Chương III. Nhận xét, đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan. Kiến nghị giải pháp về việc nộp thuế
3.2. Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật trong lĩnh vực Thuế tại Việt Nam
- Thuận lợi
, pháp luật thuế tạo cơ sở pháp lý quan trọng và ổn định cho nguồn thu, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của nhà nước.
Pháp luật về thuế có ảnh hưởng, tác động sâu sắc tới ngân sách nhà nước bởi thuế là khoản thu quan trọng nhất, mang tính ổn định và lâu dài. Nguồn thu từ thuế một phần 38 | P a g e
sẽ được sử dụng cho hoạt động của bộ máy nhà nước, đại bộ phận còn lại sẽ được chi cho đầu tư phát triển, cho văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, tài trợ xã hội, nghiên cứu khoa học,...
Đối với nước ta, xuất phát từ vai trò của nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội nên hoạt động thu ngân sách nhà nước càng trở nên quan trọng và cần thiết.
Điều này đã khẳng định tầm quan trọng của pháp luật thuế.
, pháp luật thuế được sử dụng như một công cụ điều tiết nền kinh tế, thực hiện đường lối trong một thời kì nhất định của nhà nước.
Hệ thống pháp luật thuế cũng có khả năng định hướng chi tiêu xã hội, điều chỉnh thu nhập trong từng trường hợp cần thiết. Việc tiêu dùng xã hội, ở mỗi quốc gia có những định hướng khác nhau tùy theo điều kiện thực tế. Pháp luật thuế Việt Nam ghi nhận rõ sự hạn chế chi tiêu của các đối tượng đối với hàng hóa, dịch vụ chưa thực sự phù hợp với giai đoạn hiện tại. Trong đó lại khuyến khích, tạo cơ hội tối đa cho mọi đối tượng có thể tiếp cận đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, thông qua các quy định của pháp luật thuế nhà nước chủ động can thiệp đến cung – cầu của nền kinh tế ở tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, và nếu sự tác động điều chỉnh đó là hợp lý sẽ có tác động lớn đến ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Với cơ chế thị trường như ở nước ta hiện nay thì tình trạng suy thoái về tài chính ở một số doanh nghiệp là điều không tránh khỏi. Ngoài các quy định chung, pháp luật thuế còn có các quy định ưu đãi, miễn, giảm thuế nhằm khắc phục sự suy thoái về tài chính, tạo sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp.
Như vậy, pháp luật thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Thông qua pháp luật thuế, nhà nước có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực của đất nước trong việc điều chỉnh cung – cầu và cơ chế kinh tế. Ở Việt Nam, bên cạnh vai trò chung đối với nền kinh tế – xã hội pháp luật thuế còn được nhà nước sử dụng như một công cụ thể hiện chính sách xã hội.
, pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội
Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thể nhân và pháp nhân. Sự bình đẳng công bằng và được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạch động giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công bằng.
Điều tiết thu nhập cũng đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Sự vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường đòi hỏi nhà nước phải sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau để khắc phục sự mất cân đối về mặt xã hội trong đó có mất cân đối về thu nhập. Nhà nước sử dụng pháp luật thuế làm công cụ điều tiết vĩ mô thu nhập trong xã hội thông qua các quy định của pháp luật thuế.
Có thể khẳng định pháp luật thuế có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà nước thực hiện các chính sách xã hội của mình. Nhà nước điều tiết thu nhập, hạn chế khoảng cách giàu nghèo, góp phần thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội. Bằng những quy định của pháp luật thuế, nhà nước phát huy trách nhiệm của mỗi cá thể đối với cộng đồng xã hội.
