Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2025 2027 2030 Tỷ lệ thất
nghiệp (%) 2,29 2,22 2,19 2,17 2,48 3,22 2,65 2,50 2,30 2,20 2,25 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi đến năm 2030 (%)
Dự báo của NCIF cũng cho thấy, mặc dù thị trường lao động Việt Nam đang dần khởi sắc trong giai đoạn cuối 2021, đầu 2022 khi tỷ lệ tiêm chủng được mở rộng trong toàn dân. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi trong năm 2022 và năm 2023 được dự báo tuy sẽ giảm dần nhưng vẫn ở mức cao hơn giai đoạn trước khi dịch bệnh xuất hiện. Cụ thể, tỷ lệ này trong năm 2022 và 2023 sẽ lần lượt là 2,65% và 2,5%, và sau đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm dần trong trung hạn, cho thấy sự khởi sắc trở lại của thị trường lao động.
Kịch bản thấp Kịch bản trung bình Kịch bản cao
Năm 2022 6,20 6,70 7,20
Năm 2023 6,80 7,03 7,20
Giai đoạn 22-27 6,50 6,95 7,13
138
Các kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022, 2023 và trong trung hạn 2022-2027 (%)
Trong ngắn hạn, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ hồi phục trong xu thế hồi phục chung của nền kinh tế toàn cầu, mặc dù những lo ngại về biến chủng virus mới có thể làm chệch hướng phục hồi, làm gia tăng lạm phát, giá cả hàng hóa, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 dự báo sẽ trong khoảng từ 4,3- 4,9%, đặc biệt đến từ sự phục hồi nhanh của những khu vực và nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc,…, các đối tác đầu tư và thương mại lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do phát huy tích cực, là nhân tố hỗ trợ kinh tế Việt Nam phục hồi tốt hơn trong năm 2022 và trong trung hạn. EVFTA đã cho thấy tác động khá mạnh đối với xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU kể từ khi hiệp định này chính thức có hiệu lực. Sau 1 năm thực thi EVFTA, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU tăng 11,9% so với cùng kỳ. Trong nước, việc phủ rộng vắc xin cho phép hy vọng Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có độ phủ vắc-xin cao trên thế giới, tạo nền tảng cho kinh tế Việt Nam có cơ hội mở cửa phục hồi kinh tế. Đồng thời, dịch bệnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tái cơ cấu, thay đổi mô hình kinh doanh, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới.
Tuy nhiên, quá trình hồi phục tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022-2023 còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Sự xuất hiện của các biến chủng mới vẫn tiếp tục là một rủi ro đối với nền kinh tế. Kinh tế thế giới và các nước đối tác quan trọng chưa thực sự thoát khỏi khó khăn, quá trình phục hồi không vững chắc và chứa đựng nhiều rủi ro khiến triển vọng gia tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư và quá trình phục hồi các chuỗi cung ứng đối với Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Dư địa để Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn còn nhưng không quá nhiều trong năm tới. “Sức khỏe” của doanh nghiệp không dễ dàng hồi phục ngay sau thời gian dài khó khăn. Các rủi ro tài chính, nhất là rủi ro nợ xấu vẫn hiện hữu và có thể gia tăng.
Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022-2027 theo kịch bản cơ sở: tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt
khoảng 6,95% trung bình giai đoạn. Kịch bản này khi nền kinh tế Việt Nam hồi phục cùng kinh tế thế giới, nhưng vẫn còn nhiều rủi ro từ tình hình địa chính trị, những biến thể virus mới, mặc dù không làm đình trệ các hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế như trong giai đoạn 2020-2021 nhưng cũng là yếu tố cản trở đà phục hồi kinh tế và dòng thương mại toàn cầu, gây tăng giá hàng hóa và dịch vụ.
Nếu trong trạng thái tốt hơn, khi bệnh dịch hoàn toàn được khống chế, tạo điều kiện kinh tế thế giới hồi phục ổn định thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, dự kiến 7,13% trung bình giai đoạn 2022- 2027. Nhưng ngược lại, nếu kinh tế thế giới cũng như trong nước tiếp tục phải đối mặt với tình trạng dịch bệnh, phát sinh những biến thể mới, những cuộc khủng hoảng địa chính trị tiếp tục xảy ra, khi đó tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2022-2027 khoảng 6,5%.
