Chương 3: BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THEO TIẾP CẬN QUÁ TRÌNH
3.2.4. Xây dựng hồ sơ học tập để đánh giá sự tiến bộ của sinh viên trong quá trình học môn Giáo dục học
Mục tiêu
Nhằm xác định cách thức xây dựng hồ sơ học tập, tập hợp các tài liệu học tập trong quá trình tổ chức dạy học và ĐG trên lớp môn GDH, vừa làm căn cứ ĐG vừa củng cố cảm xúc tích cực cho người học.
Nội dung biện pháp
Một số phân loại cơ bản của hồ sơ học tập bao gồm: hồ sơ tiến bộ, hồ sơ quá trình, hồ sơ mục tiêu, hồ sơ thành tích. Hồ sơ học tập mà chúng tôi đề cập đến trong biện pháp này là hồ sơ tiến bộ, là tập hợp những bài tập, các sản phẩm người học thực hiện trong quá trình học và thông quá đó người dạy và người học ĐG quá trình tiến bộ mà người học đã đạt được.
Để thể hiện sự tiến bộ, người học cần có những minh chứng, như: một số phần trong các bài tập, sản phẩm hoạt động nhóm, sản phẩm hoạt động cá nhân (giáo án cá nhân), nhận xét hoặc ghi nhận của thành viên khác trong nhóm…
Ở đây biện pháp chúng tôi đề xuất và thực hiện trong thực nghiệm sư phạm
là loại hồ sơ tiến bộ. ĐG theo hồ sơ học tập là một trong những hướng đi hiệu quả cho việc thiết kế công cụ ĐG KQHT theo tiếp cận quá trình. Hồ sơ học tập trở thành nơi ghi chép những biểu hiện, dù nhỏ nhất, trong học tập của SV, bao gồm những tiến bộ, những khó khăn, các thắc mắc cần hỏi và trao đổi, những kinh nghiệm học tập và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân người học với các cá nhân khác, với GV hoặc với tập thể lớp. Hồ sơ học tập ghi nhận sản phẩm làm việc của nhóm trong một thời gian nhất định, tâm lí hình thành trong quá trình tương tác tạo ra sản phẩm. Vì vậy nó còn có ưu thế về mặt cảm xúc, tình cảm nghề nghiệp, tình bạn và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm. Đó sẽ là cơ sở rất cụ thể để người học hình dung con đường mình đang đi và sẽ đi, dễ dàng điều chỉnh hoạt động học tập và làm việc, cũng như có những phản hồi ngược mang tính xây dựng tích cực cho người dạy.
Cách thức thực hiện
Nội dung cơ bản của biện pháp này tác giả luận án chia thành ba phần:
- Thiết kế cấu trúc hồ sơ học tập môn GDH.
- Thực hiện các nhiệm vụ học tập môn GDH trên lớp và tập hợp thành hồ sơ học tập.
- Cách xử lí thông tin thu được từ hồ sơ học tập.
Do yêu cầu về tính cụ thể của mô tả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nêu ví dụ về việc thiết kế cấu trúc hồ sơ học tập kết hợp với cách thức xây dựng hồ sơ học tập bằng cách tập hợp tài liệu học tập trên lớp.
Chúng tôi xây dựng hồ sơ học tập bao gồm nhật kí hoạt động và sản phẩm làm việc của các nhóm trong suốt năm tuần học thực hành GDH. Chúng tôi cho SV thực hiện nhật kí nhóm trong ba buổi học và nhật kí cá nhân trong một buổi học.
Nhật kí hoạt động được thiết kế căn cứ theo nội dung các bài học, mục tiêu dạy học và mục tiêu ĐG. Bên cạnh nhiệm vụ ghi chép lại các hoạt động lớp học và tiến trình buổi học, nhật kí nhấn mạnh tính cá nhân và chủ quan của người ghi chép, nhất là mặt cảm xúc và cảm nhận của họ về các mặt của lớp học, về các thành viên trong nhóm và các nhóm trong lớp. Người ghi nhật kí được phân công luân phiên giữa các thành viên trong nhóm, như vậy tất cả SV trong lớp đều viết nhật kí và ý thức rõ vai trò của người đại diện nhóm ghi chép nhật kí cho mỗi buổi học.
Nhật kí hoạt động nhóm: chúng tôi thiết kế bao gồm các nội dung theo trình tự sau (xem thêm ở Phụ lục 9)
- Mở đầu: ngày tháng, tên người ghi nhật kí, tên thành viên trong nhóm.
- Khái quát các hoạt động trên lớp.
