Chương 3: BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THEO TIẾP CẬN QUÁ TRÌNH
3.2.5. Thiết lập hệ thống phản hồi về kết quả học tập môn Giáo dục học thông qua E-learning và phương tiện công nghệ thông tin
Mục tiêu
Nhằm khai thác tối đa những ưu thế của công nghệ thông tin trong dạy học một cách cụ thể với phạm vi của hoạt động ĐG. Đồng thời khắc phục những hạn chế của điều kiện cơ sở vật chất của lớp học mà vẫn đảm bảo ĐG hiệu quả.
Nội dung
GV cần căn cứ trên các điều kiện cơ sở vật chất của lớp học và mục tiêu, nội dung bài học. Ví dụ, với nội dung rèn luyện kĩ năng nhận diện và xử lí tình huống phát sinh trong thực tiễn giáo dục, nội dung này có đặc trưng là mở đầu các tuần học thực hành, chúng tôi sử dụng máy chiếu, màn chiếu, phần mềm trình chiếu như Power Point hoặc Prezi để giới thiệu khái quát các nội dung học thực hành GDH.
Với những hình thức ĐG như bài tập trắc nghiệm khách quan ngắn, chúng tôi sử dụng phần mềm trộn đề thi Nguyenhue 6.0 để các SV ngồi cạnh nhau có tờ đề thi khác nhau, nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng của ĐG.
Nội dung thực hành Nhóm kĩ năng dạy học, GV tổ chức cho SV tự soạn một đoạn giáo án và thực hành giảng thử. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, GV
yêu cầu SV huy động kĩ năng cá nhân và chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm SV về việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Như vậy yêu cầu này còn trở thành một nội dung học tập và làm phong phú thêm kĩ năng học tập mà SV cần rèn luyện và tự trau dồi thêm.
Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin giúp GV mở rộng thêm nội dung làm việc và đa dạng hóa các hình thức ĐG KQHT theo tiếp cận quá trình. GV tổ chức cho SV xem phim tài liệu, hoặc trò chơi học tập - đều là những hình thức phải có sự hỗ trợ của các phần mềm trình chiếu, phần mềm xem video, phần mềm hỗ trợ tải phim, máy chiếu, màn chiếu.
Cách thức thực hiện
Chúng tôi hướng dẫn SV khai thác nguồn tài nguyên dữ liệu trên mạng bằng các kĩ năng đọc lướt, đọc kĩ, đọc tìm thông tin, đọc bằng từ khóa, kĩ năng ghi chép, kĩ năng lọc dữ liệu. Ngoài ra chúng tôi giúp SV tự học, tự kiểm tra ĐG và tự điều chỉnh tốc độ học tập phù hợp bằng các trang điện tử hỗ trợ như giaoduchoconline.com, bằng cách tham gia diễn đàn hoặc các trang mạng xã hội về phương pháp học tập, hướng dẫn tự học GDH, về các kĩ thuật học tập cá nhân, hoặc qua các phương thức giao diện ảo phỏng vấn quản trị viên của những trang điện tử nói trên.
GV sử dụng công nghệ thông tin quản lí và lưu trữ hồ sơ học tập nhằm hỗ trợ SV học tập, ôn tập nội dung học tập. Các tài liệu học tập phục vụ cho tuần học thực hành đều được lưu trữ trong máy tính dưới dạng bản mềm, dễ dàng chuyển tới người học qua trang mạng xã hội, tin nhắn điện tử, thư điện tử. Với sản phẩm làm việc dưới dạng chữ viết, kí hiệu, hình ảnh do nhóm SV đã thực hiện, GV có thể scan thành các file ảnh (dạng .pdf hoặc .jpg) để lưu trữ hoặc trao đổi thông tin.
Khuyến khích người học nộp bài trên mạng bằng cách gửi thư điện tử tới hộp thư điện tử chung, thông báo điểm trên mạng (thông qua thư điện tử của nhóm), lưu trữ và chia sẻ tài liệu trên mạng, hồi đáp thông tin bằng thư điện tử và trang mạng xã hội của nhóm, lớp.
Khi làm thực nghiệm sư phạm, chúng tôi còn khai thác ưu thế công nghệ thông trong giao tiếp và giữ liên lạc với SV. Trong suốt quá trình làm thực nghiệm, chúng tôi khuyến khích SV liên lạc với GV và trợ giảng, SV có thể nêu ra bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào liên quan đến môn GDH bằng cách gửi tin nhắn, thư điện tử, tin nhắn nội bộ trên các trang xã hội, diễn đàn trực tuyến. GV và trợ giảng phải trả lời gần như ngay lập tức tất cả các câu hỏi trên nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập của người học. Một mặt mở rộng thời gian tự học của SV và mối quan hệ giao tiếp gián tiếp giữa người học và người dạy, mặt khác đây là kênh thông tin để GV tổng kết thành các vấn đề, đưa ra phản hồi của mình cho SV trên lớp nói chung về
các chủ đề học tập hoặc tổng kết thành các nội dung người học quan tâm, mong muốn tìm hiểu khi tiến hành các hoạt động giảng dạy trên lớp.