Từ tình hình kinh tế xã hội nêu trên cho thấy kinh tế tăng trưởng qua các năm trong tương lai, số doanh nghiệp tăng nhanh, chất lượng nguồn lực lao động từng bước được nâng lên, việc làm của người lao động được bảo đảm, tỉ lệ thất nghiệp giảm mạnh, chất lượng việc làm ngày càng tăng.
3.4.2. Đề xuất giải pháp giảm tỉ lệ thất nghiệp của nhóm Về phía nhà nước:
Tăng cường sử dụng các nguồn vốn đầu tư (chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia, vay thêm nước ngoài) để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng, làm thuỷ lợi, giao thông, thủy điện...
Tạo công ăn việc làm mới cho lao động mất việc ở khu vực sản xuất kinh doanh, nới lỏng các chính sách tài chính, cải cách thủ tục hành chính, tránh lằng nhằng, lòng vòng nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Khuyến khích, động viên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp cho họ nguồn vay hợp lý để trang bị, cải tiến máy móc phục vụ mở rộng, đẩy mạnh sản xuất.
Khuyến khích sử dụng nguồn lao động là nữ, người tàn tật. Quan tâm hỗ trợ các cơ sở sản xuất của người khuyết tật và thương binh. Đầu tư phát triển ở những
140
vùng trung du, miền núi, các vùng quê còn nhiều khó khăn để phân bổ nguồn nhân công.
Hỗ trợ một phần kinh phí cho lao động thuộc diện chính sách ưu đãi, đối tượng yếu thế trong xã hội.
Tập trung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi suất ưu đãi phù hợp.
Thực hiện chính sách gia hạn hoặc miễn giảm thuế, phí, tiền thuê mặt bằng, giảm giá điện, nước, xăng, cước viễn thông,… cho các đối tượng thất nghiệp.
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của công nhân, người lao động để họ thấy rõ việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vừa là quyền lợi, vừa là yêu cầu để đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội.
Với tình trạng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, Nhà nước nên tổ chức các chương trình đào tạo lại để nâng cao chuyên môn và kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển sâu rộng.
Chính phủ có thể đầu tư gói kích cầu 5-6 tỉ USD để tăng cường đầu tư, kích thích phát triển sản xuất ở những lĩnh vực để tạo nhiều công ăn, việc làm, cùng các hoạt động xúc tiến để mở rộng thị trường, hỗ trợ sản xuất ở nông thôn.
Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cho vay đối với người lao động đi xuất khẩu, theo đó người lao động đi xuất khẩu lao động không thuộc diện chính sách được vay tối đa là 20 triệu đồng mà không yêu cầu thế chấp tài sản.
Về phía doanh nghiệp:
Với tình hình việc làm hiện nay, doanh nghiệp cần quan tâm, phối hợp để thực hiện các chương trình, chính sách thu hút lao động trẻ có tính năng động, sáng tạo, nhất là những sinh viên mới tốt nghiệp và chưa tìm được việc làm, sẵn sàng tuyển dụng họ vào công ty để đào tạo bài bản, thay thế dần các khâu đang bị thiếu hụt nguồn lao động.
Đối với người lao động:
Người lao động cần tự nâng cao chuyên môn, kỹ thuật cả bản thân. Khi có điều kiện và cơ hội, bản thân nên chủ động học hỏi, tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới để nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm của mình. Đó là cách giúp người lao động tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và thăng tiến trong công việc, đồng thời tăng thu nhập cá nhân.
Người lao động nên tích cực tham gia bảo hiểm thất nghiệp để khi họ mất việc làm sẽ có một khoản tiền trang trải cho cuộc sống và có cơ hội tìm một công việc mới. Hơn nữa, bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ người lao động học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm (Điều 42 Luật việc làm 2013).
142