- Nhận xét về nhóm: như sự phối hợp, sự chuẩn bị, hứng thú, trao đổi thông tin bài học)
- Cảm nhận của cá nhân: ghi lại cảm nhận của người viết nhật kí về tri thức, về xúc cảm tình cảm, về hứng thú, tập trung chú ý, về kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, về tình cảm nghề nghiệp, về phương pháp làm việc, nghiên cứu khoa học, các kinh nghiệm học tập của cá nhân muốn chia sẻ.
- Kết thúc: SV tự chấm điểm giờ học (thang điểm 10) theo cảm nhận cá nhân, phần kí tên.
Nhật kí cá nhân: được tất cả SV trong lớp thực hiện vào buổi học về kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục và thực hành kĩ năng ĐG. Các dạng bài tập được sử dụng gồm:
- Bài tập thiết kế hoạt động giáo dục: yêu cầu nhóm SV thiết kế hoạt động giáo dục trong thời gian 90 phút nằm trong kế hoạch chủ nhiệm mà nhóm đã xây dựng từ trước.
- Bài tập viết thu hoạch và cảm nhận cá nhân sau khi xem phim tài liệu.
- Bài tập trắc nghiệm ngắn trong 40 phút: bài trắc nghiệm ngắn này thực chất là bài kiểm tra đầu ra của nhóm SV thực nghiệm, có nội dung tương đồng bài kiểm tra đầu vào (nội dung có sửa và thay đổi).
Tương ứng theo đó là những dạng hoạt động lớp học được lựa chọn gồm:
- Tổ chức cho SV tự nghiên cứu và chuẩn bị ở nhà bài tập thiết kế hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho SV xem phim tài liệu và viết thu hoạch.
- Tổ chức cho SV làm bài tập trắc nghiệm ngắn.
- Tổ chức cho SV chấm chéo và chữa bài cho SV khác.
- Tổ chức cho SV chia sẻ cảm nhận và kinh nghiệm của cá nhân về nội dung bài học và về các trải nghiệm trong buổi học.
- SV thực hành kĩ năng ĐG cơ bản (chấm điểm, chữa bài, đưa ra nhận xét, nhận định)
Nhật kí cá nhân được thiết kế theo trình tự các mục bao gồm (xem thêm ở Phụ lục 10)
- Mở đầu: ngày tháng, tên người ghi nhật kí.
- Giới thiệu các hoạt động chính trong buổi học.
- Nhận xét về bài tập thiết kế hoạt động giáo dục: về sự chuẩn bị của GV và SV, về hứng thú học tập của các SV khác, về tính hữu ích của bài học, lòng yêu nghề, sự tập trung của cá nhân, nhóm, về phương pháp làm việc, nghiên cứu khoa học).
- Về phim tài liệu: mục này được thiết kế như một phiếu học tập với các yêu cầu của bài viết thu hoạch (yêu cầu SV tóm tắt nội dung cơ bản của phim, mô tả hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất, nêu lên thông điệp của phim, nêu cảm nhận trong ba từ, phát biểu suy nghĩ của cá nhân với tư cách là một giáo viên trong tương lai)
- Về bài trắc nghiệm ngắn: SV nêu vắn tắt mình đạt bao nhiêu điểm trong bài trắc nghiệm ngắn, so sánh mức điểm đó so với lần thực hiện trước, cảm nhận của cá nhân về mức độ phù hợp của mức điểm đó với hiểu biết thực tế về môn GDH, nội dung SV thấy chắc chắn nhất và còn băn khoăn nhất, mức điểm kì vọng ở bài thi cuối kì môn GDH.
- Cảm nhận chung của cá nhân về bài học: về tri thức, xúc cảm tình cảm, về hứng thú, sự tập trung chú ý, tình cảm nghề nghiệp, về cách làm việc, nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm và suy nghĩ cá nhân.
- Kết thúc: SV nhận xét và cho điểm theo cảm nhận cá nhân về buổi học, phần kí tên.
Phần mở đầu giúp SV định hình không gian, thời gian và chủ thể thực hiện nhật kí lớp học.
Đối với các phần thông tin, chúng tôi chú ý khai thác:
- Khái quát chung về các nội dung của buổi học: SV có thể viết nhật kí lớp học song song cùng tiến trình lớp học (xong hoạt động nào SV ghi lại hoạt động đó) hoặc vào lúc kết thúc bài học, đòi hỏi SV phải khái quát các nội dung. Như vậy việc ghi nhật kí đã giúp SV củng cố lại các điểm tựa kiến thức, các nội dung nổi bật, các ý cơ bản được nhấn mạnh và những câu chuyện mà GV chia sẻ.