Ngoài ra, một ưu thế của công nghệ thông tin thể hiện nổi bật trong đề tài này là duy trì giao tiếp với người học kể cả sau khi đã kết thúc môn học và kết thúc thực nghiệm sư phạm. Sau khi hoàn thành thực nghiệm, chúng tôi dù không gặp SV trên lớp một cách chính thức nhưng vẫn có những phản hồi của họ về việc thi cử, về KQHT, những bình luận của họ về nội dung thi, về cách ĐG. SV gửi thư điện tử hoặc tin nhắn nội bộ trên trang cá nhân để hỏi chúng tôi về các vấn đề môn học, ngoài môn học, về nghiên cứu khoa học, về học tập thi cử hoặc các chia sẻ cá nhân trong cuộc sống.
Thực hiện được những công việc đó cùng một lúc trong một khoảng thời gian không dài chính là nhờ những ưu thế của công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại. Muốn vậy, chúng tôi đề xuất một số lưu ý khi áp dụng biện pháp này:
- Luôn chuẩn bị nhiều phương án với các điều kiện lớp học khác nhau. Ví dụ, khi chuẩn bị giới thiệu các nội dung của năm tuần học thực hành, GV cần chuẩn bị cả nội dung trình chiếu và in ra thành tài liệu phát tay. Với điều kiện lớp học cho phép, GV thực hiện phần trình chiếu bình thường. Nhưng với lớp học không có màn chiếu, máy chiếu hoặc trục trặc lỗi kĩ thuật, hoặc mất điện, GV đưa tài liệu phát tay cho SV và tiến hành bài học mà không để ảnh hưởng tới tiến trình chung.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ bài giảng sinh động, thú vị hơn, nhưng không được lạm dụng. Đây là lưu ý cơ bản đối với sử dụng phương tiện dạy học hiện đại nói chung và đối với ĐG KQHT theo tiếp cận quá trình nói riêng. Cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, với mức độ, cường độ và tần suất hợp lí. Cần phối hợp kênh hình, kênh chữ, kênh tiếng trong khi sử dụng phương tiện dạy học và phục vụ mục tiêu ĐG.
- GV cần tạo điều kiện để SV vận dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập và tự ĐG, khuyến khích SV tương tác và giải quyết các nhiệm vụ học tập, thảo luận nhóm và trao đổi thông qua các phương tiện trực tuyến (như Zalo, Viber, Skype, Facebook)
- GV cần hướng dẫn SV sử dụng một cách hợp lí, hiệu quả những trang mạng xã hội, những công cụ giao tiếp ảo nói trên phục vụ học tập và tự ĐG của cá nhân. GV cần luôn song hành và hỗ trợ người học, để SV không sa đà thái quá hoặc lạm dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại. GV cần kịp thời định hướng lại cho SV những vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu, mỗi khi nhận thấy SV bắt đầu chệch hướng hoặc xao nhãng học tập.
Kết luận chương 3
Chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ĐG KQHT của SV ĐHSP theo tiếp cận quá trình trong dạy học môn GDH bao gồm: Xây dựng kế hoạch ĐG để đo mức độ SV đạt được các mục tiêu học tập trong quá trình dạy học môn GDH, Xây dựng hệ thống nhiệm vụ, bài tập tương ứng nội dung học tập, Sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức trong ĐG bộ phận các KQHT môn GDH của SV, Xây dựng hồ sơ học tập để ĐG tiến bộ của SV trong quá trình học môn học và Thiết lập hệ thống phản hồi về KQHT thông qua E-learning và phương tiện công nghệ thông tin.
Biện pháp xây dựng kế hoạch cho ĐG trong quá trình dạy học môn học là bước tạo tiền đề, định hướng thực hiện các biện pháp khác. Mặt khác cũng cần đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo của ĐG. Biện pháp xây dựng nhiệm vụ, bài tập, sử dụng đa dạng hình thức ĐG và áp dụng hồ sơ học tập để ĐG tiến bộ của SV là những biện pháp mang ý nghĩa vận hành nội dung và đặc trưng của ĐG KQHT theo tiếp cận quá trình. Trong khi đó, khai thác ưu thế công nghệ thông tin trong ĐG là biện pháp mang tính điều kiện, có tính chất hỗ trợ đối với ĐG KQHT theo tiếp cận quá trình.
