CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính
Sau khi thực hiện phỏng vấn đề tài “
” kết quả thu được cho hầu hết phần lớn người tham gia phỏng vấn là sinh viên năm nhất trường đại học Thương mại, đa số là ở khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (8/10). Đa số ngườ rả lời phỏng vấn là nữ (8 i t người), còn lại là nam (2 người).
Khi được hỏi về mức độ thường xuyên đăng ký tín và việc lựa chọn giảng viên sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kết quả học tập, đa số mọi người chỉ mới đăng kí tín một lần vào năm nhất, tuy vậy chỉ mới qua một lần đăng ký tín nhưng mỗi người đều rút ra được những kinh nghiệm đắt giá cho bản thân. Qua đó, đa số sinh viên qua phỏng vấn đều thừa nhận rằng lựa chọn giảng viên có ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của bản thân – hầu hết kiến thức tiếp thu được sẽ dựa trên định hướng cũng như sự dẫn dắt của giảng viên để sinh viên có thể hiểu đúng một vấn đề và tự do sáng tạo thêm những yếu tố mới, do đó một giảng viên có phương pháp dạy phù hợp thì sẽ giúp sinh viên có kết quả tốt hơn.
Đối với việc đăng kí tín chỉ một cách hiệu quả, đa số sinh viên được phỏng vấn thừa nhận rằng đó là khi bản thân đăng kí được số tín chỉ hợp lý phù hợp đúng với năng lực học tập của mỗi cá nhân. Giảng viên cũng là nhân tố quan trọng trong kì đăng kí tín của sinh viên, hầu hết sinh viên đều tìm hiểu trước giảng viên để tìm ra giảng viên có nhận xét tốt và có phương pháp dạy phù hợp với bản thân mình. Bên cạnh đó, có một vài ý kiến cho rằng để đăng kí tín một cách hiệu quả, họ thường có xu hướng chọn theo đám đông, theo bạn bè hay chỉ cần đăng kí đủ số môn số tín không cần quá quan trọng đến việc lựa chọn giảng viên.
Để có một kì đăng kí tín một cách hiệu quả đa số sinh viên sẽ chuẩn bị trước một khoảng thời gian để xem xét chương trình học của bản thân xem sẽ học những môn nào, xem thời khóa biểu dự kiến của nhà trường. Đặc biệt là hầu hết các sinh viên sẽ lựa chọn tham khảo các đánh giá của các khóa trước về giảng viên mà họ học trong kì tới, từ đó đưa ra những nhận định riêng của bản thân và tìm ra giảng viên và môn học phù hợp với bản thân mỗi sinh viên.
4.1.1. Khi được phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Nhận xét từ những người đã học” đến quyết định lựa chọn giảng viên của sinh viên, tất cả số sinh viên tham gia phỏng vấn đều đồng ý là nhận xét từ những người đã học hay anh chị khóa trên tác động rất lớn đối với quyết định lựa chọn giảng viên của họ. Lời nhận xét từ những người đã học hay các anh chị khóa trên thì có ảnh hưởng khá nhiều vì đây là những người từng trải qua, từng học các thầy cô, tiếp xúc nhiều với thầy cô và có thể đưa ra
những lời nhận xét khá đúng đắn. Ngoài ra, anh chị khóa trên là những người sinh viên khóa dưới khá tin tưởng, do đó các sinh viên sẽ lựa chọn ghi chú lại các ý kiến để tham khảo và có cách nhìn khách quan hơn về phương pháp giảng dạy của thầy cô để cân nhắc lựa chọn ra giảng viên cho là phù hợp nhất với bản thân. Tuy nhiên, không nên tin tưởng hoàn toàn vào các ý kiến, nhận định trên vì có thể cách nhìn của mỗi người là khác nhau, phù hợp với người này nhưng chưa chắc đã phù hợp với người kia. Ngoài ra, một số sinh viên còn dựa vào nhận xét để chuẩn bị trước tinh thần và cách học tập để theo kịp phương pháp giảng dạy của thầy cô.
Đa số mọi người đều cho rằng những nhận xét về tính cách của giảng viên có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn giảng viên. Mỗi giảng viên thường có một phong cách và có tính cách khác nhau, những yếu tố này thường ảnh hưởng đến suy nghĩ của từng sinh viên. Phần lớn sinh viên tham gia đều sẽ ưu tiên lựa chọn những giảng viên được nhận xét là thoài mái và dễ tính, điều này sẽ giúp sinh viên cảm thấy thoải mái học tập và tiếp thu một cách tốt hơn. Một số người còn cho rằng, tính cách sẽ có ảnh hưởng lớn tới cách cho điểm, nên sẽ ưu tiên lựa chọn giảng viên dễ tính và có cách cho điểm dễ phù hợp với bản thân họ. Số ít còn lại cho rằng, mỗi tính cách của giảng viên đều - có những ưu điểm riêng, nếu giảng viên khó tính thì sẽ rèn cho sinh viên tính kỷ luật hơn, đúng giờ hơn, mỗi giảng viên thì sẽ học được một vài điểm tốt và phù hợp cho bản thân họ, nên những sinh viên này có xu hướng lựa chọn giảng viên được nhận xét là khó tính.
Về mức độ ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy của giảng viên đến quyết định lựa chọn giảng viên của sinh viên, hầu hết sinh viên trả lời phiếu phỏng vấn cho rằng phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến quyết định của họ. Xu hướng lựa chọn giảng viên có phong cách giảng dạy liên quan nhiều đến thực tế, cho sinh viên tiếp cận với các case study và đưa ra những tình huống cụ thể được số đông sinh viên áp dụng vì phương pháp này giúp sinh viên tiếp thu và nhớ kiến thức tốt hơn. Số sinh viên còn lại cho rằng giảng viên có phương pháp giảng dạy hay tạo điều kiện cho sinh viên được sáng tạo, - phát biều, thể hiện quan điểm của bản thân sẽ thu hút nhiều sinh viên đăng ký học. Một số thì xác định cả hai phương pháp giảng dạy trên đều ảnh hưởng quan trọng đến quyết định lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với bản thân.
Về cách cho điểm của giảng viên – có sự liên quan đến tính cách. Đa số sinh viên đều cho rằng sẽ chọn những giảng viên cho điểm không quá khó vì sẽ không cảm thấy quá áp lực và sẽ có hứng thú học hơn. Số ít sinh viên cho rằng việc điểm cao hay thấp là do năng lực của bản thân, những sinh viên này sẽ có xu hướng không phân biệt giảng viên cho điểm thấp hay khó để chọn mà sẽ chọn những giảng viên được nhận xét là có phương pháp giảng dạy hay và phù hợp với bản thân họ.
4.1.2. Yếu tố “ Tiểu sử, sơ yếu lý lịch của giảng viên” luôn đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết mọi quyết định, vậy nên khi được hỏi về ảnh hưởng của yếu tố tiểu sử, sơ yếu lý lịch đến sự lựa chọn giảng viên của sinh viên được đánh giá khá là quan trọng.
Về trình độ học vấn của sinh viên, hơn nửa số sinh viên được phỏng vấn cho rằng trình độ học vấn của giảng viên cũng sẽ có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn. Vì theo như sự phân cấp thì tiến sĩ và thạc sĩ sẽ có những sự khác biệt nhất định về phạm vi kiến thức, và đặc biệt với những giảng viên từng đi du học sẽ có cái nhìn mới mẻ hơn và có những phương pháp giảng dạy hiện đại hơn. Số sinh viên còn lại không lựa chọn “ Tiểu sử, sơ yếu lý lịch của giảng viên” là yếu tố quan trọng vì hầu hết giảng viên trong phạm vi nghiên cứu đều có trình độ học vấn vô cùng tốt, đã qua chọn lọc kĩ càng. Những sinh viên này xu hướng cần giảng viên có kiến thức sâu rộng về môn học và đặt nặng hơn về phương pháp giảng dạy, biểu đạt của giảng viên đối với sinh viên.
Giảng viên được đánh giá có nhiều năm giảng dạy, truyền đạt được nhiều kiến thức bổ ích cho sinh viên là một yếu tố quan trọng nhưng không tiên quyết. Gần nửa số sinh viên được phỏng vấn cho rằng đây là yếu tố tiên quyết vì thầy cô có kinh nghiệm sẽ có nhiều kiến thức hay và sẽ biết cách truyền đạt kiến thức cho sinh viên một cách dễ hiểu nhất, một số giảng viên có kinh nghiệm đã từng học tập ở nước ngoài sẽ giúp ích khá nhiều cho sinh viên trong quá trình học tập. Tuy vậy một số còn lại cho rằng yếu tố này không hẳn là chính xác vì nhiều giảng viên trẻ tuổi – họ rất nhiệt huyết và tài năng, mang đến cho lớp học một không khí mới hơn và quan trọng là cách truyền tải kiến thức như thế nào.
Đa số sinh viên được phỏng vấn cho rằng có bị thu hút bởi những giảng viên đã từng có cơ hội đi du học nước ngoài và có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. Giảng viên từng du học nước ngoài sẽ tiếp xúc được với nhiều nền giáo dục, có cái nhìn sâu rộng và bao quát hơn với kiến thức xung quanh từ đó sẽ đưa ra những phương pháp học mới mẻ hoặc chia sẻ những kiến thức mà sinh viên chưa từng được trải nghiệm, từ đó mà sinh viên có sự tiên tiến và đổi mới trong quá trình học hơn. Một số ít còn lại cho rằng giảng viên đã từng đi du học và có nhiều kinh nghiệm thực tế không ảnh hưởng nhiều đối với bản thân họ.