- Nhận xét về nhóm: phần này ghi lại sự tương tác trong nhóm SV dưới cái nhìn chủ quan của một thành viên của nhóm. Nó vừa là sự ghi nhận của một cá nhân về nhóm, vừa cung cấp cho GV lượng thông tin đáng kể về quá trình làm việc của một nhóm trong buổi học. Nhật kí hoạt động ghi lại mức độ phối hợp nhóm, sự chuẩn bị của nhóm (về tri thức và tâm thế), về hứng thú đối với bài học và những vấn đề cần trao đổi. Đối với các giờ học thông thường, GV khó có được những thông tin này cùng một lúc ở tất cả các nhóm SV. Thông tin còn có tính xác thực bởi nó được cung cấp bởi chính thành viên trong nhóm.
- Cảm nhận cá nhân: Nội dung này thể hiện rất rõ bản sắc và cá tính của SV thực hiện ghi chép nhật kí. SV được ghi nhận và khẳng định giá trị bản thân trong quá trình học tập, và cũng là kênh thông tin giúp GV nắm bắt đặc điểm tâm lí mỗi nhóm SV.
GV yêu cầu SV luân phiên thực hiện nhật kí hoạt động có nghĩa là lần lượt tất cả SV trong lớp đều viết nhật kí lớp học ít nhất một lần. SV luôn chú ý các điểm tựa tri thức và điểm tựa cảm xúc về bài học, về nghề nghiệp trong mỗi buổi học.
Điều này có nghĩa GV không chỉ hoàn thành mục tiêu dạy học, họ còn hướng dẫn SV kĩ thuật ghi nhớ, nâng cao phương pháp học tập của SV trên lớp, tự học ở nhà và di chuyển kĩ năng đối với môn học khác.
- Kết thúc: SV chấm điểm giờ học theo cảm nhận cá nhân, với việc này chúng ta đã trao quyền cho SV được thực hiện công việc của một chủ thể ĐG. SV bước đầu thực hành kĩ năng ĐG cơ bản, bắt đầu tự việc cho điểm trên cơ sở tổng hợp thông tin về buổi học, khái quát lại những diễn biến cơ bản, ghi nhận các điểm tựa tri thức và cảm xúc, từ đó họ đưa ra nhận định riêng của mình một cách độc lập, không ràng buộc.
Việc chấm điểm giờ học cho phép SV trải nghiệm cảm xúc của một giáo viên tương lai khi đưa ra quyết định lớp học, nhìn nhận việc ĐG một tập thể hoặc một cá nhân học sinh nào đó bằng một con số (điểm số) khó khăn đến mức nào và phải tập hợp thông tin từ những phía nào. Mỗi SV trong lớp đều ghi nhật kí nhóm, chỉ có một mục nhỏ là chấm điểm nhưng để làm được việc này SV phải lật giở lại tất cả những bài tập nhóm đã làm trong buổi học đó, nhìn lại mức độ thực hiện của nhóm và trải nghiệm cảm xúc của bản thân. Do đó mỗi buổi học đều có nhiều hoạt động, nhiều tài liệu, SV ghi nhật kí vẫn có được sự tập trung cao độ bởi công việc này đòi hỏi họ luôn tỉnh táo và tham gia mọi hoạt động từ đầu đến cuối buổi học.
Phần kí tên là một mục nhỏ nhưng được chúng tôi chủ định đưa vào phiếu ghi nhật kí học tập bởi nó thể hiện trách nhiệm và sự cam kết của SV thực hiện.
Việc kí và ghi rõ họ tên theo yêu cầu của mục này như một sự nhắc nhở SV về trách nhiệm của họ với những dòng đã ghi, về điểm số đã cho. Đồng thời khẳng định một lần nữa cái Tôi của SV đó, việc ghi nhật kí được coi như một sự ghi nhận bản sắc riêng của cá nhân trong nhóm, trong tập thể.
Thực hiện nhật kí nhóm, SV luôn nhận thấy mình là một phần trong nhóm, có những đóng góp nhất định trong hồ sơ học tập đó. Quan trọng hơn cả, sự đóng góp đó được thể hiện bằng sản phẩm.
Sản phẩm làm việc là các bài tập được SV hoàn thành, các câu trả lời và cách giải quyết tình huống được giao. Những sản phẩm này được tập hợp thành hệ thống tương ứng với hệ thống bài tập và tiến trình bài học.
