Xử lý và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) các yếu tố tác động đến ý định chọn giảng viên khi đăng ký tín chỉ của sinh viên hiện nay (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu

- Đối tượng phỏng vấn: sinh viên thuộc trường Đại học Thương mại.

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu sinh viên thuộc trường Đại học Thương mại để thu thập dữ liệu, xác định, điều chỉnh thang đo lý thuyết phù hợp với nghiên cứu này.

- Số người được phỏng vấn: 10

- Phương pháp xử lý: Sử dụng phương pháp xử lý tại bàn với dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn, thực hiện tổng hợp và mã hoá dữ liệu theo nhóm thông tin.

Mục đích: Nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu nhằm xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này.

Mục đích: Nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thông tin.

Mục đích: Nhằm so sánh được kết quả quan sát với kết quả được mong đợi cũng như giải thích được khoảng cách nếu có giữa hai loại kết quả này.

3.3.2. Nghiên cứu định lượng

Số phiếu phát ra 377 phiếu, số phiếu thu về 377 phiếu, số phiếu hợp lệ là 299 phiếu.

Thang đo sử dụng cho các biến quan sát do nhóm nghiên cứu tự đề xuất, không kế thừa từ các nghiên cứu trước.

Thang đo:

Biến độc lập:

1. Nhận xét của những người đã học giúp tôi có cái nhìn chính xác hơn về giảng viên mình muốn lựa chọn.

2. Tôi tin tưởng vào nhận xét về giảng viên từ các anh chị khóa trước và bạn bè của mình.

3. Tôi thích những giảng viên được nhận xét là dễ tính, dễ gần.

4. Tôi bị thu hút bởi những giảng viên được nhận xét có phương pháp giảng dạy tốt, dễ hiểu.

5. Tôi ưu tiên lựa chọn những giảng viên được nhận xét là có phương pháp cho điểm thoáng, tạo điều kiện cho sinh viên.

1. Tôi lựa chọn giảng viên vì bạn bè tôi cũng học giảng viên này.

2. Tôi tin tưởng khi lựa chọn giảng viên theo số đông.

3. Giảng viên có nhiều sinh viên đăng ký học thu hút sự chú ý của tôi.

1. Giảng viên có nhiều kinh nghiệm làm việc trong thực tế sẽ thu hút sự chú ý của tôi.

2. Tôi sẽ học được nhiều điều mới lạ khi theo học giảng viên có kinh nghiệm làm việc trong chuyên môn mình đang dạy.

3. Tôi thích theo học những giảng viên đã từng đi du học ở các nước khác (VD: Mĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc,...).

4. Trình độ chuyên môn của giảng viên ( Thạc sĩ, Tiến sĩ,...) ảnh hưởng đến việc lựa chọn của tôi.

5. Chất lượng chuyên môn của giảng viên có ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của tôi.

Biến phụ thuộc:

1. Nhìn chung, tôi hài lòng với giảng viên mình đang theo học.

2. Tôi sẽ giới thiệu giảng viên này với bạn bè của mình.

3. Giảng viên hiện tại đáp ứng được nhu cầu học tập của tôi.

Phân tích thống kê mô tả:

Phân tích thống kê mô tả là kỹ thuật phân tích đơn giản nhất của một nghiên cứu định lượng. Bất kỳ một nghiên cứu định lượng nào cũng phải tiến hành các phân tích này, ít nhất là để thống kê về đối tượng điều tra.

Các phân tích chuyên sâu khác:

Các biến quan sát có tiêu chuẩn khi chọn thang đo đó là hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên, nhỏ hơn 1 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.

Phân tích nhân tố dựa vào chỉ số Eigenvalue để xác định số lượng các nhân tố. EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.

Phân tích tương quan Pearson kiểm tra đo lường mối quan hệ thống kê hoặc liên kết giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau.

Là phân tích để xác định mối quan hệ phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến khác (gọi là biến độc lập).

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) các yếu tố tác động đến ý định chọn giảng viên khi đăng ký tín chỉ của sinh viên hiện nay (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)