- Hạn chế
Dù đã có những thuận lợi đáng kể trong các quy định của pháp luật về thuế, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều những hành vi, hiện tượng trốn thuế. Những hành vi này được thực hiện dưới nhiều hình thức, lợi dụng từng kẽ hở của pháp luật. Một vài ví dụ điển hình như: Doạnh nghiệp (DN) sử dụng hóa đơn bán hàng của các DN có trụ sở tại các địa phương không có nguồn nguyên liệu. DN mới thành lập trong một thời gian ngắn, có vốn chủ sở hữu thấp nhưng có số lượng hàng hóa bán cho các DN hoàn thuế GTGT rất lớn, có tính chất đột biến. Các Công ty bán hàng cho DN hoàn thuế có mối quan hệ liên kết với DN hoàn thuế như: kế toán trưởng, kế toán viên và chủ DN có quan hệ vợ chồng, anh chị em trong cùng gia đình. Các cá nhân này lập ra nhiều công ty ma để thực hiện các giao dịch lòng vòng nhằm chiếm đoạt tiền thuế, tiền hoàn thuế của nhà 40 | P a g e
nước… Hay việc các DN thu mua nguyên liệu của người dân và các cơ sở nhỏ lẻ không có hóa đơn GTGT, mua hóa đơn bán hàng của các DN có trụ sở tại các địa phương không có nguồn nguyên liệu, mua hóa đơn bất hợp pháp của các DN mua bán hóa đơn bất hợp pháp và bỏ địa chỉ kinh doanh để xin hoàn thuế GTGT. Các công ty lập các chứng từ, hồ sơ hoàn thuế khống, không có kho hàng bến bãi, không có phương tiện vận chuyển, không có hàng hóa mua vào, mua hóa đơn của các DN bỏ trốn, các DN không có địa chỉ kinh doanh, nguồn gốc hàng hóa không rõ ràng.
Trong năm 2021, 63 Cục Thuế đã thực hiện được 5.240 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn, tương ứng với tổng số tiền hoàn là 43.712 tỷ đồng. Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 811 tỷ đồng. Số thuế truy hoàn là 640,5 tỷ đồng; trong đó phạt là 170,4 tỷ đồng; đã nộp NSNN là 311 tỷ đồng.
Từ nghiên cứu thực tiễn những hạn chế còn tồn tại, dựa trên những số liệu thống kê thì trốn thuế có thẻ nói là một hiện tượng không khó gặp ở nước ta, thậm chí các hành vi trốn, gian lận thuế còn ngày càng có nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn.
Việc trốn thuế gây ra thất thu thuế, làm ảnh hưởng tới nguồn ngân sách nhà nước, ảnh hưởng tới mục tiêu điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nguyên nhân của vấn đề này có thể kể đến 4 nguyên nhân như:
+ thuế suất càng cao càng tạo ra tâm lý né tránh kê khai thu nhập chịu thuế hay giá tính thuế (đối với thuế nhập khẩu). Điều này tạo ra các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp đa quốc gia nhằm nộp thuế ở những nước có thuế suất thấp hơn hay che giấu các khoản doanh thu, thu nhập thu nhập hoặc ngược lại ghi tăng chi phí đối với các doanh nghiệp khác. Các cá nhân không kê khai các khoản thu nhập không có chứng từ rõ ràng hoặc chỉ mới tạm khấu trừ thuế tại nguồn. Các đơn vị nhập khẩu kê khai giá nhập khẩu thấp hơn giá giao dịch để nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng thấp.
+ mặc dù liên tục được cải tiến, sửa đổi bổ sung nhưng các luật thuế thuế vẫn còn kẽ hở mà người nộp thuế có thể nhắm vào đó để thực hiện các hành vi gian lận thuế. Hành vi thực hiện nhiều nhất là mua, bán hóa đơn để hợp thức hóa giao dịch;
thành lập doanh nghiệp ma để bán hóa đơn sau đó bỏ trốn.
+ sự thiếu ý thức của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế: Trình độ của một bộ phận dân cư còn thấp, nhất là trong việc nắm bắt các quy định, nội dung của các luật thuế. Điều này dẫn đến tình trạng tiếp tay với các hành vi cố ý của các doanh nghiệp trong việc mua bán hàng hóa, sử dụng hóa đơn nhằm trục lợi. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền chính sách thuế của Nhà nước nhìn chung vẫn chưa đến được với mọi tầng lớp dân cư, nên người dân không nhận thức rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi đóng góp vào ngân sách nhà nước.
+ những hạn chế trong việc quản lý thuế của cơ quan thuế và các đội ngũ thực thi pháp luật khác: Đội ngũ công chức thuế chưa được trang bị đầy đủ về các biện pháp phòng, chống các hiện tượng trốn thuế, nhất là đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra.
Một bộ phận cán bộ công chức thuế còn trục lợi, không liêm khiết, thỏa hiệp với người nộp thuế để bỏ qua các hành vi gian lận; chưa có cơ chế phối hợp tốt giữa cơ quan thuế và các cơ quan công an, kiểm toán nhà nước.