Sản phẩm hoạt động ghi lại cảm xúc, sự tương tác của các SV trong nhóm ngay tại thời điểm làm việc (như hình vẽ, trang trí, màu bút khác nhau, nét chữ khác nhau, kể cả những chỗ gạch xóa). Tất cả được lưu giữ lại, được coi như những thành quả lao động chất xám của tất cả nhóm SV. Đây cũng chính là những sản phẩm cụ thể của mỗi cá nhân và của nhóm, làm cơ sở xây dựng nên hồ sơ học tập nhóm và hồ sơ học tập cá nhân.
GV lựa chọn các bài tập phù hợp, gia công hoạt động lớp học và xây dựng thành tài liệu (khuyến nghị sử dụng khổ giấy A4 và yêu cầu SV chuẩn bị bài, ghi chép trên khổ giấy này) để sản phẩm làm việc của SV được tập hợp lại sau mỗi bài
học. Cần yêu cầu SV gửi lại phần chuẩn bị ở nhà, bài tập được xử lí trên lớp và những tài liệu nhóm sử dụng cho bài học (giáo án, bản phân công công việc trong nhóm, hình ảnh minh họa, những câu hỏi được nêu ra để trao đổi thêm). Từ đó GV có thông tin về quá trình làm việc trên lớp, sự chuẩn bị (về kiến thức, tâm thế và sẵn sàng) và mức độ tương tác nhóm. Chúng tôi coi trọng tất cả những kí tự, hình ảnh, chữ viết trên sản phẩm làm việc bở nó thể hiện những suy nghĩ và ý kiến của SV trong suốt quá trình làm việc cùng nhau. Chúng tôi quan niệm ĐG KQHT của SV theo tiếp cận quá trình là việc thu thập thông tin được thực hiện trong suốt thời gian dạy và học, xử lí thông tin và điều chỉnh học tập, giảng dạy, vì vậy bất kể những thay đổi, tiến bộ nhỏ nhất đều quan trọng và cần được ghi nhận.
Tiếp đó, GV còn có trách nhiệm hướng dẫn SV sao lưu và sử dụng hồ sơ học tập trong khi ôn tập và thi môn GDH. Sản phẩm hoạt động thể hiện đầy đủ kiến thức của bài trên lớp và những thao tác trí tuệ mà nhóm SV đã vận dụng. Việc nhìn lại hồ sơ học tập đem đến cho SV những điểm tựa tri thức để tái hiện bài học, những kĩ năng được nhấn mạnh và các liên hệ thực tiễn cần thiết. Sau năm tuần học thực hành, mỗi nhóm SV có một tập tài liệu riêng, mang bản sắc riêng. Mức độ tích cực làm việc của nhóm khi học thực hành được thể hiện ở mức độ hoàn tất mà hồ sơ học tập nhóm nhận được. Có nghĩa là SV tự xây dựng nên tài liệu ôn tập cho nhóm mình.
Nhật kí hoạt động và sản phẩm làm việc gắn với nhau bằng logic tri thức, nghĩa là tiến trình bài học và diễn biến trên lớp. Nhật kí hoạt động khái quát các hoạt động diễn ra trên lớp, ghi lại những điểm tựa tri thức và cảm xúc, trong khi đó, sản phẩm hoạt động là minh chứng cho những ghi chép đó một cách cụ thể và chi tiết. Mối liên hệ gắn bó mật thiết này không chỉ phục vụ mục tiêu quản lí tài liệu, GV hướng dẫn SV cách làm việc và xây dựng tài liệu học tập, mặt khác còn giúp SV định hướng tư duy khoa học. Có thể nói, hồ sơ học tập vừa là công cụ hữu dụng của ĐG vừa là mục tiêu hướng tới của ĐG KQHT theo tiếp cận quá trình trong dạy học môn GDH.
Một trong những yêu cầu rất cơ bản khi sử dụng hồ sơ học tập là cần nêu rõ cách xử lí thông tin thu được từ hồ sơ học tập.
Cách xử lí thông tin theo hướng định lượng và định tính. Phiếu ghi nhật kí hoạt động có các nội dung có thể thống kê về mặt định lượng như tỉ lệ phần trăm số lượng SV tham gia hoạt động, có tính tích cực, có hứng thú tham gia hoạt động, có số điểm tăng/giảm so với lần kiểm tra trước đó. Các nội dung có thể thống kê về mặt định tính như nhận xét của SV về lớp học, về nhóm, về kinh nghiệm cá nhân, nhận xét và cảm nhận của GV.
Cách xử lí thông tin theo mục tiêu phục vụ điều chỉnh học tập (của SV) và phục vụ điều chỉnh giảng dạy (của GV). Với mục tiêu điều chỉnh học tập của SV,