Chương III. Nhận xét, đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan. Kiến nghị giải pháp về việc nộp thuế
3.3. Kiến nghị giải pháp cho những vấn đề trên
Dựa trên quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về lĩnh vực ngân hàng nhà nước Việt Nam và lĩnh vực thuế tại Việt Nam và những phân tích ở trên, nhóm xin đưa ra một số kiến nghị cụ thể như sau:
3.3.1. Kiến nghị giải pháp cho các vấn đề pháp lý liên quan đến ngân hàng nhà nước Việt Nam
các NHNN phải điều chỉnh cách điều hành CSTT sao cho chủ động, linh hoạt theo sát diễn biến kinh tế trong nước và quốc tế, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để kiềm chế lạm phát đạt mục tiêu như Quốc hội và Chính phủ đã đề ra, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây; trong khi thị trường tiền tệ, ngoại hối được duy trì ổn định, vững vàng trước những biến động bất thường của thị trường toàn cầu.
tiếp tục đổi mới nhận thức, đặc biệt là nhận thức về vai trò, vị thế pháp lý mới của thanh tra Ngân hàng theo Luật ngân hàng, theo Nghị định số 91 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra Ngân hàng trong điều kiện mới rất là quan trọng, làm cơ sở, nền móng cho các phương pháp, giải pháp trong chỉ đạo, điều 42 | P a g e
hành và thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên phải xác định được bước đi thích hợp, tháo gỡ từng vấn đề, việc nào trước, việc nào sau, việc nào cho những năm tiếp theo.
tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, để có được đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ để trở thành những cán bộ giỏi, đủ sức tiếp cận với công nghệ mới trong hoạt động ngân hàng theo cơ chế thị trường, an tâm với nghề thanh tra, nhằm duy trì được hệ thống thanh tra ngân hàng đủ sức để đảm đương nhiệm vụ. Đối với cán bộ thanh tra nhân viên ngân hàng cần có chế độ đãi ngộ cụ thể.
Để thực hiện được những nội dung trên, ngành ngân hàng cần phải hoàn thiện một cách đồng bộ và ổn định hệ thống pháp lý. Trước hết là hệ thống tổ chức, phân định rõ vai trò, chức năng của các cấp quản lý trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
Hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, các văn bản pháp quy phù hợp của Thanh tra Ngân hàng cũng như của đối tượng thanh tra ngân hàng. Phân định rõ ràng và rành mạch chức năng quản lý và chức năng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng nói riêng
3.3.2. Kiến nghị giải pháp cho các quy định của pháp luật trong lĩnh vực Thuế tại Việt Nam
Cuộc chiến chống lại các hành vi gian lận thuế là một cuộc chiến dai dẳng và phức tạp đòi hỏi cơ quan quản lý thuế phải dành nhiều thời gian, công sức để tiến hành nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách quốc gia. Để thực hiện được một cách có hiệu quả việc phòng, chống các hành vi gian lận, trốn thuế cần thực hiện một số giải pháp quan trọng nhằm góp phần hạn chế tình trạng thất thu thuế nhà nước:
bám sát, triển khai đầy đủ, kịp thời chương trình công tác, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính; triển khai thực hiện nghiêm túc, các Nghị quyết của Chính phủ, đảm bảo đúng chính sách, chế độ; công khai, minh bạch và công bằng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh. Tăng cường rà soát, nắm chắc đôi tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn; Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, cũng như phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thu, cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng
trong công tác quản lý thu, chông thất thu và xử lý nợ đọng, chông gian lận thương mại, chông buôn lậu, chống chuyển giá.
tiếp tục cải cách, đổi mới chính sách thuế theo hướng đơn giản hóa các quy định, rõ ràng minh bạch, công bằng và mang tính ổn định lâu dài để người nộp thuế dễ dàng nắm bắt và thuận tiện trong việc tuân thủ các quy trình kê khai, nộp thuế.
Thuế suất của các sắc thuế cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam và có tính cạnh tranh với các nước, hạn chế tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp... Thực hiện đầy đủ, kịp thời và công khai, minh bạch các chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp; tạo thuận lợi góp phần giúp doanh nghiệp sớm hồi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, cần điều chỉnh các chế tài đối với các hành vi trốn, gian lận thuế theo hướng tăng nặng hơn nhằm mang tính răn đe, kết hợp với việc xử lý nghiêm minh, công bằng sẽ làm cho người nộp thuế e dè khi thực hiện các hành vi trốn thuế.
tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế; cần nâng cao năng lực phân tích đánh giá của đội ngũ cán bộ công chức thuế nhằm nhanh chóng phát hiện các hành vi gian lận thuế quen thuộc.
