Công tác xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 75 - 79)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.4. Công tác xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương

* Công tác xây dựng thương hiệu bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương

Để phát triển du lịch cộng đồng, UBND huyện Đà Bắc đã có định hướng và tập huấn cho người dân gìn giữ những nét văn hóa của người bản địa, kiến trúc nhà, các nghề truyền thống… để tạo một nét văn hóa, thương hiệu du lịch mang bản sắc riêng của Đà Bắc

Khảo sát tại xóm Sưng, hiện tại, xóm Sưng có 3 hộ kinh doanh đón khách là các homestay: Thành Chung, Xuân Lan, Nhất Quý và một quầy

trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm của gia đình bà Lý Thị Tiến. Điểm đặc biệt là trên 90% hộ dân vẫn giữ nguyên nhà đất trệt, lợp lá cọ truyền thống của người Dao. Người dân nơi đây vẫn giữ gìn, bảo tồn nghề dệt truyền thống từ việc nhuộm chàm, dệt, thêu hoa văn váy, áo, in hoa văn trên váy bằng sáp ong... Khi đến với xóm Sưng, du khách được tận hưởng không khí trong lành, hòa mình với thiên nhiên, tìm hiểu, khám phá cuộc sống, nét sinh hoạt văn hóa, ẩm thực, nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Dao.

Tại Xóm Sưng nhiều ngôi nhà vẫn giữ nguyên tường gỗ, mái tranh nhưng đã được cải tạo, nền nhà lát gạch, phòng ngủ, bếp, bàn ghế uống nước và nhiều vật dụng được làm từ gỗ, tre nứa, tạo sự gần gũi, vừa mang dáng vẻ hiện đại, sạch sẽ, khang trang.

* Xây dựng nét văn hóa, thương hiệu bản sắc du lịch riêng

"Quán tự giác” tại xóm Đức Phong (trước là xóm Đá Bia), xã Tiền Phong (Đà Bắc) được coi là "siêu thị đầu tiên của người Mường Hòa Bình”.

Quán tự giác không chỉ là địa chỉ tin cậy cung cấp hàng hóa cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo lâu đời của người Mường Ao Tá. Những quán tự giác là nơi trao niềm tin, sự tin tưởng của người bán đối với tất cả mọi người trong cộng đồng. Hiện nay, mô hình quán tự giác rất phát triển, đem lại sự thích thú cho khách du lịch tới khám phá Tiền Phong.

Theo các cụ cao niên trong xóm kể lại: "Quán tự giác” được hình thành từ rất lâu và gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người Mường Ao Tá tại xã Tiền Phong. Đã từng có thời gian, những "Quán tự giác” trải dài khắp xóm.

Các hộ dân có quả bưởi, mớ rau, con gà… đều đặt ra ngoài quán để bán.

Người mua tự lựa chọn cho mình những mặt hàng phù hợp với nhu cầu và tự định giá cho mặt hàng đó rồi đặt tiền vào chiếc giỏ trong quán. Tương truyền rằng, nếu như người nào có thói quen trộm cắp mà lỡ lấy đồ trong quán rồi bỏ đi mà không để lại tiền thì sẽ không ra được khỏi xóm. Chính vì vậy, quán tự giác còn mang ý nghĩa giáo dục sự trung thực cho người dân. Người dân

không được vi phạm pháp luật như: ăn cắp vặt, phải biết tôn trọng sức lao động của những người đã vất vả làm ra sản phẩm.

Phỏng vấn sâu chị Đặng Thu Thảo, khách du lịch từ Hà Nội chia sẻ:

Văn hóa, sự thân thiện và ý thức tự giác của người dân cuốn hút tôi muốn tới đây vào dịp cuối tuần. Không chỉ có vậy, tôi thật sự ấn tượng bởi những quán tự giác dựng ven đường đơn sơ, mộc mạc bằng tre, nứa. Bên trong bày những món hàng, thực phẩm khô mang bản sắc dân tộc Mường như măng ngâm, măng khô, mật ong... được niêm yết giá sẵn. Người mua chỉ việc đặt tiền vào chiếc giỏ trong quán. Đám trẻ nhỏ nô đùa quanh quán cũng không dám lấy tiền. Tôi luôn trăn trở sức mạnh gì đã làm nên sự tự giác cho người dân nơi núi rừng này, phải chăng tính cộng đồng, tình làng xóm đã đem lại niềm tin, sự tự giác cho người dân nơi đây.

Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt điểm du lịch cộng đồng Đá Bia sẽ bảo tồn và phát huy nét đẹp của quán tự giác để thu hút khách du lịch.

* Công tác xây dựng các chương trình tour du lịch tạo sức hấp dẫn Ngoài thăm quan, khám phá phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của người dân nơi đây, du khách có thể chiêm ngưỡng cây Trò cổ thụ vài trăm năm tuổi, đi bộ khoảng 30 phút qua rừng già lên khám phá hang Sưng. Hang Sưng có chiều dài vài trăm mét, vòm hang cao và rộng là một hang nước, trong hang có dòng suối chảy qua, là nơi cho du khách được lội suối để trải nghiệm, chiêm ngưỡng những nhũ đá muôn hình, muôn vẻ đẹp lấp lánh mà thiên nhiên ban tặng. Ngoài ra, du khách muốn tìm hiểu thêm những điểm tham quan khác thì có thể đi xe máy khoảng 1 tiếng hoặc đi bộ (có 3 cung đường để khách lựa chọn là 6 tiếng, 10 tiếng và 13 tiếng) để đến xóm Đá Bia - một điểm DLCĐ dân tộc Mường ở xã Tiền Phong. Từ đây có thể đi thuyền thăm quan các điểm du lịch trên khu du lịch hồ Hòa Bình thơ mộng.

Ngoài ra khi đến với du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, với đặc điểm núi rừng, hồ Hòa Bình, du khách còn có những trải nghiệm như chèo thuyền Kaya, đạp xe quanh núi, hoạt động trải nghiệm khác…

* Tổ chức hội chợ, hội thảo về du lịch để quảng bá hình ảnh nét văn hóa đặc trưng vùng miền

Tháng 6 năm 2018, UBND huyện Đà Bắc phối hợp với Sở VH- TT&DL đã tổ chức Hội thảo sơ kết đánh giá 2 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch và chia sẻ những vấn đề liên quan đến du lịch Đà Bắc, tại hội thảo nhiều nhà đầu tư đã có dịp tiếp cận gần hơn với việc đầu tư du lịch tại huyện Đà Bắc.

Năm 2019, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư Du lịch và Nông nghiệp năm 2019 nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch, nông nghiệp của huyện để thu hút đầu tư.

Bảng tổng hợp công tác xúc tiến đầu tư và xây dựng thương hiệu du lịch huyện Đà Bắc được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8. Tổng hợp công tác xúc tiến đầu tư và xây dựng thương hiệu du lịch huyện Đà Bắc

STT Nội dung ĐVT Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019 1 Hoạt động xây dựng thương

hiệu du lịch

Thương

hiệu 2 2 2

1.1 Du lịch cộng đồng Đang xây dựng

thương hiệu 1.2 Du lịch hồ Hòa Bình

2 Tổ chức hội thảo Lần 1 2 2

3 Công tác thu hút đầu tư, ký kết

với các doanh nghiệp DN 6 8 8

(Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Đà Bắc)

Huyện Đà Bắc tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành với doanh nghiệp để triển khai thực hiện dự án, thu hút được nhiều khách du lịch. Tại hội nghị, Uỷ ban nhân dân huyện Đà Bắc đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với 8 doanh nghiệp; tổng mức đầu tư các dự án khoảng 2.000 tỷ đồng. Khi những dự án được triển khai là cơ hội rất tốt để thu hút khách, tạo việc làm, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương và góp phần quan trọng trong việc hòan thiện các tiêu chí để sớm đưa Khu du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)