4.1.3. Về những tiêu chí đối với quyết định lựa chọn giảng viên, gần một nửa số người phỏng vấn đều cho rằng họ sẽ lựa chọn theo “Số đông bạn bè”. Vì có xu hướng chạy theo đám đông nên một số sinh viên sẽ đăng ký tín giống với bạn bè, có thể là bạn thân và điều này sẽ giúp sinh viên có động lực học tập hơn và có cơ hội bảo ban nhau học tập, dễ dàng cùng nhau trao đổi kiến thức, làm bài tập nhóm cũng thuận lợi hơn vì các sinh viên có xu hướng quen biết từ trước. Đa số sinh viên còn lại không lựa chọn yếu tố này, họ lựa chọn tin vào nhận xét từ những người đã từng học. Điều này cũng sẽ
giúp sinh viên chủ động hơn với thời gian biểu của mình vì đa số sinh viên hiện nay đều đang làm công việc làm thêm, nên họ sẽ chọn từ bỏ một số môn học cùng với bạn bè để phù hợp hơn với thời gian biểu của bản thân. Không đăng ký tín theo số đông giúp sinh viên có thể gặp gỡ với những người bạn mới, học tập giao lưu và làm quen thêm nhiều mối quan hệ.
Ngoài những ưu điểm của việc đăng ký cùng với số đông bạn bè, đôi lúc sinh viên sẽ gặp phải những trường hợp cùng đăng ký giảng viên để được học cùng với bạn nhưng sau đó lại phát hiện ra giảng viên đó có phong cách giảng dạy không phù hợp với mình.
Trong trường hợp này, đa số sinh viên được phỏng vấn sẽ lựa chọn rút bớt học phần này nếu có cơ hội và sẽ rủ bạn bè rút cùng. Một số khác sẽ chấp nhận tiếp tục học vì không muốn làm ảnh hưởng đến tiến độ học tập và dự định tương lai của bản thân.
Đặt bản thân vào trường hợp nhóm bạn chơi cùng đều đăng ký cùng một giảng viên. Hầu hết sinh viên được phỏng vấn đều cho rằng 90% sẽ đăng ký theo các bạn vì bạn chơi chung nên sẽ có cùng tiêu chí chọn giảng viên, nên họ nhận định các tiêu chí này cũng phù hợp với bản thân. Một số khác vẫn giữ nguyên ý kiến là sẽ cân nhắc về phương pháp giảng dạy của giảng viên như thế nào sau đó tự bản thân chủ động quyết định sẽ lựa chọn giảng viên nào cho môn học kì tới của mình.
Kết luận: Các sinh viên được phỏng vấn đều đồng ý với 3 yếu tố then chốt mà nhóm đã đưa ra, và không đưa ra quyết định dựa trên yếu tố nào khác.
Như vậy, cả 3 yếu tố bao gồm “nhận xét từ những người từng học” “tiểu sử, , sơ yếu lý lịch của giảng viên” và “theo số đông bạn bè” đều có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn giảng viên của sinh viên. Trong đó, yếu tố “nhận xét từ những người từng học” được cho là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Nhân tố “ số đông bạn bè” có ảnh hưởng ít nhất. Có thể thấy rằng nhận xét từ những người từng học thực sự có tầm ảnh hưởng lớn đến xu hướng lựa chọn giảng viên của sinh viên. Sinh viên mỗi lần đăng ký tín đều có sự tìm hiểu kỹ càng về tính cách và phương pháp giảng dạy của các giảng viên. Từ đó chọn ra những giảng viên có phương pháp phù hợp nhất đối với bản thân để theo học.
Bên cạnh đó, những yếu tố lựa chọn này đều có rủi ro, nhận xét của anh chị thì sẽ xuất phát từ một phía, từ đó bắt buộc sinh viên phải tiếp nhận thông tin có chọn lọc từ đó lựa chọn được giảng viên phù hợp với bản thân. Tiểu sử, sơ yếu lý lịch của giảng viên có tác động tốt tới quyết định lựa chọn giảng viên của sinh viên nhưng phương pháp dạy thực tế chưa hẳn là đã phù hợp với từng sinh viên. Cuối cùng là nhân tố đăng ký theo số đông, sinh viên chưa thực sự cân nhắc lựa chọn giảng viên, vì có thể phương pháp dạy của giảng viên phù hợp với đám đông nhưng lại không phù hợp với bản thân mình. Do đó, để có một kì đăng ký tín thành công, sinh viên nên xem xét kỹ lưỡng và kết hợp cả 3 yếu tố mà nhóm nghiên cứu đưa ra để có một kì học tốt hơn trong năm tới.