CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN VỚI NGÀNH BƯU CHÍNH VIẾN THÔNG

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chiến lược chuyển đổi số năm 2030 và tác động của nó ngànhbưu chính viễn thông và doanh nghiệp vnpt (Trang 25 - 30)

PHẦN 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN NGÀNH BƯU CHÍNH VIẾN THÔNG NÓI CHUNG VÀ DOANH NGHIỆP VNPT NÓI RIÊNG

I. CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN VỚI NGÀNH BƯU CHÍNH VIẾN THÔNG

1.1. Tổng quan về ngành bưu chính viễn thông 1.1.1 Khái niệm.

Bưu chính viễn thông là một trong những lĩnh vực phát triển và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Bưu chính viễn thông giúp con người truyền thông tin đi một cách chính xác, bảo mật tốt và nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của viễn thông cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của truyền thông.

Bưu chính là một hệ thống vận chuyển thư tín, tài liệu và các gói hàng. Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử. Hoạt động bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích, tem bưu chính.

Khoản 1 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định “Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.”

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.

Ngành bưu chính xuất hiện tại Việt Nam kể từ cuối thế kỷ XIX. Lúc này, hệ thống thông tin liên lạc do người Pháp quản lý. Hai chữ “Bưu điện” cũng xuất hiện trong giai đoạn này khi có những người phu chạy bộ đưa thư (bưu chính) và những nhà dây thép đầu tiên (điện tín) ra đời. Đây được coi là cột mốc cho thấy sự xuất hiện ngành bưu chính tại Việt Nam.

Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, ngành bưu chính luôn phát huy tác dụng, vai trò củ nó trong công tác vận chuyển thư từ, giấy tờ, hàng hóa. Đến ngày 07/04/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 115/HĐBT chuyển tổng cục Bưu điện thành Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Ngày 29/4/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 294/TTg thành lập Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đánh dấu cột mốc sự ra đời ngành Bưu chính Viễn thông tại Việt Nam.

Các giá trị truyền thống của ngành được tạo dựng và vun đắp bởi sự hy sinh của hàng vạn liệt sỹ, những mất mát của hàng vạn thương binh, bệnh binh, công lao của lớp lớp các thế hệ đi trước, đã và đang được thế hệ hôm nay kế tục xứng đáng, xây dựng và phát triển ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam ngày càng lớn mạnh, giữ vững vai trò doanh nghiệp chủ lực, góp phần trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.1.3. Vai trò.

Bưu chính viễn thông giúp con người truyền thông tin đi một cách chính xác, bảo mật tốt và nhanh chóng. Bên cạnh đó, viễn thông cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của truyền thông.

Bưu chính viễn thông được coi là ngành hoạt động vì toàn thể xã hội, phục vụ cho cộng đồng rồi từ đó góp phần tăng trưởng nền kinh tế mũi nhọn của cả đất nước, đồng thời cũng là bộ phận cốt lõi không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng của đất nước ta.

Bưu chính viễn thông hiện nay trực tiếp nắm những vai trò chính, cơ bản như điện báo, điện thoại, chuyển bưu phẩm, thư từ điện tín, tới việc phát hành báo chí, đến cả việc dẫn truyền mạng internet…Nhờ có sự phát triển tân tiến của công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, ngành bưu chính viễn thông tác động vào nền kinh tế thị trường của đất nước một cách mạnh mẽ nên đã rộng mở những cơ hội to lớn cho các nhà đầu tư, cho các doanh nghiệp và thậm chí là cho đa số người lao động bình thường khác.

1.2. Chuyển đổi số tại ngành bưu chính viễn thông 1.2.1. Bối cảnh chuyển đổi số của ngành

Ngày nay, sự phát triển với tốc độ chóng mặt của các công nghệ số mới đã và đang ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của xã hội loài người. Sử dụng công nghệ mới, từng cá nhân có thể xây dựng lịch làm việc, giải trí, sinh hoạt,... hàng ngày dễ dàng hơn, tiếp cận các sản phẩm có mức giá hợp lý hơn, tham gia các mạng xã hội mới, có các cơ hội giáo dục tốt hơn và giảm bớt các công việc lao động chân tay bởi vì xu thế các công việc đã và đang thay đổi.

