Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 34 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về giảm nghèo bền vững

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giảm nghèo bền vững

* Kinh nghiệm của tỉnh Long An:

- Nhiều năm qua, Long An luôn xác định giảm nghèo là vấn đề quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân trong Tỉnh chú trọng tổ chức thực hiện. Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ), tỉnh Long An đã tích cực đẩy mạnh triển khai áp dụng các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo để tạo điều kiện cho hộ nghèo trong tỉnh ổn định đời sống, phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.

Nhờ đó, số hộ nghèo trong tỉnh đã giảm từ 4,03% (năm 2016) xuống còn 2,93% (tháng 6-2018). Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, người cận nghèo cũng được cải thiện, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị …

Để thực hiện được việc này, tỉnh Long An cho triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu, duy tu bảo dưỡng công trình cho 18 xã nghèo biên giới và bãi ngang trong tỉnh. Điển hình như tại Phước Vĩnh Đông, một xã bãi ngang thuộc huyện Cần Giuộc, đã thực hiện dự án Chương trình 30a, đầu tư xây dựng các công trình cầu đường, đặc biệt xã còn được hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho các hộ nghèo. Cụ thể, từ năm 2017 đến 2018 xã đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi gia cầm cho 54 hộ nghèo, cận nghèo (hỗ trợ 10 - 15 triệu đồng/hộ)… Nhờ các chương trình hỗ trợ này, nhiều hộ nghèo của xã đã thoát nghèo bền vững, có hộ đã trở thành hộ khác, hộ giàu. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 40 triệu đồng/năm.

Cũng nhờ nguồn vốn của Chương trình 135, xã Hưng Điền A, một xã nghèo biên giới của huyện Vĩnh Hưng, thành lập được nhiều mô hình hay trong công tác giảm nghèo. Nhờ có nguồn vốn hỗ trợ, được hướng dẫn cách thức làm ăn, chỉ sau mấy năm, đời sống vật chất của người dân được cải

thiện, sung túc hơn. Chương trình còn góp phần xây dựng xã thành xã văn hóa và đang hướng đến xây dựng xã nông thôn mới. Hay tại xã Đức Tân của huyện Tân Trụ, tuy không thuộc xã bãi ngang hay xã biên giới, nhưng nhờ được áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo vay nuôi bò, sau vài năm, nhiều hộ nghèo ở đây đã thoát nghèo, đang vươn lên khá giả ...

Hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Long An đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, người cận nghèo được cải thiện, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị. Ngoài ra, tỉnh cũng tích cực thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên nghèo, hộ mới thoát nghèo với tổng nguồn vốn dư nợ gần 7.000 tỷ đồng; cấp miễn phí gần 300.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, 240.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo, khoảng 110.000 thẻ cho các đối tượng bảo trợ xã hội; xây dựng 942 căn nhà đại đoàn kết…

* Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An:

Trong những năm qua Tỉnh Nghệ An đang tập trung mọi nguồn lực để phấn đấu cho công cuộc giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 2 - 3%, trong đó các huyện, xã giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 4 - 5%; đảm bảo 100% hộ nghèo được tiếp cận, hỗ trợ, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh, được xem truyền hình, nghe đài phát thanh và hệ thống thông tin.

Với một tỉnh có đến 11/21 huyện miền núi; tỷ lệ hộ nghèo cao hơn mức bình quân cả nước. Hộ nghèo, hộ cận nghèo tập trung chủ yếu ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều giáo dân, ven biển. Mô hình giảm nghèo chưa nhiều, quy mô mô hình còn nhỏ, mức đầu tư thấp. Nguồn vốn đầu

tư cho huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn còn hạn chế, công tác lồng ghép nguồn lực thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao, thiếu bền vững, trong khi nguồn lực đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện còn ít. Mặt khác, một bộ phận người nghèo, chính quyền địa phương còn có tư tưởng không muốn thoát nghèo mà muốn nằm trong diện nghèo để được hưởng chính sách của Nhà nước. Với những lý do trên thì công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An được đánh giá là hết sức khó khăn; tuy nhiên với nỗ lực của toàn đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân trong tỉnh thì công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực; từ năm 2016 đến cuối năm 2018, tỉnh Nghệ An đã huy động được trên 6.906 tỷ đồng cho chương trình giảm nghèo bền vững, trong đó từ ngân sách Trung ương 6.591 tỷ đồng (chiếm 95,43%);

ngân sách địa phương 30 tỷ đồng (chiếm 0,43%); huy động khác 284 tỷ đồng (chiếm 4,12%). Thông qua nguồn vốn này, tỉnh Nghệ An đã triển khai được nhiều nội dung quan trọng trong chương trình giảm nghèo bền vững, có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng tích cực đến đời sống của người dân, góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Nhờ đó, đến cuối năm 2017, toàn tỉnh còn 7,54%

hộ nghèo, bình quân hàng năm giảm 2,28%.

