CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả xử lý định lượng
4.2.5. Phân tích h ồi quy đa biến
Model Summaryb
Model R R
Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
Durbin- Watson
1 .727a .528 .523 .51943 1.951
1. Predictors: (Constant), TS, SD, NX 2. Dependent Variable: QD
Thông qua kết quả thu được, ta thấy giá trị R bình phương hiệu chỉnh là 0,523 cho thấy 3 biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 52,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 47,7% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Durbin - Watson (DW) dùng để kiểm định sự tương quan của các sai số kề nhau.
Từ kết quả trên, DW = 1,951 nằm trong khoảng từ 1,5 đến 2,5 nên không xảy ra sự tương quan chuỗi bậc nhất.
ANOVAa
Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
1 Regression 85.817 3 28.606 106.022 .000b
Residual 76.626 284 .270
Total 162.443 287
a. Dependent Variable: QĐ b. Predictors: (Constant), TS, SD, NX
Giá trị sig. của kiểm định F bằng 0,000 < 0,05 nên các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc và với mức độ tin cậy 100%.
Coefficientsa Model Unstandardize
d Coefficients
Standardize d Coefficient
s
t Sig. Collinearity Statistics
B Std.
Error
Beta Toleranc
e
VIF
1 (Constant )
.64 9
.183 3.54
6 .00
0
NX .47
3
.060 .469 7.90
3 .00
0
.472 2.11 9
SD .02
9
.049 .030 .587 .55 8
.618 1.61 8
TS .31
2
.056 .305 5.52
2 .00
0
.546 1.83 3 a. Dependent Variable: QĐ
Từ có thể thấy, hệ số sig. của các biến độc lập NX và TS là 0,000<0,05 nên các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc. Trong khi đó, biến độc lập SD có giá trị sig. = 0,558 > 0,05 nên biến này không chứng minh được sự tác động đến biến phụ thuộc.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn giảng viên khi đăng ký tín chỉ của sinh viên hiện nay thì biến độc lập NX có mức độ tác động lớn nhất khi có hệ
số Beta cao nhất là 0,469, tiếp theo là biến độc lập TS với hệ số Beta là 0,30 . Qua đó, 5 ta xét được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố theo thứ tự giảm dần là: NX, TS. Ngoài ra, các hệ số Beta đều có giá trị dương nên các biến độc lập này đều có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc.
Hệ số VIF của biến NX có giá trị lớn hơn 2 nhưng vì trong phần phân tích tương quan Pearson nhóm đã xác định là không xảy ra trường hợp đa cộng tuyến giữa các biến nên biến độc lập NX vẫn được chấp nhận.
Như vậy, phương trình hồi quy chuẩn hóa là:
QĐ = 0,469*NX + 0,305*TS + ε Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình:
Giả thuyết (H1) cho rằng “Nhận xét từ những người đã học” có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn giảng viên của sinh viên. Thông qua hệ số Beta đã được chuẩn hóa là 0,469 và mức ý nghĩa sig. = 0,000 < 0,05 có ý nghĩa về mặt thống kê. Chứng tỏ giả thuyết (H1) được chấp nhận hay có thể nói quyết định lựa chọn giảng viên của sinh viên càng cao khi nhận xét từ những người đã học càng tốt.
Giả thuyết (H2) cho rằng “Theo số đông, bạn bè” có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn giảng viên của sinh viên. Căn cứ vào kết quả hồi quy với hệ số Beta bằng 0,03 và sig. = 0,558 > 0,05. Kết luận giả thuyết này bị bác bỏ và nhân tố nay không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đối với quyết định lựa chọn giảng viên của sinh viên.
Giả thuyết (H3) cho rằng yếu tố “Tiểu sử, sơ yếu lý lịch” có tác động đến quyết định lựa chọn giảng viên của sinh viên. Dựa theo kết quả thu được, yếu tố này có hệ số Beta = 0,305 và có mức ý nghĩa sig. = 0,000 < 0,05 có ý nghĩa về mặt thống kê. Vì vậy giả thuyết (H3) được chấp nhận hay có thể nói việc tiểu sử, sơ yếu lý lịch ủa giảng viên càng tốt thì tỉ lệ c sinh viên lựa chọn theo học giảng viên này càng cao, thỏa mãn được nhu cầu của sinh viên.
Kết luận: Sau khi phân tích dữ liệu định lượng, có thể kết luận như sau: 2 yếu tố là
“Nhận xét từ những người đã học” và “Tiểu sử, sơ yếu lý lịch của giảng viên” có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định lựa chọn giảng viên khi đăng ký tín chỉ của sinh viên hiện nay. Đây là những yếu tố mà sinh viên khả năng cao sẽ đặt lên hàng đầu khi phải lựa chọn giảng viên. Đối với yếu tố “Theo số đông, bạn bè”, đây là một yếu tố mới được nhóm nghiên cứu đề xuất thêm vào với mục đích kiểm định tầm quan trọng của nó đối với quyết định của sinh viên, tuy nhiên, có thể thấy thông qua kết quả nghiên cứu thì yếu tố này dường như không thật sự mang đến tác động đáng kể đến quyết định lựa chọn giảng viên của sinh viên.