Đối với công ty - tổ chức, các công nghệ mới đồng nghĩa với tạo ra các máy móc hoạt động hiệu quả hơn, các sản phẩm tốt hơn và thậm chí các mô hình kinh doanh mới tối ưu hơn dẫn đến gia tăng về doanh thu, nâng cao khả năng cạnh tranh, cuối cùng tạo nền tảng cải thiện năng suất lao động.

Đối với một quốc gia nói chung, chuyển đổi số tạo ra nhiều việc làm mới hơn, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, tài nguyên, gia tăng xuất khẩu và cải thiện trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giao thông...

Những tác động đến cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức,... và cả xã hội nói chung tạo ra ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau phát triển, ví dụ mọi người sẽ lựa chọn các công nghệ số thường xuyên hơn, nâng cao kỹ năng số của cá nhân, các công ty sẽ tiếp cận lực lượng lao động được trang bị kỹ năng tốt hơn. Nếu các công ty, tổ chức sớm tiến hành năng lực cạnh tranh, tạo ra các công việc mới cũng như đảm bảo các công việc đang tồn tại sẽ mang đến lợi ích cho các cá nhân và quốc gia nói chung.

Chuyển đổi Số tạo tiềm năng khổng lồ cho các lĩnh vực: thương mại, công nghiệp và xã hội nói chung, nó được hỗ trợ bởi một loạt các công nghệ mới liên kết lẫn nhau và được xử lý bằng các máy tính (bao gồm khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu (Big Data) và sử dụng các cảm biến, robot, in 3D và trí tuệ nhân tạo xuyên suốt các ngành công nghiệp. Những công nghệ này đã giúp một số công việc nhất định trở nên nhẹ nhàng hơn, thực hiện những nhiệm vụ mà trước đây là không thể và thiết kế tạo ra các dịch vụ và sản phẩm tốt hơn.

1.2.2. Nội dung chuyển đổi số

Nội dung chuyển đối số của ngành bưu chính viễn thông được khái quát qua 3 nội dung lớn. Và đây cũng là nội dung mà các doanh nghiệp trong ngành buwu chính viễn thông cần phải làm và đạt được.

Áp dụng mạnh mẽ công nghệ số: Ngành Viễn thông định hướng phát triển trong nền kinh tế số theo hướng thương mại điện tử, áp dụng mạnh mẽ công nghệ số, hình thành một số công ty lớn làm nòng cốt, triển khai xây dựng hệ thống mã bưu chính tới từng địa chỉ và đề án cung cấp dịch vụ công qua hệ thống bưu chính, thành lập hiệp hội bưu chính Việt Nam.

Chuyển dịch hạ tầng ICT thúc đẩy chuyển đổi số: Cần chuyển dịch hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) để thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển dịch ngành viễn thông từ thoại sang data thông qua việc giảm cước kết nối thoại, phổ cập smartphone, đấu thầu băng tần 2.6GHz và 700MHz, quy hoạch tần số 5G, tuyên bố lộ trình cắt sóng 2G, 3G, thử nghiệm mobile money.

Thúc đẩy phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghiệp ICT: (1) Doanh nghiệp dịch vụ thương mại chuyển sang làm công nghệ công nghiệp; (2) Doanh nghiệp ICT đã khẳng định được thương hiệu sẵn sàng đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ,...; (3) Doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ với các hoạt động tư vấn chuyển giao làm chủ, ứng dụng công nghệ vào trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội; (4) Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cả về công nghệ và mô hình kinh doanh mới. Các doanh nghiệp này phải nhiều và rộng khắp trên toàn quốc.

1.2.3. Mục tiêu phát triển chuyển đổi số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 654/QĐ-TTg ngày 30/5/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành bưu chính viễn thông đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Quan điểm của chiến lược bảo đảm mọi người dân trên cả nước đều có quyền được tiếp cận và sử dụng dịch vụ bưu chính phổ cập thường xuyên, ổn định, với chất lượng và giá cước hợp lý.

