peoples of Asia and the Pacific Limited) đã hỗ trợ mỗi xóm du lịch một vài hộ xây dựng mô hình hộ kiểu mẫu làm du lịch cộng đồng. Dự án đào tạo căn hộ kiểu mẫu đã hướng dẫn những hộ gia đình tham gia hoạt động lưu trú, phục vụ du lịch cộng đồng từ những khâu phục vụ nhỏ nhất đến bài trí, chuẩn bị để phục vụ một cách chuyên môn hóa, chuyên nghiệp.

Từ “hạt giống” Homestay Ngọc Nhềm, nay xã Tiền Phong còn có những Đinh Thu Homestay, Quang Thọ Homestay, Lake View Homestay, Văn Hiếu Homestay.

Nhềm cho biết, lượng khách Âu đến đây nhiều hơn khách Việt. Riêng năm 2018, Homestay Ngọc Nhềm đón 155 đoàn (mỗi đoàn từ 8 - 17 khách).

Nhiều tỉnh bạn cũng sang Đá Bia để học hỏi mô hình du lịch cộng đồng này như Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng…

Những người dân địa phương như Nhềm, sau 4 năm gắn bó với công việc du lịch cộng đồng, cũng đã nhận ra đây chính là mô hình phát triển du lịch bền vững.

* Công tác đào tạo phát triển bản sắc văn hóa - văn nghệ, phát huy làng nghề truyền thống

Để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa cốt lõi, huyện Đà Bắc đã thành lập những tổ văn nghệ tại mỗi xóm, những tổ văn nghệ gồm thành viên là những người yêu và thông thuộc những điệu múa truyền thống. Không phân biệt già trẻ, trai gái, họ tham gia vì yêu văn nghệ, đồng thời muốn gìn giữ và phát huy những điệu múa của dân tộc mình. Ngoài ra, do phát triển hoạt động du lịch cộng đồng, họ còn có thể biểu diễn để có thêm thu nhập. Từ đó ngoài gìn giữ những nét văn hóa của địa phương, phát triển và truyền lại cho con cháu, họ còn có thêm thu nhập cho gia đình.

Ngoài những tổ nhóm văn nghệ, thì huyện Đà Bắc còn thành lập những tổ nhóm nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, làm hàng nan tre… vừa là nơi trao đổi kinh nghiệm giữa những thành viên, vừa phát huy nghề truyền thống, tham gia những hội chợ… góp phần gìn giữ nghề, giữ bản sắc văn hóa dân tộc và hướng dẫn những thành viên mới tham gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)