Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội
3.4.1. Mục ti u iảm n èo bền vữn tr n địa bàn uyện Quốc Oai, t àn p ố Hà Nội
3.4.1.1. Mục tiêu tổng quát
Thực hiện chương trình giải quyết việc làm và giảm nghèo của huyện Quốc Oai trong thời gian tới; với chủ trương dân giàu, huyện mạnh, tăng hộ khá giả và giàu có. Mặt khác, không để những hộ nghèo mới phát sinh và tái
nghèo trở lại. Giảm nghèo phải đi liền với khuyến khích, động viên các hộ tích cực làm giàu. Càng có nhiều hộ biết làm giàu bao nhiêu càng có điều kiện giảm nghèo bấy nhiêu. Bên cạnh đó, thông qua các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, kết hợp với sự lãnh chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng MTTQ và các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện phối kết hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảm nghèo một cách bền vững và đạt được kết quả cao.
3.4.1.2. Mục tiêu cụ thể
Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện Quốc Oai là 0,46%; song để số hộ nghèo được thoát nghèo bền vững, huyện Quốc Oai cần phấn đấu để những năm tiếp theo tiếp tục tập trung nguồn lực, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các xã để duy trì hộ nghèo ở dưới mức 0,5% và đặc biệt không để tình trạng hộ tái nghèo xảy ra.
Năm 2019 hỗ trợ 150 hộ. Trong đó: hộ nghèo là 10, hộ cận nghèo 140.
Với tổng kinh phí là 3 tỷ 290 triệu đồng; Trong đó: Quỹ vì người nghèo và nguồn vận động xã hội hóa là 550 triệu đồng, nguồn ngân sách Huyện là 2 tỷ 740 triệu đồng.
Năm 2020 hỗ trợ 125 hộ. Trong đó: hộ nghèo 05, hộ cận nghèo 120.
Với tổng kinh phí là 3 tỷ 015 triệu đồng; Trong đó: Quỹ vì người nghèo và nguồn vận động xã hội hóa là 600 triệu đồng, nguồn ngân sách Huyện là 2 tỷ 415 triệu đồng.
Các năm tiếp theo tiếp tục huy động các nguồn lực để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong huyện, với các phương án cụ thể.
Hàng năm phải hoàn thiện bộ máy thuộc hệ thống của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Tăng cường, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ làm công tác giảm nghèo. Đồng thời phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; huy động mọi nguồn
lực của xã hội và một phần ngân sách Huyện cùng chung tay giúp đỡ người nghèo; nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân tự vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống; tạo điều kiện cho 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin...). Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, dân tộc. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu duy trì tỷ lệ hộ nghèo hằng năm ở mức 0,5% trở xuống; Huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.
3.4.2. Các iải p áp iảm n èo bền vữn tr n địa bàn uyện Quốc Oai, t àn p ố Hà Nội
Từ thực tiễn đã phân tích ở trên, trong những năm tới công tác GNBV của huyện Quốc Oai cần tập trung vào việc: Rà soát điều chỉnh các chính sách theo hướng phát huy tính chủ động của người nghèo, cộng đồng, giảm mạnh cơ chế cho không đồng thời hỗ trợ cơ chế cho vay, phát triển sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực cho người nghèo và cộng đồng; tăng nguồn lực cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu cơ chế đặc thù cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Các giải pháp cụ thể như sau:
3.4.2.1. Giải pháp về phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nghèo
a. Giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội chung: Điều tra, đánh giá hiệu quả việc thực thi các chính sách; huy động đa nguồn lực tập trung đầu tư các công trình thiết yếu, trước hết là các công trình hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; cần cải thiện môi trường đầu tư sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ sinh kế, tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế trong từng lĩnh vực; khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư vào địa bàn; đẩy mạnh công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo; chú trọng các nghề sử dụng nguyên liệu tại chỗ và ngành nghề phục vụ phát triển kinh tế của địa phương nhằm tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người nghèo, cận nghèo đạt trên mức chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND Thành phố quy định là trên 1,5 triệu đồng và đảm bảo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo cuộc sống. Cần coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện đầu tư và các chính sách giảm nghèo, bảo đảm mang lại hiệu quả thiết thực cho hộ nghèo; hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
b. Giải pháp về công tác quy hoạch
- Trên cơ sở quyết định điều chỉnh quy hoạch chung của thủ đô đến năm 2030 của Thủ tướng chính phủ; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai đến năm 2030 đã được UBND thành phố phê duyệt, huyện Quốc Oai cần bổ sung, hoàn thiện việc xây dựng quy hoạch tổng thể, tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng vùng, tiểu vùng nhằm phát huy lợi thế so sánh, khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng phát triển đồng bộ kinh tế xã hội của vùng. Mỗi xã, thị trấn có những đặc thù, khó khăn và lợi thế riêng, quy hoạch chung của huyện là những định hướng lớn trên cơ sở đó mà các xã, thị trấn tìm các phương án khác nhau phù hợp với điều kiện của xã, thị trấn mình để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề phụ cho phù hợp, bởi vậy các xã, thị trấn không được rập khuôn, máy móc quy hoạch của huyện vào xã, thị trấn mình.