Chiến lược phát triển ngành bưu chính viễn thông đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện nền tảng địa chỉ số. Theo đó, 100% hộ gia đình có địa chỉ số; phấn đấu 100% hộ sản xuất nông nghiệp tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu; phấn đấu 100% sản phẩm giao dịch trên sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu phải được gắn thương hiệu, có truy xuất nguồn gốc.

Phấn đấu 100% điểm phục vụ bưu chính có khả năng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu theo đánh giá xếp hạng của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU)...

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược là phát triển hạ tầng bưu chính. Theo đó, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, vận hành và chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng bưu chính.

Về hạ tầng mạng lưới, xây dựng các Trung tâm bưu chính vùng, khu vực có tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại để tối ưu hóa hoạt động giao nhận vận chuyển cho hoạt động

thương mại điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về logistics; phát triển và duy trì hoạt động ổn định mạng điểm phục vụ bưu chính rộng khắp cả nước; phát triển các bưu cục thông minh cung cấp dịch vụ bưu chính số.

Khuyến khích doanh nghiệp bưu chính sở hữu phương tiện vận tải hàng không; đẩy mạnh khai thác mạng bưu chính công cộng để người dân, nhất là các đối tượng yếu thế trong xã hội được tiếp cận các dịch vụ bưu chính, dịch vụ số của Chính phủ.

Về hạ tầng số, hoàn thiện nền tảng Địa chỉ số Việt Nam gắn với bản đồ số quốc gia phục vụ cho phát triển thương mại điện tử và kinh tế số; hình thành cổng dữ liệu quốc gia về bưu chính; thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, hướng tới hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở.

Phát triển các sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam để các hộ sản xuất nông nghiệp và người dân có thể giao dịch mua bán sản phẩm, hàng hóa trên môi trường số.

Xây dựng các nền tảng quản lý, vận hành kho bãi, chuyển phát... kết nối giữa chủ hàng, các doanh nghiệp bưu chính và khách hàng.

Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bưu chính đầu tư, phát triển hạ tầng số có ứng dụng các công nghệ hiện đại của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Về hạ tầng dữ liệu, xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong lĩnh vực bưu chính; ứng dụng các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) trong việc xây dựng, lưu trữ dữ liệu bưu chính, cho phép sử dụng chung.

Sử dụng nền tảng tích hợp các dịch vụ bưu chính truyền thống đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng trong kỷ nguyên số nhằm tăng doanh thu, nâng cao chất lượng hiệu quả; tự động hóa, thông minh hóa, tối ưu hoá các quy trình xử lý công việc, mở rộng thị trường và tăng doanh thu lĩnh vực bưu chính.

2. Đánh giá, nhiệm vụ và giải pháp 2.1. Đánh giá

Chuyển đổi số có thể được coi là bước đi thế kỷ của Việt Nam. Chuyển đổi số trong ngành bưu chính viễn thông là nền tảng cho công cuộc chuyển đổi số cho các ngành và các doanh nghiệp khác. Không thể phủ nhận được hoạt động chuyển đổi số đã mang đến cho ngành bưu chính viễn thông một “bộ mặt mới”. Các hoạt động trong ngành đã được tối thiểu hóa, đơn giản hóa, chỉ cần các thao tác đơn giản, không còn sự cồng kềnh hay quá tải như trước đây. Mỗi cá nhân hay doanh nghiệp trong ngành đều cảm thấy tự hào khi mình là “người đi đầu” trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Chuyển đối số trong ngành bưu chính viễn thông đã và đang tạo ra rất nhiều thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành. Thuận lợi đó chính là việc ra mắt hàng loạt các giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp mà trước đây chưa từng có. Xây dựng các nền tảng thương mại trực tuyến giúp cả người dùng và người quản lý đều có thể dễ dảng kiểm soát. Các hệ sinh thái 4.0 liên tiếp ra đời phục vụ nhu cầu công nghệ ngày càng cao của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong ngành nói riêng và trong nền kinh tế nói chungs.

Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng đã và đnag mang lại những khó khăn trước mắt cho một số doanh nghiệp khi không thể bắt kịp xu hướng chuyển đổi số. Xu thế chuyển đổi số xuất

hiện vào những năm 2018. Cuộc cách mạng này bùng nổ kéo theo hàng loatj các doanh nghiệp trong ngành trở nên quay cuồng với bài toán “chuyển đối số”. Họ không thể định hướng, mục tiêu không xác định. Tư duy chủ quan, duy ý chí của một số nhà quản trị khiến cho doanh nghiệp của họ không thể bắt kịp được với xu thế hiện tại. Do đó, việc bị tụt hậu là không thể tránh khỏi. Sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường bưu chính và TMĐT, cùng với sự phát triển của công nghệ số gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã làm thay đổi phương thức kinh doanh và tiêu dùng dịch vụ, mở ra cơ hội mới cho bưu chính phát triển. Do đó, đòi hỏi phải có những định hướng chiến lược mới phù hợp với sự phát triển vượt bậc của ngành bưu chính.

2.2. Nhiệm vụ của bưu chính trong phát triển kinh tế - xã hội:

Với mạng lưới trên 21.600 điểm phục vụ đến tận cấp xã, phủ khắp 63 tỉnh, thành, cùng lực lượng gần 800 doanh nghiệp, ngành bưu chính giờ đây không còn là gánh nặng mà là tài sản to lớn, sở hữu những lợi thế không phải lĩnh vực nào cũng có. Gần 100 ngàn lao động bưu chính đang vận hành, khai thác để đáp ứng nhu cầu chuyển phát khối lượng đồ sộ hàng TMĐT với chất lượng ngày càng cao, bảo đảm cung cấp các dịch vụ bưu chính phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước.

Thời gian tới, khi các thiết bị thông minh được phổ cập thì hạ tầng bưu chính (cùng với hạ tầng viễn thông và thanh toán điện tử) sẽ là cầu nối hỗ trợ hoạt động TMĐT phát triển trên cơ sở Nền tảng địa chỉ số Việt Nam để mở rộng thị trường bưu chính. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh TMĐT ở nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Cuộc cách mạng số và đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bưu chính Việt Nam coi đây là cơ hội để thực hiện hóa khát vọng của ngành, trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và nền kinh tế số, góp phần thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.

Trên góc độ Chính phủ số, cũng như nhiều nước trên thế giới, bưu chính là đối tác chính, thậm chí là đối tác duy nhất của Chính phủ để phục vụ người dân.

Với kinh tế số, bưu chính phục vụ cho TMĐT. Khi các mô hình kinh doanh nền tảng chia sẻ (giao hàng, giao thức ăn, chuyển phát quà, tài liệu), các mô hình kinh doanh TMĐT và bán lẻ thế hệ mới bùng nổ đều cần một hạ tầng chuyển phát rộng khắp để đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng. Mạng lưới bưu chính phủ rộng khắp các tỉnh, thành với 27.600 điểm phục vụ, 100% xã trong cả nước có điểm phục vụ bưu chính có thể đưa sản phẩm của các hộ sản xuất, hợp tác xã đi tiêu thụ ở mọi nơi trên đất nước và vươn ra thế giới.

Ở góc độ xã hội số, bưu chính trở thành ngành dịch vụ tham gia nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đảm bảo an sinh, trao gửi niềm tin cho xã hội; tham gia phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước...

2.3. Giải pháp

Cần thay đổi từ tư duy trong chuyển đổi số: Các doanh nghiệp cần phải hiểu thì mới có thể nắm chắc được công nghệ chuyển đổi số. Từ đó ứng dụng vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, các nhà quản trị doanh nghiệp cần thay đổi từ ngay chính

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chiến lược chuyển đổi số năm 2030 và tác động của nó ngànhbưu chính viễn thông và doanh nghiệp vnpt (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)