Mỗi biện pháp có ưu thế và nhiệm vụ cơ bản, mặt khác chúng tồn tại trong một hệ thống, có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau. Biện pháp này là cơ sở và điều kiện thực hiện, đảm bảo cho biện pháp khác. Đảm bảo các nguyên tắc khi đề xuất biện pháp được đề cập đến là điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện thành công những biện pháp trên. Cách thức thực hiện năm biện pháp này đều xuất phát từ mục tiêu dạy học môn GDH, và thực tiễn đào tạo của trường sư phạm, vừa đảm bảo ĐG KQHT của SV được thực hiện tuyến tính với quá trình dạy học môn GDH vừa gắn liền đặc trưng trường sư phạm, phục vụ học tập của SV sư phạm.
Chương 4
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
THEO TIẾP CẬN QUÁ TRÌNH
4.1. Khái quát về thực nghiệm 4.1.1. Mục tiêu thực nghiệm
- Xác định hiệu quả và tính khả thi của hệ thống biện pháp đề xuất về ĐG KQHT của SV theo tiếp cận quá trình trong dạy học môn GDH ở trường ĐHSP.
- Nâng cao nhận thức, hứng thú học tập và tình cảm nghề nghiệp của SV đối với môn GDH ở trường ĐHSP.
- Đảm bảo các yêu cầu sư phạm trong ĐG, thực hiện đúng mục đích và chức năng của ĐG KQHT của SV theo tiếp cận quá trình trong dạy học môn GDH cho SV Sư phạm.
4.1.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm được thực hiện theo hai vòng:
Vòng 1: năm tuần trong học kì I năm học 2013 – 2014 (từ tháng 10/2013 đến tháng 11/2014)
Vòng 2: năm tuần trong học kì II năm học 2013 – 2014 (từ tháng 4/2014 đến tháng 5/2014)
- Đối tượng thực nghiệm
Vòng 1: lớp TN gồm 63 SV (lớp tín chỉ GDH.06) Lớp ĐC gồm 61 SV (lớp tín chỉ GDH.08)
Vòng 2: lớp TN gồm 67 SV (lớp tín chỉ GDH.07) Lớp ĐC gồm 70 SV (lớp tín chỉ GDH.09)
4.1.3. Phương pháp nghiên cứu trong khi thực nghiệm
- Quan sát: chúng tôi nghiên cứu thông qua việc dự giờ, quan sát các hoạt động lớp học, quá trình SV làm việc nhóm, thuyết trình trình bày vấn đề hoặc chia sẻ thắc mắc.
- Trò chuyện, phỏng vấn sâu: chúng tôi thực hiện bằng cách trò chuyện trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện điện tử, trang xã hội hoặc tin nhắn nội bộ.
- Phương pháp chuyên gia: chúng tôi xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đưa ra trong thực nghiệm, các điều chỉnh cần thiết sau mỗi buổi học và sau mỗi vòng thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu bằng sản phẩm hoạt động: cụ thể là thông qua nhật kí hoạt động của nhóm và cá nhân.
- Phương pháp điều tra viết: sử dụng bảng hỏi để khảo sát một số vấn đề trước, trong và sau khi thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: để kết hợp với những phương pháp trên, chúng tôi phân tích sâu hồ sơ học tập của một nhóm SV cụ thể và trao đổi riêng GV, trợ giảng trong quá trình nghiên cứu để làm rõ một số vấn đề phát sinh hoặc câu trả lời chưa rõ ý.
- Phương pháp sử dụng toán thống kê: xử lí các số liệu thu được bằng phần mềm thống kê SPSS.
4.1.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đối với các nhóm ĐC và TN trong thời gian học môn GDH được tổ chức theo các lớp tín chỉ. Với năm nhóm biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động tập trung vào bốn nhóm biện pháp cơ bản là: xây dựng kế hoạch ĐG để đo mức độ SV đạt được mục tiêu học tập trong quá trình dạy học học phần thực hành môn GDH; xây dựng và sử dụng hệ thống nhiệm vụ bài tập tương ứng nội dung học tập thực hành môn GDH, sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức trong ĐG bộ phận KQHT của SV; và xây dựng hồ sơ học tập để ĐG sự tiến bộ của SV trong quá trình học môn GDH.
Với mỗi vòng thực nghiệm, SV được thực hiện bài kiểm tra đầu vào dưới dạng bài trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận ngắn.
Với lớp TN, chúng tôi đưa hệ thống công cụ ĐG quá trình bao gồm mẫu nhật kí hoạt động, các bài tập, tình huống, hệ thống câu hỏi, đoạn phim, mẫu bài thu hoạch, bảng biểu… trong thời gian năm tuần các lớp tín chỉ này học học phần thực hành môn GDH.
