Đánh giá, nhiệm vụ và giải pháp VNPT

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chiến lược chuyển đổi số năm 2030 và tác động của nó ngànhbưu chính viễn thông và doanh nghiệp vnpt (Trang 36 - 45)

PHẦN 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN NGÀNH BƯU CHÍNH VIẾN THÔNG NÓI CHUNG VÀ DOANH NGHIỆP VNPT NÓI RIÊNG

II. CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN DOANH NGHIỆP VNPT

2. Đánh giá, nhiệm vụ và giải pháp VNPT

II.1.1. Mô hình SWOT của VNPT trong chuyển đổi số

Điểm mạnh Điểm yếu

- Là tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực BCVT và CNTT một trong những ngành mũi nhọn của quốc gia, được sự hỗ trợ và khuyến khích phát triển Nhà nước.

- Mạng lưới hoạt động của VNPT trải rộng khắp các vùng miền của đất nước từ đô thị phồn hoa đến các vùng nông thôn, các hải đảo và khu vực miền núi.

- VNPT có nguồn nhân lực lớn, đang được trẻ hóa phù hợp với thị trường rộng lớn cũng như xu thế chuyển đổi số trong tương lai.

-

VNPT đang có hệ sinh thái chuyển đổi số doanh nghiệp, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng theo nhu cầu chuyển đổi số của khách hàng trên các trụ cột nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng, tối ưu hoạt động điều hành quản trị doanh nghiệp và đổi mới mô hình kinh doanh

- Chất lượng nguồn nhân lực thấp: Mặc dù đội ngũ cán bộ nhân viên nhiều về số lượng nhưng còn hạn chế về chất lượng. Nhiều cán bộ nhân viên không có trình độ ngoại ngữ hay sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến trên thế giới.

Cán bộ làm công tác nghiên cứu, hoạch định chiến lược còn nhiều hạn chế về kiến thức viễn thông và công nghệ thông tin

Cơ hội Thách thức

Tác động của xu thế bùng nổ công nghệ trong một môi trường kết nối bao trùm sẽ giúp:

- chi phí công nghệ cơ bản giảm mạnh;

- Các ứng dụng chuyển dần lên các nền tảng điện toán đám mây;

- Sự cộng hưởng/hội tụ của công nghệ tạo thành các sản phẩm công nghệ mới;

- Công nghệ đột phá mở ra các mô hình kinh doanh mới thay đổi các ngành;

- Các cơ hội ứng dụng công nghệ đa dạng mang lại cơ hội đổi mới sáng tạo…

Công nghệ truyền thông thế hệ mới sẽ giúp cho sự kết nối được diễn ra mọi lúc, mọi nơi, mọi chiều và phổ cập.

Môi trường số sẽ giúp thay đổi hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp sẽ đưa ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới. Dẫn đầu thị trường cần khả năng nắm bắt cơ hội mới

- Tăng tốc trong việc khai phá thị trường trong hành trình chuyển đổi số;

- Kỳ vọng khách hàng đối với việc thiết lập quyền riêng tư và an ninh thông tin tiếp tục tăng;

- Cạnh tranh tiếp tục tác động đến chiến lược kinh doanh.

II.1.2. Nguyên nhân của thành công

Đặt mục tiêu và định hướng rõ ràng ngay từ đầu.

Nền móng đầu tiên của chiến lược VNPT4.0 đã được lãnh đạo Tập đoàn VNPT đặt ra đầu năm 2017, với mục tiêu có phần xa vời khi đó “trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam”. Khát vọng lớn, nỗ lực từng ngày cùng tầm nhìn đã giúp VNPT lựa chọn đúng hướng đi. Định hướng được Ban lãnh đạo Tập đoàn đưa ra là phải trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2025 và trở thành Trung tâm dịch vụ Số (Digital Hub) của châu Á vào năm 2030. Từ khát vọng này, VNPT xác định vai trò dẫn dắt trong việc xây dựng chính quyền và nền kinh tế số tại Việt Nam, trở thành lá cờ đầu trong chuyển đổi số tại Việt Nam.

Xoay quanh 4 trụ cột chính của một doanh nghiệp, bao gồm khách hàng, sản phẩm, hoạt động và nhân viên, khung đưa ra các các mức tiếp cận ứng dụng nghiệp vụ từ đơn giản tới nâng cao phù hợp với các giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp. Chuyển đổi số hướng tới mục tiêu tăng doanh thu, giảm chi phí và áp dụng mô hình kinh doanh mới, hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ được sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số trên một hạ tầng số:

Viễn thông - Hạ tầng điện toán đám mây - công nghệ 4.0 đảm bảo an ninh và an toàn mạng.

Nhân sự chất lượng cao kết hợp với tư duy của một nhà lãnh đạo tài ba.

Nhân sự là yếu tố cốt lõ làm nên sự thành công vốn có của một doanh nghiệp. Tại VNPT, nhân sự luôn được đổi mới về tư duy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc. VNPT luôn trân trọng những nhân lực, đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực lên làm các vị trí lãnh đạo. Bước đột phá này đã tạo cho môi trường làm việc ở VNPT trở nên trẻ trung.

Những người trẻ sẽ nhạy bén hơn với các sự thay đổi và đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số tại VNPT.

Lãnh đạo của VNPT thời kỳ đầu chuyển đổi số là ông Phạm Đức Long-“thuyền trưởng” là một người vô cùng nhiệt huyết. Ông luôn muốn truyền lửa cho tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Ông muốn cho mọi người thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số, cơ hội và thách thức đang đón chờ họ. Và hơn hết cả, ông mong muốn rằng tất cả nhân viên

của VNPT sẽ cùng ông đồng hành trong “cuộc chuyển mình” đầy ý nghĩa lịch sử này. Ông đã truyền lửa, truyền sức mạnh và niềm tin về một VNPT ra toàn thế giới cho tất cả đội ngũ cán bộ, nhân viên của Tập đoàn.

Vượt qua thách thức của dịch bệnh

Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng cho hoạt động sản xuất, kinh doan (SXKD) của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Giãn cách xã hội kéo dài và trên diện rộng, người dân hạn chế đi lại, doanh nghiệp phải đóng cửa và giảm hoạt động sản xuất đã làm giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông. Nhiều dự án Tập đoàn VNPT triển khai cho khách hàng phải tạm dừng do khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh năm 2021. Những khó khăn này đã tác động không nhỏ đến hoạt động SXKD của VNPT. Bên cạnh đó, một số khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến để thực hiện phòng chống dịch đã tác động kép đến kết quả SXKD của tập đoàn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đặc biệt khó khăn đó, VNPT đã có những phương án, chiến lược rất cụ thể để vừa đảm bảo hoạt động SXKD, sát cánh cùng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch, đảm bảo an toàn, giữ mức thu nhập ổn định cho người lao động và quyết tâm giữ vững vị trí tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia. Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT Nguyễn Nam Long cho biết, ngay từ đầu năm 2021, Tập đoàn VNPT đã có những hành động cụ thể như tập trung vào phát triển dịch vụ thiết yếu; các dịch vụ số hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo hoạt động trong điều kiện giãn cách; nâng cao chất lượng, nhân đôi dung lượng các gói dịch vụ với giá không đổi; chuyển đổi phương thức kinh doanh lên môi trường số…

Song song với đó, VNPT cũng đẩy mạnh hợp tác với khách hàng là các Tập đoàn, Tổng Công ty, Ngân hàng, Hiệp hội…; tiếp tục triển khai ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước về chuyển đổi số. VNPT đã quyết liệt, linh hoạt trong điều hành các hoạt động SXKD theo diễn biến và nhu cầu của thị trường. Nhờ đó, kết quả doanh thu và lợi nhuận 9 tháng của Tập đoàn VNPT vẫn đạt tăng trưởng so với cùng kỳ, so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong lĩnh vực VT-CNTT; đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động bằng so với cùng kỳ năm 2020.

Với tinh thần vừa phòng chống dịch, vừa phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2021, Tập đoàn VNPT đã triển khai các kịch bản kinh doanh phù hợp với diễn biến của dịch Covid- 19, đồng thời chuẩn bị sẵn kịch bản triển khai tổng lực khi dịch Covid được kiểm soát tốt hơn, nhằm thúc đẩy doanh thu. Bên cạnh đó Tập đoàn cũng quyết liệt tối ưu các khoản chi phí theo hướng “giảm, dừng, giãn” để phấn đấu đạt được lợi nhuận ở mức cao nhất.

Sáng tạo để bứt phá.

Là một tập đoàn công nghệ số, với những thế mạnh hiện có về hạ tầng số, hệ sinh thái số, VNPT đã chủ động triển khai và kịp thời đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ, Bộ TT&TT trong việc đảm bảo mạng lưới thông tin thông suốt, đáp ứng các yêu cầu về kết nối phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo phòng chống dịch. VNPT đã gấp rút hoàn tất việc thiết lập hệ thống Hội nghị truyền hình với toàn bộ gần 2.600 điểm cầu xã, phường, thị trấn của 19 tỉnh, thành phố phía Nam phục vụ cho buổi điều hành trực tiếp đầu tiên của Thủ tướng xuống các “pháo đài”; tiếp tục đảm bảo phục vụ Hội nghị truyền hình tới hơn 11.000 điểm cầu xã, phường, thị trấn trên toàn quốc trong các phiên họp tiếp theo. Trước đó, VNPT đã

thực hiện nâng cấp hạ tầng để đảm bảo kết nối 10.000 camera giám sát các khu cách ly của 32 tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Cà Mau; Đáp ứng kịp thời và đầy đủ các dịch vụ viễn thông phục vụ công tác phòng chống dịch như: cung cấp các gói cước miễn phí đảm bảo liên lạc cho tuyến đầu, thực hiện nhắn tin cài đặt âm báo tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh đến thuê bao di động toàn quốc.

Tập đoàn cũng khẳng định vị thế tiên phong, dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam bằng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, phủ rộng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, xã hội

Là một trong những doanh nghiệp xuất sắc trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam 2020-2021, Tập đoàn VNPT đã thể hiện khả năng thích ứng, trụ vững và tăng trưởng trong đại dịch Covid-19, đồng thời đạt được các tiêu chí sáng tạo, đổi mới, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động SXKD, tái cấu trúc doanh nghiệp, điều chỉnh và thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường và yêu cầu của bối cảnh mới. Hiện, VNPT đang tiếp tục tập trung nguồn lực để thực hiện các hoạt động nhằm hiện thực hóa khát vọng trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu Việt Nam và trở thành doanh nghiệp trụ cột, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia với các dịch vụ chiến lược tập trung vào lĩnh vực số.

II.2. Phương hướng

Thứ trưởng Trần Duy Đông đánh giá cao Vai trò của Tập đoàn VNPT trong chuyển đổi số được Thứ trưởng Trần Duy Đông đánh giá cao đặc biệt ở việc cung cấp các nền tảng số, các giải pháp hạ tầng và công nghệ, không chỉ cho khối Bộ, ngành, chính quyền địa phương, mà còn cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân Việt Nam. Từ đó hi vọng VNPT sẽ tiếp tục phát huy vai trò là một doanh nghiệp công nghệ số chủ lực trong chuyển đổi số quốc gia, cung cấp hạ tầng số và các dịch vụ số cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cụ thể ở 03 nhóm định hướng.

Thứ nhất, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển để hoàn thiện và tạo ra những giải pháp, dịch vụ công nghệ số tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, nỗ lực phát huy vai trò đầu tàu để gắn kết các doanh nghiệp công nghệ trong việc đưa ra các giải pháp tổng thể toàn diện để giải quyết các bài toán mà doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải, góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới mô hình quản trị nguồn nhân lực theo hướng hiện đại và hiệu quả để có thể tận dụng bộ máy trải rộng ở 63 tỉnh, thành phố của VNPT trong công tác tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số.

Thứ ba, tích cực chủ động, phối hợp chặt chẽ với Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, đào tạo, tư vấn doanh nghiệp chuyển đổi số từng phần và chuyển đổi số toàn bộ, đồng hành cùng doanh nghiệp để ứng dụng công nghệ vào giải quyết những bài toán sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3. Giải pháp

Từ những định hướng trên, nhóm chúng em xin đưa ra một số phương án giải pháp sau:

- Tiếp tục nghiên cứu, phát triển toàn diện từ đó hình thành những công nghệ mới tốt cho cộng đồng và doanh nghiệp

- Tuyên truyền kiến thức về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Thực hiện đào tạo nguồn nhân lực như đưa các nhân viên ưu tú ra nước ngoài học tập và nghiên cứu một thời gian để nâng cao nguồn nhân lực.

- Vận dụng việc VNPT đã phủ sóng đến 63 tỉnh thành trên khắp đất nước Việt Nam.

Để đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân về việc ứng dụng công nghệ thông tin và dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi số.

- Phối hợp chặt chẽ với các bên để đưa chuyển đổi số đến các tỉnh thành càng nhanh càng tốt. Từ đó đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số

PHẦN TỔNG KẾT

Trong những năm gần đây, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc chuyển đổi số. Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong đã xây dựng được một chương trình chuyên đề về chuyển đổi số quốc gia được Chính phủ phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới.

“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã đề ra các mục tiêu khá cụ thể như: Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, đến năm 2030, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, kinh tế số đóng góp 30% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%... Để thực hiện được mục tiêu đó, hiện, VNPT đang tiếp tục tập trung nguồn lực để thực hiện các hoạt động nhằm hiện thực hóa khát vọng trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu Việt Nam và trở thành doanh nghiệp trụ cột, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia với các dịch vụ chiến lược tập trung vào lĩnh vực số

Tài liệu tham khảo

Đề cương

More from:

TMĐT1

Recommended for you Th ươ ng M i

điện tử

Trường Đại học…

711 documents

Go to course

Nhóm 1- TMĐT - Mô hình kinh doanh…

Thương

Mại điệ… 98% (112) 24

Nhân t ố ả nh h ưở ng đ ế n ý đ ị nh s ử d ụ n…

Thương

Mại điệ… 100% (37) 12

Đ Ề C ƯƠ NG ÔN T Ậ P MÔN TH ƯƠ NG M Ạ … Thương

Mại… 100% (30) 11

Nghiên c ứ u và tìm hi ể u v ề Trí tu ệ nhâ…

Thương

Mại điệ… 97% (33) 28

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chiến lược chuyển đổi số năm 2030 và tác động của nó ngànhbưu chính viễn thông và doanh nghiệp vnpt (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)