Có được kết quả như vậy đó là do Tỉnh đã tập trung khắc phục khó khăn; đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động truyền thông về giảm nghèo; xây dựng và phát sóng các phóng sự về công tác giảm nghèo; tổ chức hội thi tìm hiểu chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; tổ chức các hội nghị tuyên truyền, đối thoại chính sách giảm nghèo; duy trì các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ của 113 cơ quan, đơn vị trong

tỉnh nhận giúp đỡ 108 xã nghèo và các hộ nghèo ở các huyện miền núi trong tỉnh. Đồng thời tập trung ưu tiên khai thác, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư xây dựng các mô hình giảm nghèo ở vùng nông thôn, miền núi; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình trong phát triển KT - XH, trong đó trọng tâm là ưu tiên giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số tiếp cận.

Có thể nói trong những năm qua mặc dù Nghệ An là tỉnh có số hộ nghèo cao hơn mức bình quân cả nước. Hộ nghèo, hộ cận nghèo tập trung chủ yếu ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều giáo dân, ven biển

… tuy nhiên với nỗ lực cố gắng của tỉnh đã nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, tăng hộ khá, hộ giàu, giúp đời sống của đông đảo người nghèo được nâng lên.

* Kinh nghiệm của huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội:

- Sóc Sơn là một huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội, bao gồm 26 đơn vị hành chính, có vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và trung du Bắc Bộ, huyện là đầu mối giao thông đi qua các tỉnh phía Tây theo quốc lộ 2 và phía Bắc theo quốc lộ 3, phía Đông theo quốc lộ 18, có sân bay quốc tế Nội Bài, khu công nghiệp Nội Bài, trong huyện còn có khu du lịch Đền Sóc, ngoài ra trên địa bàn của huyện còn có nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp liên doanh trong và ngoài nước đã đi vào hoạt động. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch.

- Huyện Sóc Sơn xác định, xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do đó cần kiên trì trong hoạch định chính sách lẫn tổ chức thực hiện. Trong công tác giảm nghèo, việc khơi dậy ý chí tự vươn lên của chính bản thân người nghèo là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đối với các chính sách giảm nghèo, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, phù hợp với từng nhóm đối

tượng, từng địa bàn; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; có các chính sách giảm nghèo chung, có chính sách giảm nghèo đặc thù cho từng xã, từng nhóm người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội ...

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ X, đầu năm 2011, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn đã xây dựng Chương trình số 01-CTr/HU ngày 10/3/2011 về thực hiện Chương trình giảm cơ bản hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015, với mục tiêu đến cuối năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,04% xuống còn dưới 2,5%. Với nhiều giải pháp đồng bộ được thực hiện, sau gần 5 năm, huyện đã trợ giúp gần 8.500 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,04% xuống còn 2,1% vào cuối năm 2015, vượt kế hoạch và chỉ tiêu đề ra của nhiệm kỳ. Có được kết quả đó, bên cạnh sự chủ động, quyết tâm của huyện, không thể không đề cập tới sự quan tâm lớn của T.Ư và TP Hà Nội.

1.2.2. Bài ọc kin n iệm rút ra

- Thứ nhất là: Cần lấy người nghèo làm trung tâm đề ra hoạch định chính sách, để tác động, vận động và đầu tư, phải tập trung đẩy lùi lạc hậu, nâng cao trình độ dân trí và mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần nhân dân, coi đó là “Chìa khóa” để giảm nghèo bền vững.

- Thứ hai là: Cần tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ, xã hội cơ bản, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN và trách nhiệm của các ban, ngành; các cơ quan, đơn vị, tổ chức ...

- Thứ ba là: Cần đầu tư đồng bộ và gắn với các chính sách định mức cụ thể hơn, lưu ý luôn luôn đặt yêu cầu chống tái nghèo làm trung tâm của hoạch định chính sách cho chương trình giảm nghèo bền vững.

- Thứ tư là: Khi các chính sách chung được ban hành, phải biết rõ mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán khác nhau để có sự điều chỉnh phù hợp, như vậy mới có thể phát huy tối đa hiệu quả, cần có thêm các chính sách đặc thù phù hợp với thực tế của địa phương.

- Thứ năm là: Cần mạnh dạn điều chỉnh chính sách để tránh tình trạng có quá nhiều chính sách ưu đãi ít gắn với sản xuất dẫn đến một bộ phận người nghèo, vùng nghèo không muốn thoát nghèo để tiếp tục được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Trên đây là một số kinh nghiệm của một số địa phương, kể cả kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Những kinh nghiệm này là bài học hữu ích đối với huyện Quốc Oai trong quá trình thực hiện giảm nghèo bền vững ở địa phương mình.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)