Đội ngũ công chức thuế được đào tạo bài bản hơn về kế toán, phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích các giao dịch liên kết nhằm phát hiện những hành vi gian lận tinh vi hơn. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với cơ quan kiểm toán nhà nước và công an nhằm điều tra các đối tượng có nguy cơ. Cơ quan kiểm toán nhà nước cần tăng cường kiểm toán tuân thủ về thuế để trên cơ sở đó hỗ trợ cơ quản thuế trong phòng, chống gian lận thuế; phối hợp với ngân hàng, kho bạc tra soát các giao dịch bất thường, có dấu hiệu vi phạm để làm cơ sở cho việc tiến hành thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp.
tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế. Đồng thời, công khai doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nhất là những doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp 44 | P a g e
pháp;chỉ đạo các cục thuế địa phương tăng cường công tác kiểm tra việc phát hành, sử dụng hóa đơn đối với các doanh nghiệp mới thành lập; đẩy nhanh tiến độ thực hiện thí điểm dự án chống giả hóa đơn; khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu bảng kê hóa đơn và ứng dụng đối chiếu chéo hóa đơn giữa các cục thuế địa phương trong phạm vi toàn quốc.
tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại, các tổ chức đại lý thuế,... để mở rộng các hình thức nộp thuế hiện đại; đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế (hiện nay, toàn bộ hệ thống thuế đã được kết nối và một số doanh nghiệp đã thực hiện kết nối thông tin với cơ quan thuế và hải quan); Tuy nhiên, cần tăng cường mở rộng việc kết nối đến các đối tượng khác, tiến tới việc tạo cơ sở dữ liệu thuế cho toàn dân. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 68/2019/TT-BTC để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc áp dụng hóa đơn điện tử.
tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, đặc biệt các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, kinh doanh qua mạng, doanh nghiệp giao dịch thanh toán qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ; doanh nghiệp nằm trong danh sách
“đen” kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu đặc biệt là cà phê. Đôn đốc thu kịp thời các khoản thuế truy thu và phạt qua kết luận thanh, kiểm tra, kiểm toán (ít nhất phải đạt 80% trong phạm vi 90 ngày, đối với những kết luận, kiến nghị không có khiếu nại).
Triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, trong đó tập trung bám sát những doanh nghiệp nợ thuế lớn; kiểm tra, giám sát chặt chẽ kết quả thu nợ thuế của các địa phương, đôn đốc nhắc nhở kịp thời những đơn vị có tỷ lệ nợ thuế tăng cao;
thành lập các đoàn công tác kiểm tra tình hình thu, nộp của các ngành nghề, lĩnh vực số nợ lớn để đôn đốc thu nộp kịp thời số tiền nợ thuế vào ngân sách.
Chú trọng công tác kiểm tra nội bộ, tập trung kiểm tra những đơn vị phát sinh nhiều đơn thư khiếu tố; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ cán bộ công chức thuê trong quá trình thực thi công vụ, chú trọng vào những khâu có rủi ro trong lãng phí, tham nhũng nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Nhà nước.
Gian lận thuế là hành vi vi phạm pháp luật luôn tồn tại song song với hoạt động thuế của Nhà nước. Để chống thất thu, chống các hành vi gian lận thuế, Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan cần có những chính sách và giải pháp cụ thể, đồng bộ, tăng cường đội ngũ cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan trong việc chống gian lận thuế. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người nộp thuế, hạn chế đến mức tối đa các hành vi gian lận thuế, đem lại hiệu quả trong công tác thu thuế tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
46 | P a g e
LỜI KẾT THÚC
Vậy là sau một khoảng thời gian – dù không nhiều - cùng tìm hiểu, nghiên cứu cũng như tổng hợp kiến thức, nhóm 9 chúng em đã có thể hoàn thiện bài thảo luận này.
Qua đây, tập thể nhóm muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy Nguyễn Thái Trường người đã luôn tận tình hướng dẫn, cung cấp cho chúng em những kiến thức cần thiết trong suốt quá trình học tập cũng như thảo luận. Để từ đó, tất cả các thành viên trong nhóm đều có thể trau dồi cho bản thân những hành trang quý giá chuẩn bị cho con đường dài phía trước.
Một lần nữa, nhóm 9 xin được lắng nghe và tiếp thu những đóng góp từ thầy giáo và các bạn để vừa có thể hoàn thiện tốt hơn bài thảo luận vừa bổ sung thêm những kiến thức quý báu cho bản thân.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
More from:
More from:
74 lu ậ t kinh t ế
Trường Đại học Thương mại 297 documents
Go to course
Giáo trình tài chính qu ố c t ế b ả n web luật kinh tế
130
Lu ậ t đ ầ u t ư - TMU
___________________________uuuu luật kinh tế
232
Bài t ậ p thu ế - Bài t ậ p môn lu ậ t thu ế và l ờ i g luật kinh tế
21
Câu-h ỏ i-tr ắ c-nghi ệ m-môn-Pháp-lu ậ t-kin luật kinh tế
12
Trang Nguy ễ n Th ị Huy ề n Trường Đại
Discover more
TACN2 nhóm 9. CT - :33333 luật kinh tế
16
Bài gi ả ng l ị ch s ử Đ ả ng VN luật kinh tế
14