- Các xã vùng gò đồi nên tập trung khai thác thế mạnh của mình là đất đai rộng lớn, nhân công lớn, có khả năng phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng kết hợp với các mô hình chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi
gia cầm, đặc biệt các xã vùng gò đồi khả năng xây dựng phát triển các trang trại nuôi lợn nạc, lợn sinh sản, gia cầm như một số mô hình hiện có tại các xã Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch, Đông Yên.
- Các xã vùng đồng bằng, các xã ven sông nên tập trung thâm canh lúa nước tăng năng suất, chất lượng sản phẩm kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, các xã vùng này cần tập trung nguồn vốn của thành phố, của huyện đảm bảo an toàn hệ thống đê điều không để xảy ra úng lụt, đồng thời có kế hoạch thoát nước khi mưa lớn.
- Các xã gần đường Đại lộ Thăng Long là những xã có hệ thống giao thông hoàn chỉnh có khả năng phát triển các khu công nghiệp, chăn nuôi bò sữa, sản xuất rau an toàn, lúa gạo đặc sản…
- Quy hoạch của huyện và các xã càng chi tiết có tính khả thi cao sẽ tạo ra sự hấp dẫn đói với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó có cơ chế mở thu hút vốn đàu tư vào địa phương nhằm phát huy các thế mạnh tiềm tàng giúp cho các xã tránh được tình trạng phát triển rập khuôn, máy móc dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp và rủi ro cao, sản phẩm làm ra dư thừa không có thị trường tiêu thụ.
- Mở rộng các điểm giao lưu buôn bán hàng hóa bằng việc tăng cường quy mô chợ huyện, chợ liên xã để người nghèo, cận nghèo có điều kiện buôn bán tăng thêm thu nhập.
c. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tiếp tục tạo ra nhiều việc làm
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn là một yếu tố quan trọng tạo ra nhiều công ăn việc làm với nhiều loại sản phẩm hàng hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó thu nhập cho người lao động được tăng lên, là con đường cơ bản để thoát nghèo bền vững, tuy nhiên phải dựa vào điều kiện của từng vùng, mỗi vùng phải xác định được thế mạnh của mình trong việc
nuôi con gì, trồng cây gì nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo Phương án dồn điền đổi thửa đã được phê duyệt;
hoàn thành quy hoạch chuyển đổi vùng chuyên canh tại các xã còn lại;
khuyến khích đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất.
- Tập trung đẩy mạnh kế hoạch hành động thực hiện “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn huyện. Muốn thực hiện điều này, cần xác định ít nhất một sản phẩm chủ lực, có ưu thế của địa phương (cây trồng, vật nuôi, ngành nghề…) để phát triển sản xuất hàng hóa. Trước mắt, tập trung vào những ngành hàng mà địa phương đang làm, có lợi thế cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ ổn định; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp địa phương; đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, các mặt hàng gia công, chế biến nông lâm thủy sản; phấn đấu mỗi xã có ít nhất một mô hình sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả.
Ngoài ra, cũng cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để liên kết, hỗ trợ cho sản xuất hàng hóa; nghiên cứu cơ chế tạo điều kiện cho nông dân góp cổ phần bằng đất đai để liên kết sản xuất với doanh nghiệp, giải quyết lao động nông thôn, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân. Cụ thể:
+ Nhân rộng diện tích Nhãn muộn Đại Thành; đồng thời tăng cường quảng bá, phát triển thương hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành - Quốc Oai” để đẩy mạnh xuất khẩu và cung ứng cho các chuỗi siêu thị uy tín.
+ Thúc đẩy phát triển mạnh vùng sản xuất rau an toàn Tân Phú, Nghĩa Hương, Yên Sơn, Đồng Quang và một số vùng khác theo quy hoạch vùng chuyển đổi; trồng cây dược liệu tại các xã vùng bán sơn địa; xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể rau an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGap hoặc tương đương,
được tham gia vào danh mục các cơ sở sản xuất rau an toàn của Thành phố để đảm bảo thị trường tiêu thụ.
+ Đẩy mạnh phát triển các vùng trồng cây ăn quả tập trung theo quy hoạch;
+ Quản lý và khai thác tốt hệ thống đê điều; xử lý ngay từ ban đầu các vi phạm về đê điều. Đầu tư hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ tưới tiêu, phòng chống thiên tai.
