Chuyển đổi số tại VNPT

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chiến lược chuyển đổi số năm 2030 và tác động của nó ngànhbưu chính viễn thông và doanh nghiệp vnpt (Trang 31 - 36)

PHẦN 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN NGÀNH BƯU CHÍNH VIẾN THÔNG NÓI CHUNG VÀ DOANH NGHIỆP VNPT NÓI RIÊNG

II. CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN DOANH NGHIỆP VNPT

1. Nội dung chuyển đổi số của doanh nghiệp VNPT

1.2. Chuyển đổi số tại VNPT

1.2.1. Bối cảnh chuyển đổi số của VNPT:

Năm 2018 trước tác động của cuộc cách mạng 4.0, VNPT đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thiết lập hạ tầng số, thúc đẩy chuyển đổi số cho các bộ, ngành địa phương thông qua cung cấp các giải pháp ứng dụng số, ứng dụng thông minh do VNPT tự nghiên cứu và phát triển. Tập đoàn bám sát Đề án chuyển đổi số quốc gia, muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu, bản thân VNPT đang chuyển đổi mạnh mẽ để trở thành một doanh nghiệp số, hoạt động toàn bộ trên môi trường số.

Cuối năm 2018, VNPT được giao nhiệm vụ xây dựng Trục liên thông văn bản quốc gia.

Chỉ sau hơn 4 tháng, Trục hoàn thành đi vào hoạt động, đến nay đã có khoảng 1,7 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính.

Sau thành công này, VNPT tiếp tục được Chính phủ giao trọng trách xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Ra mắt cuối năm 2019, chỉ sau 8 tháng vận hành, Cổng DVCQG đã phát triển nhanh chóng từ 8 nhóm dịch vụ công ban đầu lên 1.000 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4, ước tính chi phí tiết kiệm cho toàn xã hội tới hơn 6.700 tỉ đồng mỗi năm.

Mới nhất, hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được VNPT ra mắt. Hệ thống được coi là điểm nhấn quan trọng, thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành từ thông tin, số liệu trên văn bản giấy chuyển sang dữ liệu số - một trong những yếu tố cốt lõi của hạ tầng số thông minh.

Từ trung tâm, lãnh đạo Chính phủ có thể theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo, điều hành trực tiếp, nhanh chóng tới các bộ, ngành, địa phương.

Thành công của 3 hệ thống phần mềm kiến tạo Chính phủ điện tử đã khẳng định nền tảng công nghệ nổi trội của VNPT với vai trò dẫn đầu trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia hiện nay.

1.2.2. Nội dung chuyển đổi số tại VNPT

Ở thời điểm này, khi chuyển đổi số đã trở thành hơi thở cuộc sống thì VNPT không chỉ là nhà cung cấp hạ tầng, mà chính là đơn vị sáng tạo giải pháp chuyển đổi số toàn diện.

Thương hiệu chuyển đổi số của VNPT giờ đây chính là hệ sinh thái, là nền tảng công nghệ cao như: AI, IoT, Big Data, BlockChain để giải quyết các bài toán chuyển đổi số cụ thể trên tất cả các lĩnh vực.

Hiện nay, VNPT là nhà cung cấp các giải pháp số có hệ sinh thái số phong phú trải dài trên tất cả các lĩnh vực: Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp, thành phố thông minh… Đặc biệt, chuyển đổi số Quốc gia thành công với Trục liên thông văn bản quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia và hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ…đã đưa tên tuổi VNPT lên tầm cao mới, khẳng định vị trí dẫn dắt quốc gia số.

Hoạt động chuyển đổi số của VNPT được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực qua các năm.

Năm 2019, VNPT sẽ cùng các bộ ngành địa phương hoàn thành khung kiến trúc chính quyền điện tử tiến tới mô hình Chính phủ số, hoàn thành các cơ sở dữ liệu để xây dựng mô hình chuẩn của chuyển đổi số, VNPT sẽ tư vấn cho các bộ, ngành địa phương tận dụng tất cả các hạ tầng đầu tư không lãng phí. Xây dựng các trục liên thông từ Trung ương tới địa phương trên cơ sở cái gì đang sử dụng hiệu quả ở địa phương sẽ tích hợp vào để tránh lãng phí.

VNPT ký hợp tác với 55 địa phương và 5 bộ ngành để xây dựng Chính phủ điện tử và đô thị thông minh; khảo sát thực trạng của từng đơn vị, tư vấn cho các đơn vị làm thế nào để phát triển hiệu quả hạ tầng số. Bước đi của VNPT là tiến hành khảo sát xây dựng đưa ra lộ trình chuyển đổi số được tiến hành thực chất, không phải theo phong trào.

Vượt qua những thách thức của dịch bệnh COVID-19, thiên tai, lũ lụt, với tinh thần chủ động "biến thách thức thành hành động" cùng sự chung sức, đồng lòng, năm 2020, với quyết tâm song hành cùng Chính phủ triển khai mục tiêu kép "phòng chống dịch" và phát triển kinh tế, VNPT đã kịp thời vận dụng toàn bộ hệ sinh thái của mình, chủ động cung cấp hạ tầng mạng lưới viễn thông - công nghệ thông tin phục vụ điều hành chỉ đạo của nhà nước cũng như phục vụ người dân, hàng triệu khách hàng được bổ sung dung lượng đáp ứng nhu cầu làm việc từ xa, làm việc và học tập trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội. Trong năm 2021, VNPT tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như phát triển hạ tầng và dịch vụ số bao gồm hạ tầng mạng cáp quang tới từng hộ gia đình; thử

nghiệm và sẵn sàng triển khai hạ tầng di động 5G, hạ tầng điện toán đám mây; Tập trung xây dựng tài nguyên số bao gồm hệ sinh thái dữ liệu và nền tảng số cung cấp ở quy mô quốc gia giúp hình thành Chính phủ số và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Ngày 25/2/2021, lễ khai trương Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân đã được tổ chức theo hình thức hội nghị trực tuyến giữa Bộ Công an với 63 Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số điểm cầu tại địa phương.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được các chuyên gia đánh giá là “tài nguyên quốc gia đắt giá” và là một trong sáu cơ sở dữ liệu quốc gia cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây là một dự án lớn đòi hỏi các bên tham gia phải có tiềm lực mạnh về công nghệ thông tin cùng kinh nghiệm triển khai các dự án lớn mang tầm quốc gia.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và chưa có dấu hiệu suy giảm gây ảnh hưởng mạnh đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội (KT-XH), đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đặc biệt khó khăn đó, Ban lãnh đạo Tập đoàn VNPT đã có những phương án, chiến lược rất cụ thể để vừa đảm bảo hoạt động SXKD, sát cánh cùng Chính phủ phòng chống dịch, đảm bảo an toàn, giữ mức thu nhập ổn định cho người lao động trước dịch bệnh COVID-19 và quyết tâm giữ vững vị trí tiên phong trong Chuyển đổi số quốc gia.

Có thể thấy đến thời điểm này hệ sinh thái số VNPT với nhiều sản phẩm dịch vụ công nghệ cốt lõi đã phủ khắp mọi lĩnh vực từ Chính phủ số, Y tế, Giáo dục, Du lịch, Nông nghiệp… góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam, điển hình như bộ giải pháp Chính quyền điện tử của VNPT đã có mặt ở 61/63 tỉnh, thành phố.

VNPT đã và đang khẳng định được vị trí tiên phong, vai trò của một tập đoàn công nghệ với việc triển khai thành công các dự án công nghệ trọng điểm quốc gia như: Trục liên thông văn bản quốc gia; Cổng dịch vụ công quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

Không chỉ tập trung xây dựng các giải pháp chuyển đổi số cho Chính phủ và các Bộ ngành, VNPT còn nghiên cứu, triển khai các bộ máy điều hành số tại các địa phương. Đó là Trung tâm điều hành, giám sát thông minh (IOC) tích hợp 10 dịch vụ về giám sát, điều hành chỉ tiêu KT-XH, giám sát dịch vụ hành chính công, văn bản điện tử, dịch vụ kết nối người dân - chính quyền; Giám sát điều hành lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Du lịch, Giao thông… Hiện IOC đã được VNPT triển khai tại 32 tỉnh, thành phố.

Từ ngày 6/8/2021, nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp trên toàn quốc, VNPT đã phát triển và khai trương nền tảng Chuyển đổi số doanh nghiệp oneSME. Nền tảng này sẽ giúp khách hàng có thể thuận tiện giao dịch lựa chọn, mua sắm

sản phẩm dịch vụ, phản hồi yêu cầu hỗ trợ với VNPT thông qua nền tảng oneSME và định danh, tích hợp dữ liệu nhân viên trên một nền tảng hợp nhất.

Song hành với việc ra mắt nền tảng chuyển đổi số, VNPT đã nghiên cứu phát triển và khai trương hệ sinh thái đa dạng các sản phẩm dịch vụ phục vụ doanh nghiệp trong bối cảnh bình thường mới giúp doanh nghiệp số hoá mọi giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước, giao dịch với đối tác/khách hàng trên môi trường số và chuyển đổi số hoạt động quản trị doanh nghiệp như: Dịch vụ ký số từ xa (VNPT SmartCA), Dịch vụ hợp đồng điện tử (VNPT eContract), Dịch vụ quản trị doanh nghiệp toàn diện (VNPT onBusiness).

Đội ngũ năng động, sáng tạo.

Tư duy năng động, đổi mới của VNPT trên thực tế đã bắt đầu từ những năm 2013- 2014, khi đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực sáng tạo và đặc biệt là có kinh nghiệm thực tiễn được đưa lên các vị trí lãnh đạo cao nhất Tập đoàn.

Không chỉ đổi mới tư duy về nhân sự, VNPT còn đổi mới về chiến lược kinh doanh, tái cơ cấu toàn diện. Thay vì lao vào cuộc cạnh tranh sống còn ở thị trường viễn thông đã có dấu hiệu bão hoà, VNPT chủ động chuyển hướng đầu tư hạ tầng công nghệ và chuyển đổi số.

Chỉ sau 5 năm, VNPT đã tái cơ cấu thành công, thay đổi toàn diện nhiều mặt quan trọng.

VNPT tái cơ cấu toàn bộ nhân lực với quy trình tuyển chọn - sàng lọc - đào thải liên tục, tìm ra những nhân lực chuyên môn cao, tinh nhuệ, nhạy bén, đáp ứng được đòi hỏi cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Không chỉ vậy, tư duy quản trị chiến lược, kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo tập đoàn cũng liên tục đổi mới, đảm đương nhiệm vụ đưa VNPT từng bước vươn lên và khẳng định vị thế vững chắc là doanh nghiệp hàng đầu cung cấp các dịch vụ viễn thông - CNTT trọng yếu của đất nước

Là doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi số, VNPT tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hệ sinh thái các giải pháp số (VNPT digital ecosystem) nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu số hàng ngày của đời sống kinh tế - xã hội: từ giải trí đến tài chính, học tập, chăm sóc sức khoẻ…

Kể từ khi bắt đầu tái cơ cấu, VNPT đã từng bước kiện toàn lại công tác xây dựng chiến lược, cấu trúc, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung và dài hạn về mạng lưới, dịch vụ. Đến nay, VNPT không chỉ có mạng di động 3G/4G rộng khắp đến 96% quy mô dân số, mạng băng rộng cố định có tốc độ Internet số 1 Việt Nam mà còn đang sở hữu 2 trung tâm IDC tiêu chuẩn Tier 3 tại Nam Thăng Long và Tân Thuận, đồng thời tiếp tục phát triển hạ tầng CNTT đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ nội bộ và cho khách hàng, đặc biệt là khối khách hàng chính quyền.

Không dừng ở đó, VNPT cũng đang tiếp tục đẩy mạnh hợp tác để nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ mới, bao gồm AI, công nghệ Blockchain, IoT, Cyber Security... tạo nền tảng vững chắc cho mục tiêu tiên phong trong công cuộc dẫn dắt chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ số tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số của khu vực châu Á…

1.2.3. Thành công của VNPT trong chuyển đổi số

- VNPT được vinh danh tại Stevie Awards 2019 với 7 giải thưởng quốc tế lớn thuộc các hạng mục sản phẩm công nghệ thông tin tốt nhất năm. Trong đó có 1 giải Vàng cho giải

pháp Trục liên thông văn bản quốc gia và 6 giải Đồng cho các sản phẩm VNPT Smart Ads, VNPT Check, VNPT HIS, VNPT Cloud Contact Center VCC, VNPT Smart Cloud, VNPT Pharmacy.

- Đứng thứ 2 trong Top 10 thương hiệu lớn nhất Việt Nam năm 2019 do Brand Finance công bố với giá trị thương hiệu đạt 1,683 tỷ USD.

- VNPT đã vinh dự được Tạp chí chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng có trụ sở chính tại thủ đô Luân Đôn, Vương quốc Anh với đối tượng độc giả trên 20 quốc gia trên thế giới trao hai giải thưởng lớn: Nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ chuyển đổi kỹ thuật số sáng tạo nhất - Việt Nam 2019 và Nhà cung cấp sản phẩm kỹ thuật số tốt nhất – Chính phủ điện tử - 2019.

- Theo bảng xếp hạng Top 150 nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2020 (Telecoms 150) do Brand Finance - Tổ chức chuyên xếp hạng thương hiệu có trụ sở ở London UK công bố, VNPT có giá trị thương hiệu tăng ấn tượng nhất với tốc độ tới 42% và đạt con số 2,4 tỷ USD. Thương hiệu của VNPT cũng tăng 17 bậc, từ vị trí 72 năm 2019 tăng lên vị trí 55.

- Theo danh sách những đơn vị viễn thông - công nghệ trên thế giới đạt được chứng chỉ MEF 3.0 vừa được Diễn đàn Metro Ethernet Forum (MEF) công bố, Tập đoàn VNPT đã vinh dự là đơn vị duy nhất của Việt Nam 2 năm liên tiếp đạt được chứng chỉ này.

- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã vinh dự được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) trao Danh hiệu Sao Khuê 2020 cho 8 sản phẩm, giải pháp phần mềm thương mại tiêu biểu trong các lĩnh vực Chính phủ điện tử, quản lý doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ mới trong cuộc CMCN 4.0… Bao gồm: Hệ sinh thái Giáo dục thông minh Smart Education - vnEdu 4.0; Hệ thống cổng thông tin vnPortal;

Nền tảng quản lý phản ánh và tương tác trực tuyến - VNPT ORIM-X; Giải pháp VNPT - Ký số; VNPT GIS PLATFORM - Nền tảng quản lý và phân tích dữ liệu không gian; Giải pháp định danh và xác thực điện tử - VNPT eKYC; Bộ thiết bị Easy Mesh Accesss Point iGate EW12S và hệ thống quản lý Cloud Mesh Controller; Hệ thống quản trị Hồ sơ tài liệu số hóa.

- Theo danh sách giải thưởng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương 2020 được công bố, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vinh dự nhận được 15 giải thưởng.

Cụ thể, 3 giải Vàng gồm: VNPT Invoice (Hóa đơn điện tử) - Giải thưởng đột phá về Quản lý tài chính; VNPT HIS (Dịch vụ phần mềm quản lý bệnh viện) - Giải thưởng đột phá về y tế; Smart Press (Phần mềm quản trị tòa soạn và nội dung) - Giải thưởng sáng tạo trong ứng dụng thông tin chung hoặc thông tin báo chí. 3 giải Bạc gồm: VNPT Smart Cloud (Dịch vụ cho thuê máy chủ ảo trên nền điện toán đám mây); VNPT Ký số (Giải pháp VNPT Ký số) ; VNPT Pharmacy (Phần mềm quản lý nhà thuốc). 9 giải Đồng gồm: VNPT Cloud Contact Center (Dịch vụ tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh hợp nhất); VNPT e- cabinet (Phòng họp không giấy tờ); Cổng dịch vụ công Quốc gia ; VNPT Pay (Dịch vụ thanh toán điện tử) ; Mobin; TelecomAPI; Meclip; MCCS và VNPT - eKyc (Giải pháp định danh xác thực điện tử).

- VNPT tiếp tục được vinh danh tại Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2020 (International Business Awards - IBA Stevie Awards) với 5 giải thưởng lớn dành cho các giải pháp

chính phủ điện tử. Cụ thể, VNPT sở hữu 1 giải Vàng hạng mục giải pháp quản lý công nghệ thông tin dành cho Hệ thống thông tin báo cáo và chỉ đạo điều hành (VNPT VSR), 2 giải Bạc dành cho ứng dụng khai báo y tế (NCOVI) ở hạng mục công nghệ quản lý sức khỏe và Giải pháp hệ thống phòng họp không giấy tờ (VNPT eCabinet) ở hạng mục giải pháp mạng lưới kết nối. VNPT nhận được 2 giải đồng với Giải pháp định danh và xác thực điện tử (VNPT eKYC) ở hạng mục giải pháp bảo mật truy cập và danh tính và Hệ thống cổng thông tin điện tử (VNPT vnPortal) ở hạng mục quy trình số tự động.

- Tại giải thưởng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương 2022, VNPT đã xuất sắc trở thành doanh nghiệp Việt Nam đạt nhiều giải thưởng nhất với 5 giải pháp công nghệ thông tin dành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân bao gồm 1 giải vàng dành cho VNPT SmartCA (dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa) ở hạng mục sáng tạo cho B2B, 2 giải bạc dành cho tổng đài ảo VCC và vnSocial và 2 giải đồng thuộc về VNPT Money và vnEdu Enrollment. Cùng với SmartCA đạt giải sáng tạo ở hạng mục B2B, VNPT Money nhận giải đồng ở hạng mục sáng tạo dành cho khách tiêu dùng cá nhân.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chiến lược chuyển đổi số năm 2030 và tác động của nó ngànhbưu chính viễn thông và doanh nghiệp vnpt (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)