Sau năm tuần, chúng tôi tập hợp tất cả các tài liệu của từng nhóm (các lớp TN ở cả hai vòng thực nghiệm) thành tập hồ sơ học tập, cho phép SV xem lại và lưu lại một bản. GV và trợ giảng hướng dẫn họ các vấn đề cơ bản của học phần và hệ thống tri thức cơ bản của môn này (trong sự đối chiếu với câu hỏi thi hàng năm, những vấn đề trọng tâm của GDH đại cương, Lí luận dạy học, Lí luận giáo dục và Lao động sư phạm của người giáo viên).
Những hoạt động lớp học được thực hiện với tư cách là các hoạt động thu thập thông tin về mức độ lĩnh hội kiến thức, huy động tri thức lí thuyết từ các học phần của mười tuần (học lí thuyết) trước đó, về mức độ tương tác làm việc nhóm, kĩ năng làm việc và kĩ năng nghề nghiệp (thuyết trình, viết bảng, trình bày vấn đề, lập kế hoạch giáo dục, ứng xử tình huống, ứng xử sư phạm…) Quá trình dạy học học phần thực hành đó được thực hiện như một quá trình ĐG liên tục, có hệ thống trong năm tuần. Với một số cá nhân, chúng tôi giữ liên lạc và thu phản hồi ngược về quá trình học tập trong năm tuần tiếp theo (sau khi hoàn thành thực nghiệm). Phương
pháp nghiên cứu sau thực nghiệm bao gồm: trò chuyện, phỏng vấn sâu (01 buổi trò chuyện được thực hiện bằng biên bản, 03 cuộc trao đổi được thực hiện qua thư điện tử); phương pháp nghiên cứu điển hình (qua hồ sơ SV, bảng điểm học kì, nhật kí cá nhân); phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động (kế hoạch học tập, thời gian biểu cá nhân, các bài tập, bài thu hoạch sau môn học, kế hoạch học tập kì tiếp theo, kinh nghiệm và bài học vận dụng được từ sau môn GDH).
Còn lớp ĐC tham gia các hoạt động dạy và học bình thường trong năm tuần, chủ yếu với phương pháp dạy học thuyết trình, minh họa và có sử dụng một số bài tập tình huống và câu hỏi phát vấn như trong tài liệu hướng dẫn học thực hành môn học (được thống nhất trong toàn trường). SV làm việc độc lập hoặc theo nhóm, giảng viên tổng hợp các ý kiến và chốt lại nội dung kĩ năng đó.
Các lớp SV đều được thực hiện bài kiểm tra đầu ra dưới dạng trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận ngắn. Chúng tôi kết hợp với một phiếu khảo sát thực trạng học thực hành môn GDH, về mức độ hứng thú của SV với môn học, mức độ sẵn sàng và sự tự tin của SV đối với bài thi cuối kì.
Chúng tôi thu phản hồi ngược của SV hai nhóm ĐC và TN trong thời gian một tuần sau khi hoàn thành bài thi cuối kì môn GDH và hai tuần sau khi SV biết kết quả bài thi này (được công bố trên cổng đào tạo điện tử của toàn trường).
4.1.5. Tiêu chí phân tích kết quả thực nghiệm
Trên cơ sở phân tích số liệu thu được từ hai vòng thực nghiệm, chúng tôi nêu ra các tiêu chí nhằm phục vụ mục tiêu làm rõ kết quả thực nghiệm và tính giá trị của các biện pháp tác động.
- Tiêu chí 1: Các tác động tích cực của ĐG KQHT theo tiếp cận quá trình tới học tập của SV, bao gồm hứng thú học tập, tính tích cực học tập và tự học, tự ĐG của SV. Chúng tôi thu thông tin về tiêu chí này thông qua:
(1) Phiếu khảo sát trước và sau thực nghiệm (Xem Phụ lục 8). Với nội dung về hứng thú học tập, thang đo gồm 5 mức độ: Rất hứng thú, khá hứng thú, phân vân, ít hứng thú, không hứng thú. Nội dung về tính tích cực học tập được khảo sát ở các khía cạnh: khả năng sơ đồ hóa hệ thống tri thức (thang đo 5 mức độ), mức độ chuẩn bị đề cương môn GDH (thang đo 5 mức độ), khả năng tự học tự làm việc của SV (thang đo 3 mức độ), mức độ SV tự tin với bài kiêm tra cuối kì môn GDH (thang đo 5 mức độ).
(2) Sản phẩm hoạt động của SV, nhóm SV, bản ghi chép nhật kí hoạt động của SV trên lớp.
(3) Biên bản phỏng vấn.
(4) Nội dung SV chia sẻ kinh nghiệm riêng trước – trong – sau thực nghiệm.
- Tiêu chí 2: Nhận thức về vai trò của các hoạt động được tổ chức trên lớp trong các quá trình ĐG bộ phận. Chúng tôi thu các thông tin về nhận thức thông qua phiếu