Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN QUỐC OAI ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN QUỐC OAI
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. P ươn p áp c ọn điểm n i n cứu, k ảo sát
- Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới nghèo và định hướng thoát nghèo bền vững ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; luận văn dự kiến chọn 03 xã điển hình để điều tra, khảo sát, gồm: xã Đông Xuân, xã Đông Yên và xã Đồng Quang; lý do xã Đông Xuân đại diện cho các xã nghèo dân tộc miền núi, xã Đông Yên đại diện cho các xã trung bình vùng bán sơn địa, xã Đồng Quang đại diện cho các xã giàu khu vực trung tâm huyện. Đây là những xã nằm trong 3 tiểu vùng kinh tế sinh thái khác nhau của huyện.
- Chọn mẫu điều tra: Luận văn sẽ chọn các đối tượng là hộ gia đình tại 03 xã với số lượng 30 hộ/xã (Bao gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo), tổng số hộ điều tra là 90 hộ và 5 cán bộ/xã, tổng là 15 cán bộ. Như vậy tổng cộng sẽ có 90 hộ gia đình và 15 cán bộ được điều tra, khảo sát; từ đó đảm bảo dung lượng mẫu để sử dụng công thức tính trong môn phương pháp nghiên cứu và viết luận văn. Việc chọn hộ điều tra, khảo sát được thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên giản đơn theo danh sách do Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các xã cung cấp.
Tiêu chí lựa chọn hộ nghèo dựa trên thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ LĐ-TB&XH về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành chuẩn hộ nghèo,
hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
- Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo. Đối với thành phố Hà Nội: Ở khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 1.100.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.100.000 đồng đến 1.500.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Ở khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 1.400.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.400.000 đồng đến 1.950.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Hộ mới thoát nghèo là hộ nghèo nhưng qua điều tra, rà soát hàng năm thì có thu nhập cao hơn mức chuẩn nghèo. Đối với thành phố Hà Nội: Ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng trở lên. Ở khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.950.000 đồng.
- Hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo. Đối với thành phố Hà Nội: Ở Khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.100.000 đồng đến 1.500.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Ở Khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.400.000 đồng đến 1.950.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.
Bảng 2.4. Tổng hợp số hộ điều tra trên địa bàn
Tên xã Chỉ tiêu loại hộ Tổng số hộ
theo xã Nghèo Cận nghèo Thoát nghèo
Xã Đồng Quang 10 10 10 30
Xã Đông Yên 10 10 10 30
Xã Đông Xuân 10 10 10 30
Tổng số theo loại hộ 30 30 30 90
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) 2.2.2. P ươn p áp t u t ập số liệu, tài liệu
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu của Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc - Phòng Lao động Thương binh và xã hội Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Kế thừa những nội dung qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, tài liệu khoa học đã nghiên cứu và công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thông qua việc điều tra, phỏng vấn các đối tượng thuộc diện nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại các xã được lựa chọn nghiên cứu điểm và theo mẫu phiếu khảo sát và bảng hỏi chuẩn bị sẵn.
Luận văn tiến hành khảo sát tại mỗi xã 30 hộ gia đình và 05 cán bộ;
trong đó có 10 hộ đang thuộc diện hộ nghèo, 10 hộ thuộc diện mới thoát nghèo, 10 hộ thuộc diện cận nghèo và 05 cán bộ.
Như vậy, tổng cộng sẽ có 90 hộ gia đình và 15 cán bộ được điều tra, khảo sát; từ đó đảm bảo dung lượng mẫu để sử dụng công thức tính trong môn phương pháp nghiên cứu và viết luận văn. Thông tin điều tra gồm các thông tin như: Số khẩu; lao động; trình độ; độ tuổi; tình hình sản xuất; thu
nhập; đất đai; nhà ở; việc tiếp cận các chương trình hỗ trợ giảm nghèo; tham gia các tổ chức, đoàn thể; tham gia vào các hoạt động khuyến nông; tình trạng vay vốn của hộ của hộ…
Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình kinh tế, đói nghèo của hộ và phiếu điều tra khảo sát về công tác giảm nghèo đối với cán bộ địa phương.
Thu thập tình hình của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Qua phiếu điều tra này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và định lượng về vấn đề liên quan đến sản xuất và nguyên nhân nghèo của hộ.
2.2.3. P ươn pháp xử lý và p ân tíc số liệu
- Kỹ thuật và công cụ xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm EXCEL để tính toán số liệu phản ánh kết quả.
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo bền vững.
Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động của công tác giảm nghèo của địa phương.
- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông tin qua hệ thống các chỉ tiêu giữa các nhóm hộ nghèo và không nghèo, giữa khu vực thuận lợi và khu vực khó khăn, giữa các nhóm dân tộc.
2.2.4. Các c ỉ ti u sử dụn tron p ân tích
2.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của nông hộ - Lao động bình quân 1 hộ.
- Đất đai bình quân 1 hộ, 1 lao động, 1 nhân khẩu.
- Trang bị công cụ, thiết bị sản xuất, điều kiện tiếp cận kỹ năng sản xuất của hộ.
- Quy mô và tình hình biến động vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo.
2.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của hộ - Giá trị sản xuất của hoạt động trồng trọt.
- Giá trị sản xuất của hoạt động chăn nuôi.
2.2.4.3. Các chỉ tiêu phản ảnh mức thu nhập của nông hộ - Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu/tháng.
- Tổng thu của hộ nông dân: Bao gồm từ thu trồng trọt, thu từ chăn nuôi, thu từ lương, thu khác...
2.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo, giảm nghèo bền vững (Từ 2016 - 2018)
- Tỷ lệ hộ nghèo theo năm, xã,....
- Quy mô thoát nghèo.
- Quy mô tái nghèo, tỷ lệ tái nghèo.
- Quy mô thoát nghèo bền vững, tỷ lệ thoát nghèo bền vững.
Chương 3