+ Trên cơ sở đất đai, điều kiện sản xuất cụ thể của từng xã, khả năng tiêu thụ nông, sản phẩm trên địa bàn mà lập kế hoạch cho ngành trồng trọt trong những năm tới nhằm ổn định đời sống nhân dân góp phần đẩy nhanh quá trình giảm nghèo của huyện, đó là tập trung đầu tư thâm canh, ổn định và sản xuất đại trà một loại giống cây trồng ở từng vùng sản xuất với quy mô vừa và lớn nhằm tạo năng suất cao tránh thoái hóa các giống cây trồng tạo giá trị sản phẩm cao trên một diện tích canh tác.
+ Đối với các xã thuộc vùng gò đồi: cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích đất cao, đất đồi gò để phát triển và mở rộng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, đồng thời cho chuyển một phần đất rừng thuộc các vạt rừng thấp trồng bạch đàn hiệu quả phòng hộ và kinh tế không cao sang trồng cây ăn quả để phát triển các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp (chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả) đang là mô hình kinh tế hiệu quả tại Quốc Oai.
+ Đối với các xã gần đường Đại lộ Thăng Long: đây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, rau an toàn và là vùng có giao thông thuận tiện, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm lớn. Vì vậy, cần khuyến khích nông dân, làm gương cho các hộ nông dân chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
+ Đối với các xã thuộc vùng ven sông, vùng đất trũng: cần quy hoạch
vùng phát triển kinh tế chuyển từ hai vụ lúa không ăn chắc sang một vụ lúa, một vụ cá.
- Về trồng trọt: xây dựng 3 mô hình sản xuất rau an toàn tại các xã Đồng Quang, Yên Sơn và Sài Sơn; mô hình sản xuất chè tại xã Hoà Thạch; 05 mô hình phát triển trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các xã Phú Mãn, Phú Cát, Hoà Thạch, Đông Xuân, Đông Yên; 05 mô hình sản xuất lúa năng suất cao tại các xã Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Cấn Hữu, Thạch Thán.
- Về chăn nuôi: xây dựng mô hình nuôi bò sữa tại Phượng Cách; nuôi lợn sinh sản, lợn thịt tại xã Cấn Hữu, Thạch Thán, nuôi gà vườn tại các xã Đông Yên, Đông Xuân, Hòa Thạch, Phú Mãn; xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế trang trại xa khu dân cư; kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm .…
- Về thuỷ sản: xây dựng mô hình một vụ lúa, một vụ cá tại xã ven sông như Cấn Hữu, Đông Yên, Tuyết Nghĩa.
Các mô hình trên cần được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ phù hợp với khả năng kinh tế hộ để các hộ nghèo chỉ cần có sự trợ giúp một lượng nhất định từ chính quyền địa phương hoặc tổ chức xã hội nào đó đã có khả năng vươn lên thoát nghèo.
Để các mô hình trên duy trì được và hoạt động có hiệu quả thì UBND huyện phải có kế hoạch tìm kiếm đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm thoát nghèo thuộc các mô hình thoát nghèo nói riêng và toàn huyện nói chung.
Quản lý tốt chất lượng nông sản, thường xuyên kiểm tra quản lý chất lượng vật tư và an toàn nông, lâm, thủy sản trên địa bàn huyện. Chỉ đạo phối hợp và tổ chức tập huấn về công tác an toàn thực phẩm cho các xã, thị trấn trên địa bàn.
d. Giải pháp về nguồn vốn cho các hộ nghèo
Như đã phân tích ở trên của luận văn, thiếu vốn cũng là một trong
nguyên nhân chính dẫn đến nghèo và cung cấp tín dụng kịp thời được coi là biện pháp có hiệu quả trong việc GNBV. Một trong những chính sách quan trọng đó là chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo thông qua ngân hàng chính sách xã hội.
Tập trung huy động nguồn vốn cho chương trình giảm nghèo, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương và các nguồn vốn khác, vốn trích từ ngân sách địa phương để bổ sung cho giảm nghèo. Đặc biệt nguồn vốn cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các thủ tục hành chính khi các hộ nghèo cần vay vốn để sản xuất.
Tiếp tục hỗ trợ vốn vay ưu đãi để các HTX NN, nông dân đầu tư mua máy gặt đập liên hợp, máy làm đất, máy cấy nhằm cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp.
3.4.2.2. Giải pháp về nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với người nghèo
a. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trên địa bàn huyện cần tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về việc thực hiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tránh tái nghèo.
Tổ chức quán triệt đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, thành phố, huyện liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững. Giao chỉ tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn và từng năm cho từng xã, thị trấn.
Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo trợ giúp giảm nghèo các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện.