Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) áp dụng lý thuyết về thất nghiệp để phân tích tình hình thất nghiệp của việt nam trong 3 năm qua theo nhóm, chính phủ nên có những giải pháp gì (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM TRONG 3 NĂM QUA (2020 - 2022)

2.3. Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế tại Việt Nam

124

Trong những năm qua, biến động kinh tế thế giới luôn là tác nhân lớn nhất ảnh hưởng đến những biến động kinh tế Việt Nam, suy thoái toàn cầu ngày càng hiện hữu.

Trong thập kỷ trước đại dịch Covid-19, Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi phát triển nhanh nhất thế giới (được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất). Tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt 7% trong cả hai năm 2018 và 2019. Tăng trưởng nhanh chóng của xuất khẩu và dòng vốn FDI là những động lực tăng trưởng quan trọng cho Việt Nam (đặc biệt là sự mở rộng nhanh chóng lĩnh vực dệt may và điện tử).

Kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thách thức sau gần ba năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như nguy cơ mất an ninh năng lượng, lương thực do xung đột vũ trang và vấn đề địa chính trị trên thế giới. Dự báo và đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế và kết quả tăng trưởng kinh tế chín tháng qua của nước ta đã cho thấy rõ điều đó. Làn sóng dịch bệnh Covid-19 với biến chủng Delta đã lan nhanh khắp Đông Nam Á vào giữa năm 2021 và gây những tác đô ’ng mạnh đến nền kinh tế - xã hô ’i của Việt Nam từ quý III/2021 . Do làn sóng đại dịch gia tăng, các cơ quan chức năng đã vào cuộc, gia tăng các biện pháp ngăn ngừa dịch nghiêm ngặt đối với nhiều tỉnh. TP. Hồ Chí Minh, một trung tâm thương mại trọng điểm đã phải đối mặt với các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với nhiều hoạt động, bao gồm cả giao thông công cộng cũng như các hoạt động kinh doanh không thiết yếu.

Một điểm không chắc chắn trong triển vọng ngắn hạn là biến thể Covid-19 mới đang tấn công các quốc gia trên thế giới nói chung. Nếu trường hợp Covid-19 mới hàng ngày tăng mạnh trở lại, sẽ gây ra rủi ro đáng kể hơn nữa đối với triển vọng ngắn hạn và nhu cầu trong nước. Cũng sẽ có thêm nguy cơ gián đoạn kéo dài đối với sản lượng sản xuất nếu các cụm Covid-19 phổ biến lại được phát hiện trong các cơ sở sản xuất lớn hoặc chuỗi cung ứng hậu cần, như đã xảy ra vào tháng 7 và tháng 8/2021. Việt Nam có thể tăng cường tiêm chủng trong những tháng tới nhưng vẫn dễ bị tổn thương bởi các đợt bùng phát Covid-19 mới.

Bên cạnh đó, các hiê ’p định thương mại tự do có tác đô ’ng tích cực đến xuất khẩu và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viê ’t Nam. Cụ thể, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) là một động lực quan trọng đối với lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, với 99% thuế quan song phương dự kiến được xóa bỏ trong vòng bảy năm tới, cũng như cắt giảm đáng kể các hàng rào thương mại phi thuế quan.

Đối với Việt Nam, 71% các loại thuế được xóa bỏ khi EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8/2020. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong 8 tháng năm 2021 đã tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Phạm vi của EVFTA rất rộng, bao gồm thương mại dịch vụ, mua sắm chính phủ và các luồng đầu tư. Hiệp định Bảo hộ Đầu tư của EU-Việt Nam cũng đã được ký kết sẽ giúp tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam khi Hiệp định này được thực thi.

Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), sẽ thực hiện từ ngày 1/1/2022. (15 quốc gia RCEP gồm 10 quốc gia ASEAN, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand). Việt Nam đã phê chuẩn hiệp định RCEP, do đó sẽ được

126

hưởng lợi ngay từ ngày thực hiện RCEP. Hiệp định RCEP bao gồm nhiều lĩnh vực:

thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ và mua sắm chính phủ.

"Chúng tôi đánh giá rủi ro bên ngoài bao gồm áp lực lạm phát toàn cầu dai dẳng, tiếp tục thắt chặt tiền tệ và suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn dự kiến của các đối tác thương mại chính của Việt Nam như Châu Âu, Hoa Kỳ.. cũng như sự gián đoạn liên tục trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tình trạng này có thể kéo dài và trầm trọng hơn tại châu Âu do nguồn cung cấp khí đốt bị hạn chế và giá năng lượng cao", ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định.

Càng khó khăn hơn cuộc đua tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đang khiến tốc độ tiêu dùng, sản xuất chậm lại, đồng thời tạo sức ép rất lớn lên việc thực hiện chính sách tiền tệ. Theo ông Bill Winters - Tổng Giám đốc toàn cầu Ngân hàng Standard Chartered, sức cầu bên ngoài chững lại trong khi điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt gây ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND.

“Chu kì kinh tế có ảnh hưởng đến Việt Nam hay không?” đang là thắc mắc của rất nhiều sinh viên chuyên ngành kinh tế. Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Trong 3 năm trở lại đây Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển.

Số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, nhiều tín hiệu tích cực của đà phục hồi kinh tế 6 tháng đầu năm. Cụ thể: Tăng trưởng GDP quý II năm 2022 ước tính đạt 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021. GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ 2 năm trước. Cả nước có 76.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu hút vốn FDI đạt mức tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm qua, vượt con số 14 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu gần chạm mốc 186 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu dưới mức 185 tỷ USD, thặng dư thương mại 710 tỷ USD....

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm 5,5% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn đồng thời cam kết giảm phát thải khí metan xuống 30% và ngăn chặn nạn phá rừng vào năm 2030 đồng thời đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050. Chứng tỏ chu kì kinh tế cũng ảnh hưởng tới Việt Nam như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, chu kỳ khủng hoảng diễn ra.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) áp dụng lý thuyết về thất nghiệp để phân tích tình hình thất nghiệp của việt nam trong 3 năm qua theo nhóm, chính phủ nên có những giải pháp gì (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)